THUỶ ĐỨC CHI THUỶ SỰ THỐNG THƯỢNG PHÁP
Cải cách chế độ và hình phạt của triều Tần
(kì 2)
Để kiến
lập một chế độ pháp luật thống nhất, Tần Thuỷ Hoàng đã “minh pháp độ, định luật
lệnh” 明法度, 定律令 (làm rõ pháp độ, quy định luật lệnh) (Sử kí – Lí Tư liệt truyện 史记 - 李斯列传), đối với Tần luật vốn có từ trước tiến hành tu đính,
ban hành pháp lệnh thống nhất trong toàn quốc. Tần luật sau khi tu đính, hiện
đã thất lạc, không cách gì hiểu được toàn bộ diện mạo của nó. Nhưng từ những
ghi chép hiện tồn cùng bộ phận Tần luật khai quật được, vẫn có thể thấy được đặc
điểm tàn khốc của nó.
Năm
1975 tại Thuỵ Hổ Địa 睡虎地 huyện Vân Mộng 云梦 tỉnh Hồ Bắc 湖北 khai
quật được hơn 1000 Tần giản 秦简 (thẻ giản đời Tần), đa số là văn thư về pháp luật đời
Tần, đại khái viết vào khoảng cuối thời Chiến Quốc đến đầu triều Tần. Điều mà
nó phản ánh là một số nội dung pháp luật từ lúc Tần Vương Doanh Chính kế vị trở
về sau cho đến thời gian đầu lúc Tần thống nhất. Điều văn pháp luật mà Tần giản
sao lục, chỉ là một bộ phận nhỏ của Tần luật, nhưng luật danh lên đến 29 loại,
cho thấy rõ chủng loại Tần luật rất nhiều. Phương diện mà luật văn này đề cập tương đối rộng, bao gồm:
Nông điền khẩn chủng 农田垦种 (canh tác khai khẩn điền địa)
Sơn lâm bảo hộ 山林保护 (bảo
hộ núi rừng)
Mục súc tự dưỡng 牧畜饲养 (chăn
nuôi súc vật)
Lương thảo quản lí 粮草管理 (quản lí lương thảo)
Hoá tệ lưu thông 流通货币 (lưu
thông hoá tệ)
Vật tư quản lí 物资管理 (quản lí vật tư)
Thủ công nghiệp sinh sản 手工业生产 (sản xuất thủ công nghiệp)
Dao dịch trưng phát 徭役征发 (trưng
tập lao dịch)
Hình đồ sử dụng 刑徒使用 (sử
dụng hình phạt tù tội)
Quân tước thưởng tứ 军爵赏赐 (ban thưởng quân tước)
Quan lại nhậm dụng 官吏任用 (bổ nhiệm và sử dụng quan lại)
Bảo cử tử đệ 保举子弟 (bảo
đảm tiến cử con em)
Tùng quân lao tích 从军劳绩 (công
lao lúc đi lính)
Phủ khố thu tàng 府库收藏 (việc
thu thập cất giữ ở các kho)
Phó tịch pháp quy 傅籍法规 (pháp
quy đăng kí vào sổ bộ)
Trưng phát thú biên 征发戍边 (trưng
tập điều động đi lính nơi biên giới)
Cả việc hạn chế đối với du sĩ,
cùng với việc bình ổn sản suất thủ công nghiệp mà quan lại kinh doanh. Nội dung
luật văn rất rõ ràng, quy định cụ thể, có loại dường như rất nhỏ nhặt chi tiết.
Đơn cử 1 ví dụ, như “Cứu uyển luật” 廐苑律 quy định:
Cứ mỗi tháng 4, tháng 7. tháng 10, tháng
Giêng bình chọn trâu cày, đủ một năm, vào tháng Giêng cử hành khảo hạch, nếu
thành tích tốt sẽ thưởng cho viên tiểu lại nắm giữ việc thuế khoá, dao dịch và
nông sự 1 vò rượu, 10 miếng thịt khô, miễn trừ người chăn nuôi 1 lần dao dịch,
ban thưởng quan lại cấp thấp 30 ngày công. Thành tích kém, chỉ trích viên tiểu
lại, phạt người nuôi trâu 2 tháng công. Nếu trâu dùng vào việc cày cấy, vòng bụng
của trâu giảm đi, cứ giảm 1 thốn thì sẽ đánh gậy người chủ 10 lần. Và cũng cử
hành khảo hạch trong làng, nếu thành tích tốt sẽ thưởng quan lại cấp thấp 10
ngày công, nếu thành tích kém sẽ bị đánh 30 gậy.
Những điều luật loại như vậy làm quy phạm pháp luật cho sinh hoạt xã hội,
sinh hoạt kinh tế, trong Tần giản đâu đâu cũng có. Tần luật này, bất luận là chủng
loại của nó, hay là chi tiết luật văn, đều thể hiện đặc điểm là “phồn” 繁 (nhiều),
điều đó cho thấy rõ sự thể hiện Tần luật là ý chí của kẻ thống trị nhà Tần,
quán triệt toàn diện các phương diện sinh hoạt xã hội, đồng thời hình thành một
hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống.
Một đặc
điểm khác của Tần luật là nổi tiếng về “khốc” 酷.
Hạt nhân của Tần luật là hình pháp. Nó thừa tập ngũ hình thời Thương Chu, tức mặc
墨, tị 劓, phí 剕, cung 宫, đại tịch 大辟, đồng thời trên cơ sở đó lại phát triển thêm. Ngũ
hình có thể quy nạp làm 2 loại là tử hình và nhục hình. Hình phạt của triều Tần
bao gồm tử hình 死刑, nhục hình 肉刑, phạt tác 罚作, thiên hình 迁刑 và thục hình 赎刑, tổng cộng 5 loại.
Mỗi loại căn cứ vào phương pháp luận tội khác nhau, lại có thể phân ra một số
hình chủng bất đồng khác.
Loại 1 tử hình 死刑: Thấy ghi chép trong sử thư, chỉ có hình danh tức có
thể phân ra làm trảm 斩, lục 戮, trách矺, xa liệt 车裂, khí thị 弃市, kiêu thủ 枭首, yêu trảm 腰斩, sinh mai 生埋, tứ tử 赐死, di tộc 夷族là 10 loại.
Trảm 斩: chỉ chém đầu,
như thời triều Tần, người bị dao dịch vùng biên đến không đúng thời gian mà phủ
quan quy định, “pháp giai trảm” 法皆斩 (Sử kí – Trần
Thiệp thế gia 史记 - 陈涉世家), tức xử tội
chém đầu.
Lục 戮: cũng là cực hình chém đầu, nhưng phương pháp thụ
hình khác nhau. Tần giản “Pháp luật đáp vấn” 法律答问 có ghi, lục” 戮chỉ “sinh lục (lục),
lục (lục) chi dĩ nãi trảm chi” 生翏 (戮), 翏 (戮) 之已乃斩之, tức là trước
tiên thi hành hình nhục thị chúng, sau đó mới xử chém đầu. Tần Nhị Thế 秦二世 từng
áp dụng hình phạt này, đem “lục công tử lục tử vu Xã” 六公子戮死于社 (Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ 史记 - 秦始皇本纪)
Trách 矺: cũng xưng là “kiệt” 磔,
“xa liệt” 车裂, “thể giải” 体解. Đây là khốc hình
xé xác ở thời cổ, Tần Vương Doanh Chính 秦王嬴政dùng theo chưa phế bỏ. Như Tần Thuỷ Hoàng năm thứ 20 (năm 227 trước
công nguyên), Kinh Kha 荆轲 thích Tần Vương thất bại, bị xử “thể giải”. Thời Tần
Nhị Thế, lại có “thập công chúa trách tử vu Xã” 十公主矺死于社 (Sử kí – Lí Tư liệt truyện 史记 - 李斯列传). Cuối đời Tần, Tống Lưu 宋留đầu
hàng quân Tần cũng bị Tần xử hình phạt “xa liệt”.
Kiêu thủ 枭首: chém đầu rồi treo trên cây, thấy ở những ghi chép thời
Tần Vương Doanh Chính. Đương thời, Tần dẹp phản loạn Lao Ải 嫪, bè đảng 20 người bị xử kiêu thủ.
Khí thị 弃市: xử tử ở chợ trước mặt mọi người, cùng loại cổ hình
“trảm yêu”, loại trước như “kẻ nào dám bàn về “Thi” “Thư” thì khí thị (Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ史记 - 秦始皇本纪); loại sau như Lí Tư 李斯 luận về yêu trảm
ở chợ Hàm Dương 咸阳.
Tứ tử 赐死 và di tộc 夷族 cũng
là loại hình phạt cũ của nước Tần. Thời Tần Nhị Thế, Triệu Cao 赵高 lập
mưu sát hại Phù Tô 扶苏, chính là “tứ kiếm dĩ tự tài” 赐剑以自裁 (ban
kiếm để tự liệu) (Sử kí – Lí Tư liệt truyện
史记 - 李斯列传). Sau khi Lí Tư bị giết, gia tộc của ông bị “di tam tộc”
(Sử kí – Lí Tư liệt truyện 史记 - 李斯列传).
Sinh mai 生埋 (chôn sống): cũng gọi là “khanh sát” 坑杀, thấy ở Tần giản “Pháp luật vấn đáp”. Tần Thuỷ Hoàng
năm thứ 35 (năm 212 trước công nguyên), hơn 460 Nho sinh phạm cấm, đều bị
“khanh sát” ở Hàm Dương..... (còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 09/10/2019
Nguyên tác Trung văn
THUỶ ĐỨC CHI THUỶ
SỰ THỐNG THƯỢNG PHÁP
水德之始 事统上法
Trong quyển
TẦN HÁN SỬ THOẠI
秦汉史话
Tác giả: Phan Quốc Cơ 潘国基
Bắc Kinh: Trung Quốc quốc tế quảng bá xuất bản xã,
2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật