THUỶ ĐỨC CHI THUỶ SỰ THỐNG THƯỢNG PHÁP
Cải cách chế độ và hình phạt của triều Tần
(kì 3)
Loại 2 nhục hình 肉刑: đây là loại hình phạt tàn hại chi thể, bao gồm kình,
tị, ngoạt, si, cung, nguyên vốn là hình phạt thường thấy ở thời Thương Chu, triều
Tần vẫn sử dụng rộng rãi loại hình phạt này.
Kình 鲸: thích khắc bôi mực lên trán, tức “mặc hình” 墨刑. Trong Tần giản “Pháp luật vấn đáp” có hình phạt
“kình dĩ vi thành đán” 鲸以为城旦, người thụ hình
không chỉ chịu nhục hình mà còn phải đi làm lao dịch xây thành. Năm Tần Thuỷ
Hoàng thứ 34 (năm 213 trước công nguyên), Lí Tư tấu thỉnh thiêu đốt “Thi”
“Thư”, lệnh cho 30 ngày mà không đốt sẽ “kình vi thành đán” 鲸为城旦 (thích chữ lên trán, đưa đi xây Trường thành), chính
là tập dụng loại hình phạt này. Theo ghi chép trong Sử kí – Trương Nhĩ Trần Dư liệt truyện 史记 - 张耳陈馀列传, Phạm Dương
范阳 triều
Tần ra lệnh “kình nhân chi thủ, bất khả thắng số” 黥人之首, 不可胜数 (người bị thích chữ lên trán, nhiều không kể xiết),
có thể thấy đó là hình phạt thường dùng.
Tị 劓: cắt mũi; ngoạt
刖: chặt chân cũng gọi là “ốc túc” 鋈足,
tức “phí hình” 剕足, “trảm tả chỉ” 斩左止 (1) đều là
khốc hình tàn hại chi thể. Trong Diêm thiết
luận – Chiếu thánh thiên 盐铁论 - 诏圣篇 có nói: Tần Thuỷ
Hoàng “nhậm hành tất tru, tị tị doanh loa, đoạn túc doanh xa” 任刑必诛, 劓鼻盈蔂, 断足盈车 (lạm
dụng hình phạt, thực hiện nghiêm tru sát, mũi bị cắt chứa đầy giỏ, chân bị chặt
chất đầy xe) cũng là 2 loại hình phạt thường thấy.
Cung hình 宫刑: cũng gọi là “hủ hình” 腐刑,
đàn ông thì “cát thế” 割势, đàn bà thì “u bế” 幽闭, là loại hình phạt phá hoại sinh thực khí. Như Tần
thuỷ Hoàng lấy “ẩn cung đồ hình giả thất thập dư vạn nhân” 隐宫徒刑者七十余万人 (hơn bảy mươi vạn người chịu tội đồ và tội thiến ở ẩn
cung (theo bản dịch của Trần Quang Đức - ND) (*) (Sử kí – Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ史记 - 秦始皇本纪) chia ra đi xây dựng cung A Bàng 阿房 và
lăng mộ ở Li sơn 骊山.
Si 笞: đánh roi. Si hình là loại nhục hình tương đối nhẹ
trong số các nhục hình, nhưng “Tần giản” ở Vân Mộng có chép điều “thục si” 熟笞, tức việc người bị đánh đến chết hoặc tàn phế khó mà
tránh được.
Loại 3 phạt tác 罚作: tức hình phạt
lao dịch. Đây là đối với người phạm tội nhẹ lấy lao dịch làm hình phạt. Phạt
tác hình có thể phân ra làm mấy loại như sau:
- Khôn kiềm vi thành đán, thung 髡钳为城旦, 舂: “khôn kiềm” tức gọt tóc đồng thời gia thêm hình cụ,
nam thì làm thành đán tức xây thành, nữ thì làm thung tức giã gạo.
- Hoàn thành đán, thung 完城旦, 舂: “hoàn” tức không bị gọt tóc, chỉ phục vụ lao dịch
xây thành, giã gạo.
- Quỷ tân 鬼薪, bạch xán 白粲: nam làm quỷ
tân tức lấy củi dùng cho việc thờ cúng, nữ thì bạch xan tức chọn lựa gạo dùng
cho việc thờ cúng.
- Tư khấu 司寇, tác như tư
khấu 作如司寇: “tư khấu” tức 伺 寇 (tứ
khấu), đàn ông bị phạt đi vùng biên giới lao dịch, đồng thời phòng ngự ngoại khấu,
nữ cũng lao dịch như tư khấu, nhưng không ra nơi biên giới.
- Thú phạt tác 戍罚作, phục tác 复作: nam “thú phạt tác” tức ra biên giới phục vụ lao dịch;
nữ “phục tác” tức lao dịch tại phủ quan.
Thời
gian thụ hình của các loại phạt tác hình nêu trên, do bởi hạnh chế về sử liệu
nên không có cách nào xác định. Nhưng “Hán thừa Tần chế”, thời gian đầu Huệ Đế 惠帝 lên
ngôi, phạt tác vẫn thi hành. Hán thư – Huệ
Đế kỉ 汉书 - 惠帝纪 chú dẫn lời của Ứng Thiệu 应劭,
thành đán, thung là “tứ tuế hình” (hình phạt 4 năm), quỷ tân, bạch xán “giai
tam tuế hình” (đều là hình phạt 3 năm). Khôn kiềm thành đán, thung nặng hơn
thành đán, thung, thời gian thụ hình từ 4 năm trở lên, trong Hán cựu nghi nói
là “giai tác ngũ tuế” (đều là 5 năm). Còn tư khấu, tác như tư khấu “giai tác nhị
tuế” (đều là 2 năm). Thú phạt tác, phục tác là nhẹ nhất, thời gian thụ hình
“giai nhất tuế đáo tam nguyệt” (đều từ 1 năm xuống còn 3 tháng). Đầu đời Hán thừa
tập hình chế của Tần, thời gian thụ hình các loại phạt tác của triều Tần đại
khái đầu đời Hán phỏng theo.
Loại 4 thiên hình 迁刑: cũng gọi là “tỉ
hình” 徙刑 tức
đi đày. Đây là hình phạt đưa người có tội đày ra vùng biên viễn. Như nhà Tần
sau khi dẹp phản loạn Lao Ải 嫪毐, đã đem xá nhân của
y hơn 4000 nhà bị đưa đi Phòng Lăng 房陵. Ba năm sau, Lã Bất
Vi 吕不韦uống rượu độc tự sát, xá nhân của ông ta bị đưa đi
Phòng Lăng cũng không phải là ít. Tần Thuỷ Hoàng năm thứ 33 (năm 214 trước công
nguyên), triều Tần phía bắc đuổi Hung Nô, từ Du Trung 榆中 (nay là vùng Y
Kim Hoắc Lạc Kì 伊金霍洛旗 của
Nội Mông), đến khu vực Âm sơn 阴山 (nay là
phía bắc thành phố Bao Đầu 包头 Nội Mông), kiến lập 44 huyện, đồng thời dời những lại
dân có tội đến đó.
Loại 5 thục hình 赎刑: đây là hình thức
phổ thông giao nộp tài vật nhằm chuộc tội, mượn đó để giảm miễn hình phạt.
Trong Tần giản ở Vân Mộng, có ghi chép về thục tử 赎死,
thục cung 赎宫, thục thiên 赎迁, thục kình 赎黥, thục nại 赎耐, tức từ nại hình 耐刑 (**) đến tử hình đều có thể dùng tài vật để chuộc tội. Số
lượng tài vật mà thục hình giao nộp, hiện không có cách nào biết rõ được, đại
khái là lấy tội hình nặng nhẹ làm căn cứ. Theo Tần giản “Tư không luật”, phàm
những người không đủ sức giao nộp tài vật để chuộc tội, cho phép lấy hình thức
phục vụ lao dịch để bù. Nhưng bất luận áp dụng thục hình hình thức nào, điều mà
Tần luật bảo hộ đó là lợi ích của quý tộc quan liêu. Ví dụ như Tần luật quy định,
thủ lĩnh của dân tộc thiểu số thuộc Tần, quý tộc tông thất không có tước vị, nếu
có tội có thể hưởng hữu thục miễn, hoặc ưu đãi giảm nhẹ thục hình (2).
Lại như, người có tước “công sĩ” 公士 (***), lấy
lao dịch để chuộc, cho phép không phải mặc quần áo tù, không đeo hình cụ. Bảo tử
trở lên mà phạm tội, người tại phủ quan lao dịch để chuộc tội, có thể không cần
giám quản, vả lại còn được lấy người có tuổi tương đương để thay làm lao dịch.
Nhìn chung địa chủ có thể dùng nô lệ, trâu ngựa để bù vào (3). Thục
hình đối với nông dân bần khổ, không chỉ không đủ sức giao nộp tài vật để chuộc
tội dù lấy lao dịch để chuộc, cũng không có quyền hưởng thụ các loại ưu đãi nói
trên.
Hình
pháp triều Tần nghiêm khốc, hình chủng nhiều, là công cụ bạo lực để kẻ thống trị
áp bức nhân dân, trấn áp thế lực phản đối. Đối với việc ủng hộ quyền uy hoàng đế,
nó bảo hộ lợi ích của giai cấp thống trị, củng cố chính quyền, đều có tác dụng
tích cực. Tần Thuỷ Hoàng vừa mới thống nhất toàn quốc, đầu tiên mượn thuyết
“ngũ đức” từ thần hoá hoàng quyền, đến pháp chế cưỡng hoá hoàng quyền hai
phương diện khác nhau, để tăng cường sự thống trị chế độ tập quyền trung ương.
Đó chính là nguyên nhân sở tại Tần Thuỷ Hoàng chuộng pháp sở dĩ “triều thánh” 朝圣 (****)
Trâu Diễn, thuyết “ngũ đức chung
thuỷ” đã lọt vào mắt xanh. (hết)
Chú của
nguyên tác
1- “Ốc túc” 鋈足, “trảm tả chỉ” 斩左止, thấy ở Tần giản “Pháp luật đáp vấn”.
2- Tham duyệt Vân Mộng Tần giản “Pháp luật đáp vấn”
3- Tham duyệt Vân Mộng Tần giản “Tư không luật”
Chú của người
dịch
*- Về câu “ẩn
cung đồ hình giả thất thập dư vạn nhân” 隐宫徒刑者七十余万人, có tư
liệu giải thích rằng:
“Ẩn
cung” 隐宫 là
nơi mà quan viên trong cung nhậm chức cư trú, do bởi vị trí ở vào nơi tương đối
vắng vẻ cho nên gọi là “ẩn cung”. Dùng “ẩn cung” để chỉ quan viên nhậm chức.
“Đồ” 徒 thời
Tiên Tần có ý nghĩa là bộ binh, sĩ binh.
Như vậy
cả câu được ngắt là: “Ẩn cung, đồ, hình giả thất thập dư vạn nhân” 隐宫, 徒, 刑者七十余万人 có
nghĩa “quan viên trong cung, quân đội và tù phạm hơn 70 vạn người”, và cũng có
thể ngắt câu là “ẩn cung, đồ hình giả thất thập dư vạn nhân” 隐宫, 徒刑者七十余万人, “đồ hình giả”
徒刑者3 chữ hợp lại giải thích là “sĩ binh bị tội”, chính là
sĩ binh của 6 nước chiến bại bị bắt.
**- Nại hình 耐刑: một trong những
hình phạt của triều tần, cưỡng chế gọt tóc mai và râu, tóc trên đầu để lại. Nại
hình耐刑nhẹ hơn khôn hình 髡刑.
***- Công sĩ 公士: là cấp tước đầu
tiên trong 20 cấp ở thời Tần, tức cấp thấp nhất. Người dân có được cấp này vẫn
phải phục vụ lao dịch, chỉ là thân phận hơn người không có tước một chút.
****- Triều
thánh 朝圣: triều bái thánh tượng, ở đây ý nói sùng bái.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 10/10/2019
Nguyên tác Trung văn
THUỶ ĐỨC CHI THUỶ
SỰ THỐNG THƯỢNG PHÁP
水德之始 事统上法
Trong quyển
TẦN HÁN SỬ THOẠI
秦汉史话
Tác giả: Phan Quốc Cơ 潘国基
Bắc Kinh: Trung Quốc quốc tế quảng bá xuất bản xã,
2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật