CÂU “ẨN CUNG ĐỒ HÌNH GIẢ THÂT THẬP DƯ VẠN
NHÂN”
GIẢI THÍCH CÓ SỰ SAI LẦM
(tiếp theo)
Thời Tần
Hán, bất luận là “hoạn nhân” 宦人 “hoạn tịch” 宦籍 hay “hoạn quan” 宦官 đều không có
nghĩa là thái giám. Chúng ta thường nói một người nào đó sinh ra trong một gia
đình quan hoạn, không phải là nói người đó sinh ra trong một gia đình thái giám
làm quan, mà là sinh ra trong một gia đình làm quan. Cho nên, từ “hoạn” 宦 bất
luận là vào thời Tiên Tần hay hiện đại đều không có nghĩa là thái giám, không
phải là đại danh từ chỉ việc bị thiến. Đương thời, người bị cung hình gọi là 奄人 (yêm
nhân) hoặc 阉人 (yêm nhân), yêm nhân nhậm chức trong cung được gọi là
宦奄 (hoạn
yêm) hoặc 宦阉 (hoạn
yêm), định nghĩa vô cùng rõ ràng. Cho nên, “vi hoạn giả” của Từ Quảng không phải
là thái giám. Còn từ “ẩn cung” là chỉ nơi quan viên nhậm chức trong cung cư
trú, do bởi ở vào chỗ tương đối xa vương cung, cho nên gọi là “ẩn cung”. Dùng
nó để chỉ thay, là chỉ quan viên nhậm chức trong cung.
Tiếp
theo chúng ta xem xét từ “đồ hình” 徒刑. “Hình đồ” 刑 徒 và “đồ hình” 徒刑 không thể lẫn lộn
được. Chỉ tù phạm hoặc người bị tội phải là chữ “hình” 刑 trước chữ “đồ” 徒sau, gọi là “hình đồ” 刑.
Như trong Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ 秦始皇本纪 có câu “sử hình đồ tam thiên nhân giai phạt
Tương Sơn thụ” 使刑徒三千皆伐湘山树(sai 3000 tội nhân đi chặt cây ở Tương sơn).
“Đồ” 徒thời Tiên Tần có nghĩa là bộ binh, sĩ binh. Trong Thi kinh 诗经 có
câu:
Công đồ tam vạn
公徒三万
(Lỗ Hi Công thống lĩnh 3 vạn bộ binh)
ở đây chỉ quân đội 3 vạn người. Trong Tả truyện 左传 cũng có câu:
Suất đồ dĩ vãng
率徒以往
(Dẫn quân đội tiến lên)
Và trong Lễ kí 礼记:
Ngũ thập bất vi tuần đồ
五十不为旬徒
(50 tuổi trở lên không phục vụ binh dịch)
“Đồ” ở đây đều có nghĩa là quân đội, sĩ binh.
Nếu đã
lí giải chữ “đồ” như vậy, thì ý nghĩa rất rõ ràng. Có thể ngắt câu là:
Ẩn cung, đồ, hình giả thất thập dư vạn
nhân
隐宫,
徒, 刑者七十余万人
Ý nghĩa là:
Quan viên
trong cung, quân đội và tù phạm hơn 70 vạn người (1)
Cũng có thể ngắt câu là:
Ẩn cung, đồ hình giả thất thập dư vạn
nhân
隐宫,
徒刑者七十余万人
“đồ hình giả” 徒刑者3
chữ hợp lại giải thích là “sĩ binh bị tội”, chính là sĩ binh của 6 nước chiến bại
bị bắt.
Cho dù
là 2 chữ “đồ hình” 徒刑 ngắt
ra hoặc hợp lại để lí giải, 2 chữ đó đều không thể giải thích thích một cách
đơn giản là tội phạm hình sự. các thiên chương khác trong Sử kí cũng có thể chứng minh cho điểm này. Ví dụ:
1- Trong
Sử kí nhiều lần gọi 70 vạn người đi
xây lăng ở Li sơn và xây cung A Bàng là “đồ” 徒,
mà không phải là “hình” 刑. Trong Tần Thuỷ Hoàng bản kỉ, Thiếu phủ Chương
Hàm 章邯 đề
nghị với Tần Nhị Thế:
Li sơn đồ đa, thỉnh xá chi, thụ binh dĩ
kích chi.
骊山徒多请赦之授兵以击之
(Người lao dịch ở Li sơn đông, xin tha họ, trao cho họ
binh khí để đánh giặc)
Trong Trần Thiệp
thế gia 陈涉世家:
Tần lệnh Thiếu phủ Chương Hàm miễn Li sơn đồ,
nhân nô sản tử sinh, tất phát dĩ kích Sở đại quân, tận bại chi.
秦令少府章邯免骊山徒, 人奴产子生, 悉发以击楚大军, 尽败之
(Tần lệnh
cho Thiếu phủ Chương Hàm xá miễn cho người lao dịch ở Li sơn cùng con cái của
gia nô sinh ra, điều toàn bộ đi đánh đại
quân nước Sở, quân Sở bị đánh bại)
2- Sau
khi Trần Thiệp 陈涉, Ngô Quảng 吴广 khởi sự, Thiếu phủ Chương Hàm 章邯 dẫn một số “đồ”
đi đối kháng lại với quân đội Trần thiệp, những “đồ” này được điều động, họ thiện
chiến đánh giỏi, không chỉ nhanh chóng đánh bại mấy chục vạn quân của Trần Thiệp,
Ngô Quảng, mà còn đánh bại đội quân do con của danh tướng Hạng Yên 项燕 nước
Sở là Hạng Lương 项梁 thống
lĩnh, giết chết Hạng Lương. Có thể thấy những “đồ” này có tố chất quân sự rất tốt,
không hoàn toàn là tội phạm hình sự bình thường.
Bất luận
như thế nào đi nữa, đem câu “ẩn cung đồ
hình giả thất thập dư vạn nhân, phân tác A Bàng cung hoặc tác Li sơn” giải
thích một cách khiên cưỡng là chỉ mấy năm mà đã cung hình mấy vạn nam nhân,
phán xử tổng cộng 70 vạn tội phạm, để có được kết luận là bạo chính, đó là kết
luận sai lầm, cũng là kết luận mà không chịu trách nhiệm. (hết)
Chú của người
dịch
1- Về câu:
Ẩn cung đồ hình giả thất thập dư vạn
nhân
隐宫 徒 刑者七十余万人
Có 2 tư liệu dịch như sau:
- Hơn bảy mươi vạn người chịu
tội đồ và tội thiến ở ẩn cung
(Bản dịch của Trần Quang Đức,
nxb Văn học, 2017, trang 154)
- Những
người bị tội thiến ở Ẩn cung hơn 70 vạn người.
(Bản dịch
của Phan Ngọc, nxb Văn hoá thông tin, 2003, trang 46)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/10/2019
Nguồn
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật