TRUNG THU TIẾT
(kì 2)
Khuynh thành nhân gia tử nữ bất dĩ bần phú
năng tự hành chí thập nhị tam, giai dĩ thành nhân chi nhãn nhãn sức chi, đăng
lâu hoặc trung đình bái nguyệt, các hữu sở triều: nam tắc hữu tảo bộ thiềm
cung, cao phan tiên quế ..... nữ tắc nguyện mạo tự Thường Nga, viên như hạo
nguyệt.
倾城人家子女不以贫富自能行至十二三, 皆以成人之眼眼饰之, 登楼或中庭拜月, 各有所朝: 男则有早步蟾宫, 高攀仙桂 ..... 女则愿貌似嫦娥, 圆如皓月.
(Con
trai con gái các nhà khắp cả thành không phân biệt giàu nghèo, 12, 13 tuổi có
thể tự đi, đều giống như đã trưởng thành, lên lầu hoặc giữa sân bái nguyệt, ai nấy
đều có nguyện vọng: con trai thì mong ước sớm bước lên cung thiềm vin cao cành
tiên quế ..... con gái thì mong ước dung mạo tựa Thường Nga, mặt tròn như trăng
sáng).
Hoạt
động thưởng nguyệt hai triều Minh Thanh thịnh hành không suy, “kì tế quả bính tất
viên” 其祭果饼必圆 (quả
bánh dùng để tế phải tròn). Các nhà đều lập “Nguyệt quang vị” 月光位 (bài
vị mặt trăng), hướng về phương mặt trăng mọc “hướng nguyệt cung nhi bái” 向月供而拜 (hướng
đến mặt trăng mà cúng bái). Lục Khải Hoằng 陆启泓 trong Bắc Kinh mộng hoa kí 北京梦华记 có nói:
Trung thu dạ, nhân gia các trí nguyệt cung
phù tượng, phù thượng thố như nhân lập, trần qua quả vu đình, bính diện hội
nguyệt cung thiềm thố, nam nữ túc bái thiêu hương, đán nhi phần chi.
中秋夜, 人家各置月宫符象, 符上兔如人立, 陈瓜果于庭, 饼面绘月宫蟾兔, 男女肃拜烧香, 旦而焚之.
(Đêm
Trung thu, các nhà lập bài vị mặt trăng, bên trên có hình con thỏ đứng giống
như người, bày hoa quả giữa sân, trên mặt bánh vẽ hình mặt trăng và con thỏ,
nam nữ thắp hương cúng bái nghiêm trang, đến sáng thì thiêu đi.)
Điền
Nhữ Thành 田汝成 trong
Tây hồ du lãm chí dư 西湖游览志余 nói rằng:
Thị tịch, nhân gia hữu thưởng nguyệt chi yến,
hoặc huề bách hồ thuyền, diên du triệt hiểu. Tô đê chi thượng, liên mệ đạp ca,
vô dị bạch nhật.
是夕, 人家有赏月之宴, 或携柏湖船, 沿游彻晓. 苏堤之上, 联袂踏歌, 无异白日.
(Đêm
đó, các nhà đều bày tiệc thưởng nguyệt, có người ngồi thuyền bách hồ, dạo chơi
tới sáng. Trên Tô đê, mọi người cùng nhau hát “đạp ca”, cảnh tượng chẳng khác gì ban ngày)
Dân gian dĩ nguyệt bính tương yêu, thủ đoàn
viên chi nghĩa.
民间以月饼相邀, 取团圆之义
(Dân
gian mời nhau bánh có dạng hình tròn như mặt trăng, lấy ý là đoàn viên)
Phú
Sát Đôn Sùng 富察敦崇 trong
Yên Kinh tuế thời kí 燕京岁时记 nói rằng:
Trung thu nguyệt bính, dĩ Tiền Môn Trí Mĩ Trai
giả, vi kinh đô đệ nhất, tha xứ bất túc thực dã. Trình cung nguyệt nguyệt bính
đáo xứ giai hữu. Đại giả xích dư, thượng hội nguyệt cung lạp thố chi hình.
中秋月饼, 以前门致美斋者, 为京都第一, 他处不足食也. 呈供月月饼到处皆有, 大者尺余, 上绘月宫蜡兔之形.
(Với bánh Trung thu thì bánh của tiệm Trí Mĩ Trai ở Tiền
Môn là đứng đầu ở kinh đô, những nơi khác không ngon. Bánh để cúng trăng thì
nơi nào cũng có. Loại lớn thì lớn cả xích, bên trên có vẽ hình mặt trăng và thỏ.)
Mỗi giới Trung thu, phủ đệ chu môn giai dĩ
nguyệt bính quả phẩm quỹ tặng. Chí thập ngũ nguyệt viên thời, trần qua quả vu
đình dĩ cung nguyệt, tịnh tự dĩ mao đậu, kê quan hoa. Thị thời dã, hạo phách
đương không, thái vân sơ tán, truyền bôi tẩy trản, nhi nữ huyên hoa, chân sở vị
giai tiết dã. Duy cung nguyệt thời nam nhân đa bất khấu bái.
每届中秋, 府第朱门皆以月饼果品馈赠. 至十五月圆时, 陈瓜果于庭以供月, 并祀以毛豆, 鸡冠花. 是时也, 皓魄当空, 彩云初散, 传杯洗盏, 儿女喧哗, 真所谓佳节也. 唯供月时男子多不叩拜.
(Mỗi
khi đến Trung thu tiết, các phủ đệ chu môn đều dùng bánh trái tặng nhau. Đến
ngày 15 trăng tròn, bày dưa quả ra sân để cúng trăng, đồng thời dùng đậu tương
non, hoa mồng gà để cúng. Lúc bầy giờ, trăng sáng trên không, mây cũng vừa tan,
chuyền li mời rượu, nam nữ nói chuyện râm ran, thật đúng là giai tiết. Duy chỉ lúc cúng trăng, đa số nam nhân không
khấu bái.)
Đồng
thời trong hơn 500 năm còn có những hoạt động vui mừng như “thiêu đẩu hương” 烧斗香, “tẩu nguyệt lượng” 走月亮,
“phóng thiên đăng” 放天灯, “điểm tháp đăng” 点塔灯,
“vũ hoả long” 舞火龙, “duệ thạch” 曳石 v.v... trong đó
tập tục thưởng nguyệt và ăn bánh Trung thu, ăn cơm đoàn viên là mãi lưu truyền
đến ngày nay.
Trung
thu tiết là giai tiết truyền thống của Trung Quốc. căn cứ vào những ghi chép
trong sử sách, từ “Trung thu” xuất hiện sớm nhất trong Chu lễ, đến thời Nguỵ Tấn,
có chép:
Dụ Thượng thư trấn Ngưu Hào, Trung thu tịch
dữ tả hữu vi phục phiếm giang.
谕尚书镇牛淆, 中秋夕与左右微服泛江
(Dụ
cho Thượng thư trấn lúc trấn thủ Ngưu Hào, vào đêm Trung thu cùng tả hữu vi phục
thả thuyền trên sông.)
Mãi
đến đầu đời Đường, Trung thu tiết mới thành tiết nhật cố định. Trong Đường thư – Thái Tông kí 唐书 - 太宗记 có ghi:
Bát nguyệt thập ngũ Trung thu tiết
八月十五中秋节
(Ngày
15 tháng 8 là Trung thu tiết)
Trung
thu tiết thịnh hành là bắt đầu từ thời Tống, đến thời Minh Thanh, nó đã nổi tiếng
ngang với Nguyên đán, trở thành một trong những tiết nhật chủ yếu của Trung Quốc.
Trung thu tiết cũng là tiết nhật truyền thống đứng thứ 2 chỉ sau Xuân tiết.
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 12/9/2019
Nguồn
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật