TRUNG THU TIẾT
(kì 1)
Trung
thu tiết còn gọi là Nguyệt tịch 月夕, Trọng thu tiết 仲秋节, Bát nguyệt tiết 八月节,
Truy nguyệt tiết 追月节, Ngoạn nguyệt tiết 玩月节,
Bái nguyệt tiết 拜月节, Nữ nhi tiết 女儿节 hoặc Đoàn viên
tiết 团圆节là tiết nhật văn hoá truyền thống lưu hành ở các dân tộc
tại Trung Quốc cùng các nước trong vòng văn hoá Hán tự, thời gian vào ngày rằm
tháng 8; nhân vào lúc giữa 3 tháng mùa thu, cho nên có tên gọi như thế, cũng có
một số nơi đem Trung thu tiết định vào ngày 16 tháng 8.
Trung
thu tiết bắt đầu vào đầu thời Đường, thịnh hành vào thời Tống, đến thời Minh
Thanh đã trở thành một trong những lễ tiết truyền thống của Trung Quốc nổi tiếng
ngang với Xuân tiết.
Từ
thời cổ, Trung thu tiết đã có tập tục tế nguyệt, bái nguyệt, ăn nguyệt bính,
thưởng thức hoa quế, uống rượu hoa quế, lưu truyền đến nay. Trung thu hình dung
trăng tròn kêu gọi người đoàn viên, gởi gắm lòng nhớ quê hương, cầu mong được
mùa, hạnh phúc, trở thành một di sản văn hoá trân quý đa sắc màu. Trung thu tiết
中秋节 cùng
Đoan Ngọ tiết 端午节, Xuân tiết 春节, Thanh minh tiết 清明节 hợp
xưng là “Trung Quốc tứ đại truyền thống tiết nhật” 中国四大传统节日.
Khởi nguyên của Trung thu tiết
Về
vấn đề khởi nguyên của Trung thu tiết, có nhiều cách nói. Từ “Trung thu” thấy sớm
nhất ở Chu lễ 周礼, trong Lễ kí – Nguyệt lệnh 礼记 - 月令 có
ghi:
Trọng thu chi
nguyệt dưỡng suy lão, hành mi chúc ẩm thực.
仲秋之月养衰老, 行糜粥饮食
(Tháng
Trọng thu nuôi dưỡng những người suy yếu già cả, phân phát cơm cháo đồ ăn thức
uống)
Có
thuyết cho Trung thu tiết khởi nguyên từ hoạt động tế tự của đế vương thời cổ.
Trong Lễ kí 礼记 có nói:
Thiên tử xuân
triều nhật, thu tịch nguyệt
天子春朝日, 秋夕月
(Thiên tử mùa xuân tế nhật, mùa thu tế nguyệt)
“Tịch
nguyệt” chính là tế bái mặt trăng, cho thấy sớm vào thời Xuân Thu, đế vương đã
bắt đầu tế nguyệt, bái nguyệt. Về sau quan lại quý tộc cùng văn nhân học sĩ nối
nhau bắt chước, dần truyền đến dân gian.
Có
thuyết cho khởi nguyên của Trung thu tiết có liên quan đến sản xuất nông nghiệp.
Mùa thu là mùa thu hoạch. Chữ 秋 (thu) giải thích là:
“mùa màng đã chín gọi là thu”. Trung thu tháng 8, nông phẩm và các loại quả đều
chín, để mừng được mùa, biểu đạt lòng vui mừng, nông dân đã lấy ngày “trung
thu” làm tiết nhật. “Trung thu” chính là ý nghĩa giữa mùa thu, tháng 8 âm lịch
là tháng giữa mùa thu, ngày 15 lại là ngày ở giữa tháng này, cho nên Trung thu
tiết có khả năng là tập tục “Thu báo” 秋报 của người xưa truyền lại.
Cũng
có nhà nghiên cứu sử học chỉ ra rằng, khởi nguyên của Trung thu là Đường quân 唐军 (quân Đường) cuối đời Tuỳ vào ngày 15 tháng 8 năm Đại
Nghiệp 大业 thứ
13, Đường quân Bùi Tịch 裴寂 đã lấy ý từ trăng tròn, phát minh thành công bánh
Trung thu, đồng thời phân phát rộng rãi trong quân làm quân lương, giải quyết
thành công vấn đề quân lương phát sinh khi thu hút được một số lượng lớn nghĩa
quân phản Tuỳ.
Sự phát triển của Trung thu tiết
Về
phong tục Trung thu tiết thưởng nguyệt, theo sự suy đoán của các Sử học gia,
lúc ban đầu hưng khởi từ văn nhân cung đình, sau đó truyền đến dân gian. Ở Tí dạ tứ thời ca 子夜四时歌 trong nhạc phủ thời Nguỵ Tấn đã có bài Thu hữu nguyệt 秋有月, miêu tả:
Ngưỡng đầu vọng
minh nguyệt
Kí tình thiên
lí quang
仰头望明月
寄情千里光
(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Gởi tình vào ánh trăng lan xa ngàn dặm)
Thời
Đường, Trung thu thưởng nguyệt, ngoạn nguyệt rất thịnh hành, trong thơ của nhiều thi nhân có những câu thơ vịnh
nguyệt, Trung thu tiết bắt đầu trở thành tiết nhật cố định. Trong Đường thư – Thái Tông kí 唐书 - 太宗记 đã có câu:
Bát nguyệt thập
ngũ Trung thu tiết
八月十五中秋节
(Ngày 15 tháng 8 là Trung thu tiết)
Truyền
thuyết kể rằng, Đường Huyền Tông 唐玄宗nằm mơ thấy mình
lên chơi cung trăng, có được “Nghê thường vũ y khúc” 霓裳羽衣曲, dân gian mới bắt đầu thịnh hành tập tục đón Trung thu tiết.
Thời
Bắc Tống, chính thức định ngày 15 tháng 8 làm Trung thu tiết, đồng thời xuất hiện
các thực phẩm theo tiết, loại nhỏ thì có “tước nguyệt” 嚼月 loại vừa thì có
“tô” 酥và “di” 饴. Mạnh Nguyên Lão 孟元老 trong
Đông Kinh mộng hoa lục 东经梦华录 nói
rằng:
Trung thu dạ, quý giá kết sức đài tạ, dân gian
tranh chiếm tửu lâu ngoạn nguyệt.
中秋夜, 贵家结饰台榭, 民间争占酒楼玩月
(Đêm
Trung thu, nhà quý tộc dựng rạp kết đèn, dân gian thì tranh nhau chiếm chỗ ở tửu
lâu để thưởng trăng)
Và
còn:
Huyền trùng đỉnh phí, cận nội duyên cư dân,
thâm dạ phùng văn sinh vu chi thanh, uyển như vân ngoại. Gian lí nhi đồng, liên
tiêu hôn hí, dạ thị biền điền, chí vu thông hiểu.
弦重鼎沸, 近内延居民, 深夜逢闻笙竽之声, 宛如云外. 间里儿童, 连宵婚戏, 夜市骈阗, 至于通晓.
(Tiếng
đàn dồn dập huyên náo, như mời cư dân gần thành nội, đêm khuya nghe tiếng sênh
tiếng sáo, hệt như ở cảnh tiên. Bọn trẻ suốt đêm chơi trò kết hôn, chợ đêm tụ tập
luôn tới sáng)
Ngô
Tự Mục 吴自牧 trong
Mộng lương lục 梦梁录cũng nói:
Kim phong tiến sảng, ngọc lộ sinh lương, đan
quế hương phiêu, ngân thiềm quang mãn. Vương tôn công tử, phú gia cự thất, mạc
bất đăng nguy lâu, lâm hiên ngoạn nguyệt, hoặc khai quảng tạ, đại diên la liệt,
cầm sắt khanh thương, chước tửu cao ca, dĩ bốc cánh tịch chi hoan. Chí như phu
tịch chi gia, diệc đăng tiểu tiểu nguyệt đài, an bài gia yến, đoàn vi tử nữ, dĩ
thù giai tiết. Tuy lậu hạng bần lũ chi nhân, giải y thị tửu, miễn cưỡng hoan
nghinh, bất khẳng hư độ. Thử dạ thiên nhai mại mãi, trực chí ngũ cổ, ngoạn nguyệt
du nhân, bà bà vu thị, chí thiêu bất tuyệt.
金风荐爽, 玉露生凉, 丹桂香飘, 银蟾光满. 王孙公子, 富家巨室, 莫不登危楼, 临轩玩月, 或开广榭, 玳筵罗列, 琴瑟铿锵, 酌酒高歌, 以卜竟夕之欢. 至如铺席之家, 亦登小小月台, 安排家宴, 团围子女, 以酬佳节. 虽陋巷贫窭之人, 解衣市酒, 勉强欢迎, 不肯虚度. 此夜天街卖买, 直至五鼓, 玩月游人, 婆婆于市, 至烧不绝.
(Gió
thu đưa khí trong, sương ngọc phả hơi mát, hương quế toả mùi thơm, ánh trăng bạc
tràn đầy. Vương tôn công tử, phú gia cự thất, không nhà nào là không lên lầu
cao, ra hiên thưởng trăng, hoặc mở rộng đài tạ, chiếu đồi mồi trải khắp, tiếng
đàn cầm đàn sắt ngân vang, rót rượu cất tiếng ca, để vui suốt đêm. Còn như những
nhà buôn bán, cũng lên đài nhỏ, bày ra gia yến, con cái quây quần, đón mừng giai
tiết. Những người nghèo khổ nơi hẻm nhỏ, đem áo đi cầm lấy tiền mua rượu, cũng
cố gắng đón mừng, không chịu để tết qua đi mà không có gì. Đêm đó nơi phố chợ,
mua bán đến lúc trống canh năm, người đi chơi ngắm trăng, lượn vòng nơi chợ,
náo nhiệt không dứt)..... (còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/9/2019
Nguồn
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật