Dịch thuật: Về tính thị không nên dùng từ đồng âm để thay thế

VỀ TÍNH THỊ KHÔNG NÊN DÙNG TỪ ĐỒNG ÂM ĐỂ THAY THẾ

Chữ (ư) giản hoá dùng chữ (vu) thay thế.
          Hai chữ này có lịch sử rất lâu đời, đều xuất hiện trong giáp cốt văn, chỉ có điều cổ âm khác nhau. (dư) và (ô) đồng tự, được xem là hư từ, cổ kim thông dụng, đều đọc là . Chữ (vu) cũng đọc . Trong Bách gia tính 百家姓 có thu lục (ư) và (vu), 2 chữ khác nhau về tính. Đời Minh có Ư Trúc Ốc 於竹屋, Vu Khiêm 于謙, 2 người khác nhau về tính.
Chữ (phạm) giản hoá dùng chữ (phạm) thay thế.
          Hai chữ này âm đọc tuy giống nhau, nhưng nghĩa gốc khác nhau, hơn nữa lại là 2 tính khác nhau. Đời Hán có Phạm Y 範依, Phạm Bàng 范滂, 2 người khác nhau về tính. Đời Tống có Phạm Hiển 範顯, Phạm Trọng Yêm 范仲淹, 2 người này cũng khác nhau về tính. Chữ nếu dùng làm tính, phần chữ (xa) có thể giản hoá là .
Chữ (cán) giản hoá dùng chữ (can) thay thế.
          Hai chữ này không chỉ nghĩa gốc khác nhau, mà âm đọc cũng khác nhau. Nếu dùng làm tính thì chữ đọc là gàn, đời Tống có Cán Đạo Xung 幹道沖, đời Nguyên có Cán Lặc Trung 幹勒忠; chữ đọc là gān, Đông Tấn có Can Bảo 干寶.
Ngoài ra còn có:
Chữ (hậu) giản hoá dùng chữ (hậu) thay thế. (hậu) và (hậu) là hai tính khác nhau
Chữ (trưng) giản hoá dùng chữ (chinh) thay thế. (trưng) và (chinh) là hai tính khác nhau.
Chữ (xú) giản hoá dùng chữ (sửu) thay thế. (xú) và (sửu) là hai tính khác nhau.
Chữ (đấu) giản hoá dũng chữ cận âm (đẩu) thay thế. (đấu) đọc là dòu (đẩu) đọc là dǒu là hai tính khác nhau.
Còn có một tình huống đáng nói khác: đó là vi phạm tính quy phạm của việc sử dụng giản hoá tự do nhà nước công bố, tuỳ ý dùng chữ đồng âm để thay, gọi là “tục tả”俗寫, kì thực là “ngộ tả” 誤寫. Ví dụ:
          Dùng chữ  (phó) thay cho chữ (phó). Hai chữ này về tính khác nhau, đời Minh có Ngự sử Phó Cát 御史付吉 và Dĩnh Quốc Công Phó Hữu Đức 穎國公傅友德, hai người khác nhau về tính.
          Dùng chữ (tiếu / tiêu) thay cho chữ (tiêu).
          Chữ (tiêu) đọc là xiāo nghĩa gốc là “ngải hao” 艾蒿, một loại thực vật. chữ (tiếu) đọc là xiào, bộ (nhục), thanh phù là (tiểu), nghĩa gốc là hình thể dung mạo tương tự. Đây là 2 họ khác nhau. Chữ (tiêu) thường thấy ở tính thị, trong Bách gia tính 百家姓 có nói: “ ” (tiếu) là một họ khác, trong Tục Bách gia tính 俗百家姓 có thu lục. Đời Minh có nhân danh Tiếu tĩnh 肖靖, “người Bao Thành 褒城 , đỗ giải Nguyên thời Tuyên Đức 宣德” (xem Vạn tính thống phổ 萬姓統譜 của Lăng Địch Tri 凌迪知 đời Minh).
          Dùng chữ (đậu) thay cho chữ (đậu). Chữ (đậu) là một họ, trong Bách gia tính百家姓 có thu lục. Chữ (đậu) là một họ khác, trong Tục Bách gia tính 俗百家姓 có thu lục. Thời Đông Hán có ngoại thích Đậu Vũ 竇武 và Quan Nội Hầu Đậu Như Ý 關內侯豆如意, hai người khác nhau về họ.
          Dùng chữ (lan) thay cho chữ (lam). Nghĩa gốc của 2 chữ hình thanh này chỉ 2 loại thực vật khác nhau, được dùng làm tính thị không cùng nguồn gốc, chữ (lam) trong Bách gia tính百家姓 có thu lục, chữ (lan) trong Tục Bách gia tính 俗百家姓 có thu lục.
          Trên đây chỉ nêu vài ví dụ.
          .....................
Có người sẽ nói, tính chẳng qua chỉ là một phù hiệu mang tính tiêu chí của một thị tộc hoặc một gia tộc nào đó cùng sử dụng, hà tất phải so sánh tỉ mỉ từng chữ? Kì thực không phải như thế.
         Trung Quốc là nước sử dụng tính sớm nhất trên thế giới, đại khái vào khoảng 5000 năm trước, tính đã được xác định là thế tập, do nam hệ truyền nhau (đương nhiên là đã tiến vào xã hội phụ hệ, còn như có người theo họ mẹ là một việc khác). So với các nước khác sớm hơn rất nhiều. Ví dụ, Nhật Bản, vào vãn kì thế kỉ thứ 5 mới sản sinh tính, đại lục Âu châu sử dụng tính phổ biến đến nay chưa tới 500 năm. Một số nước sử dụng tính càng muộn, như Thổ Nhĩ Kì mà nói, năm 1935 mới dùng hình thức pháp luật quy định mọi người phải có tính.
          Vì sao quốc gia phải dùng hình thức pháp luật quy định công dân sử dụng tính? Vì sao không cho phép tuỳ ý sửa đổi tính? Vì sao khi viết tính phải chuẩn xác không được sai? Những điều đó không đơn thuần như người xưa nói là:
Sùng ân ái, hậu thân thân, viễn cầm thú, biệt hôn nhân.
                                                            (Ban Cố: Bạch Hổ thông – Tính danh)
崇恩愛, 厚親親, 遠禽獸, 別婚姻
                                   (班固: 白虎通 - 姓名)
          (Để coi trọng ân tình ái tình, để thiện đãi bà con thân tộc, để khác với loài cầm thú và để phân biệt trong hôn nhân)
mà là xã hội văn minh khiến phải như vậy. Có 2 lí do:
          Tính thị, có liên quan đến các ngành khoa học, như: Lịch sử học, Xã hội học, Ngôn ngữ học, Văn tự học, Địa lí học, Dân tộc học, Dân tục học, Nhân khẩu học, Di truyền học, Phát dục sinh vật học v.v... Lấy Di truyền học mà nói, hiện tại tính của người Trung Quốc, đại bộ phận là từ mấy ngàn năm trước truyền lại. Tính thị lâu đời này, bao hàm phong phú tin tức về di thể học quần thể.
Tính thị tự 姓氏字 (chữ về tính thị) có phải là phải chuẩn xác không được sai, trong cuộc sống hiện thực cũng có quan hệ trọng đại, như quản lí hộ tịch, trinh phá hình án, kiểm tra nhân danh, khảo tra sử địa, xuất bản in ấn, giao tế xã hội v.v.. không gì là không có quan hệ với tính thị tự.
          Từ đó có thể luận đoán, một số tính thị tự do bởi dùng phương thức giản hoá lấy đồng âm thay thế mà từ đó tạo nên sự hỗn loạn, hiện tượng này, lí ra là phải ngăn chặn triệt để. Tính thị tự phải mang tính chuẩn xác, quan hệ trọng đại với tính quy phạm, không thể xem nhẹ.
                              (Tuyển từ Hán tự văn hoá 漢字文化, năm 2008, kì 3)

                                                                      Huỳnh Chương Hưng
                                                                       Quy Nhơn 25/8/2019

Nguồn
TÍNH THỊ TỰ BẤT ƯNG ĐỒNG ÂM ĐẠI THẾ
姓氏字不應同音代替
Tác giả: Vương Nhất Minh 王一鳴
Previous Post Next Post