THỜI CỔ, Y PHỤC CÓ SỰ PHÂN BIỆT SANG HÈN
KHÔNG
Trong
cuộc sống hiện đại, đối với việc ăn mặc không có những hạn chế khuôn mẫu cứng
nhắc. Thế thì vào thời cổ, mọi người có thể tuỳ ý mặc y phục không?
Thời cổ
nổi tiếng với chế độ đẳng cấp nghiêm nhặt, đương nhiên không cho phép mọi người
muốn mặc gì thì mặc. Đó không chỉ là quy định của chế độ pháp luật, mà còn là
yêu cầu của lễ chế phong kiến. Theo yêu cầu của lễ pháp, mọi người không chỉ
chú ý đến nói năng cử chỉ, mà càng quan trọng hơn là phải “lượng thể tài y” 量体裁衣 (dựa
theo thân thể mà cắt áo), mặc những y phục phù hợp với đẳng cấp về thân phận của
mình. Nếu không, thậm chí có thể dẫn đến hoạ sát thân.
Về sự
phân loại đẳng cấp của y phục thời cổ, đại để có mấy loại sau:
Chất liệu biểu hiện sang hèn. Thời cổ,
bách tính bình dân không có tư cách để mặc lụa là. Thông thường, chỉ có hoàng
gia tông thân, đạt quan quý nhân mới có thể mặc gấm lụa. Bách tính lê dân không
có thân phận, không có địa vị chỉ có thể mặc loại vải gai thô. Nhân đó mà, bách
tính bình dân thời cổ cũng được gọi là “bố y” 布衣.
Màu sắc làm rõ địa vị. Thời thượng cổ,
mọi người lấy sắc đen và sắc trắng làm chính. Vàng là quý sắc 贵色. Về sau, sắc vàng dần trở thành sắc chuyên dụng của
hoàng gia, đỏ là cát sắc 吉色. Trong văn hoá phục
sức, cũng có sự thể hiện. “Bạch y” 白衣, “ô y” 乌衣 mà trong sử ghi chép,chính là phục sức của những người
có địa vị thân phận tương đối thấp. “Bạch y” chỉ hạng bình dân không có quan chức,
cũng chỉ những người có học nhưng chưa thi đỗ, chưa có được công danh; “Ô y” thông thường chỉ y phục màu đen của quan lại
có địa vị tương đối thấp mặc. Còn như loại “chu phất” 朱绂,
“tử thụ” 紫绶, đều chỉ những người có địa vị tương đối cao. Vi
Trang 韦庄, thi nhân thời vãn Đường có thơ rằng:
Chu phất giai đại phu
Tử thụ tất tướng quân
朱绂皆大夫
紫绶必将军
(Đeo chu phất (1) đều là đại phu
Đeo tử thụ (2) tất là tướng quân)
Ngoài
ra, trong quan trường, những người mặc quan phục màu xanh, đa phần là quan viên
lục phẩm trở xuống, mặc quan phục màu tía màu đỏ, đại đa số là ngũ phẩm trở
lên.
Hoa văn phân loại đẳng cấp. Loại đẳng cấp
hoa văn định tiêu chuẩn thông thường thích dụng ở chốn quan trường, nói như thế,
là nhân vì hoa văn thể hiện sự phân định đẳng cấp chủ yếu trên phục sức mà quan
viên mặc. Theo sử liệu ghi chép, y phục mà thiên tử mặc, cũng chính là long
bào, bên trên có thêu hình nhật 日, nguyệt 月, tinh thần 星辰, sơn 山, long 龙, trĩ 雉, tông di 宗彝, thuỷ thảo 水草, hoả 火, phấn mễ 粉米, phủ 黼 (hình cái búa),
phất 黻 (hình
chữ 亚), ý nghĩa là cửu ngũ chí tôn, trang trọng uy nghiêm,
quang minh hiền đức. Với chư hầu, hoa văn trên phục sức thêu đồ án từ long trở
xuống, sĩ tộc thì chỉ có thể dùng 2 loại đồ án là thuỷ thảo và hoả.
Y phục dài ngắn thể hiện thân phận. “Khổng
Ất Kỉ 孔乙己là anh thư sinh duy nhất mặc trường sam 长衫 (áo
dài) đứng uống rượu, nói rõ người mặc trường sam có địa vị thân phận nhất định.
Còn như tửu bảo hoặc những người hạ đẳng, chỉ có thể mặc đoản sam 短衫 (áo
ngắn). Có thể thấy, vào thời cổ, yêu cầu về cách ăn mặc đối với mọi người mặc rất
nghiêm nhặt.
Chú của người
dịch
1- Chu phất 朱绂: dây thao màu đỏ.
Phất 绂 là
dây tơ dùng để đeo ấn chương hoặc ngọc bội.
2- Tử thụ 紫绶 dây thao màu
tía
Thụ 绶 là dây tơ cột trên núm ấn.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 17/8/2019
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật