LÍ QUẢNG
(tiếp theo kì 4 và hết)
Mùa
xuân năm 119 trước công nguyên, Hán Vũ Đế phái Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh thống
lĩnh mấy chục vạn nhân mã, chia binh ra làm 2 lộ, rầm rầm rộ rộ tiến về mạc bắc.
Lí Quảng
từng nhiều lần hướng đến Vũ Đế thỉnh chiến. Hán Vũ Đế thấy Lí Quảng tuổi đã cao
nên không cho ông tham chiến. Về sau, qua nhiều lần thỉnh cầu, Hán Vũ Đế thấy
Lí Quảng thiết tha cầu chiến nên nhậm mệnh ông làm tiền tướng quân, theo Vệ
Thanh xuất chinh.
Lúc
này, Thiền vu Hung Nô nghe nói hướng phát động của chủ lực quân Hán, liền vội di
chuyển quân nhu lương thực lên phía bắc, đem chủ lực Hung Nô phòng vệ mạc bắc.
Vệ Thanh sau khi tại Định Tương xuất quân, từ quân Hung Nô bị bắt biết được đại
doanh của Thiền vu Hung Nô, liền quyết định thống lĩnh tinh kị tiến thẳng đến đại
doanh Hung Nô. Vệ Thanh mệnh cho Lí Quảng đổi sang đông lộ, tấn công cánh trái
của Thiền vu Hung Nô.
Đường
bên đông lộ xa xôi, khó mà đồng thời cùng Vệ Thanh đến địa điểm tác chiến, Lí
Quảng xin Vệ Thanh thu hồi mệnh lệnh:
- Ta là Tiền tướng quân, lẽ ra phải đi tiên
phong, sao Đại tướng quân lại bảo ta đổi sang đông lộ. Ta một đời chiến đấu với
Hung Nô, chỉ lần này có cơ hội gặp Thiền vu Hung Nô, ta phải là tiên phong cùng
với Thiền vu Hung Nô so nhau một trận.
Vệ
Thanh không đáp ứng. Hoá ra, Hán Vũ Đế từng nói với Vệ Thanh là vận khí của Lí Quảng
không tốt, nếu để Lí Quảng giao phong với Thiền vu Hung Nô sẽ thất bại. Hơn nữa,
việc Vệ Thanh không đáp ứng Lí Quảng còn có liên quan đến Công Tôn Ngao.
Công
Tôn Ngao là bạn tốt của Vệ Thanh, từng cứu mạng Vệ Thanh. Sau này, Công Tôn
Ngao nhiều lần theo Vệ Thanh xuất chinh, được phong làm Hợp Kị Hầu 合骑侯. Vệ Thanh muốn bảo Công Tôn Ngao tác chiến với Thiền
vu, để Công Tôn Ngao một lần nữa lập chiến công.
Lí Quảng
biết được nội tình, bèn không chịu đi sang đông lộ. Vệ Thanh cũng không chịu
thay đổi chủ trương, bèn hạ một đạo công văn, bức Lí Quảng phải chấp hành mệnh
lệnh. Lí Quảng bực dọc thống lĩnh đội quân, đổi sang đông đạo tiến phát về hướng
bắc.
Lộ
trình của Vệ Thanh tương đối gần, dọc đường ít cỏ và nước, đại quân khó mà dừng
lại. Vệ Thanh giục trống trận để binh sĩ hăng hái, giong ngựa chạy thẳng hơn
ngàn dặm về hướng bắc, vượt qua sa mạc rộng lớn. Vệ Thanh thấy Thiền vu Hung Nô
sớm đã có sự chuẩn bị, bày xong thế trận. Vệ Thanh bèn hạ lệnh đem chiến xa nối
liền lại, dựng doanh trại, xuất 5000 kị binh phát khởi tấn công Hung Nô. Thiền
vu Hung Nô xuất 1 vạn kị binh nghinh chiến.
Chiều tối,
cuồng phong nổi lên, quân hai bên đối mặt nhau mà không thấy người. Trải qua một
trận kịch chiến, quân Hán chia làm 2 lộ tả hữu nhắm đến Thiền vu. Do bởi trời tối,
hai bên hỗn chiến, cả hai đều tổn thất rất lớn. Về sau, Vệ Thanh từ tù binh
Hung Nô bắt được biết Thiền vu Hung Nô sớm đã dẫn mấy trăm kị binh chạy về hướng
tây.
Vệ
Thanh liền phái khinh kị binh suốt đêm đuổi theo. Vệ Thanh đích thân dẫn quân
chủ lực theo sau. Đuổi theo được hơn 200 dặm thì trời sáng, cũng không tìm thấy
Thiền vu Hung Nô. Vệ Thanh dẫn quân Hán đến thành Triệu Tín 赵信 ở núi Mịch
Nhan 寞颜, lưu lại một ngày rồi ban sư hồi triều.
Đồng thời,
Hoắc Khứ Bệnh từ Đại quận 代郡 xuất chinh, đi hơn 2000 dặm tiến về hướng bắc cũng chiến
thằng hồi triều. Con của Lí Quảng là Lí Cảm nhân có công được phong Quan Nội Hầu
关内侯.
Lí Quảng
đổi sang đông lộ, bị lạc đường. Vệ Thanh về đến phía nam sa mạc, Lí Quảng mới dẫn
quân gặp Vệ Thanh. Lí Quảng sau khi tham kiến Vệ Thanh, về đến quân doanh. Vệ
Thanh phái Trưởng sử mang rượu và thức ăn đến cho Lí Quảng, hỏi qua tình hình bị
lạc đường, chuẩn bị báo lên Hán Vũ Đế. Lí Quảng không chịu hồi đáp.
Trưởng
sử chuyển lời đến bộ hạ Lí Quảng, thúc họ đi đến chỗ Vệ Thanh để nghe chất vấn.
Lí Quảng tức giận nói rằng:
- Họ không có tội, đều là tại ta lạc đường. Giờ
ta sẽ đi đến chỗ Đại tướng quân để thụ thẩm.
Lí Quảng
nói với bộ hạ:
- Ta một đời đánh nhau với Hung Nô, lần này
theo Đại tướng quân xuất chinh, nếu may mắn có thể trực tiếp giao chiến cùng
Thiền vu Hung Nô. Đại tướng quân lại cố ý điều ta sang đông lộ khiến ta bị lạc
đường. Ta đã hơn 60 tuổi, mà còn bị sự thẩm vấn của bọn “đao bút chi lại” 刀笔之吏 (1).
Nói
xong, Lí Quảng rút kiếm tự sát.
Sau khi
tin Lí Quảng tự sát truyền ra, bất kể là tướng hiệu hoặc sĩ binh, ai nấy đều lớn
tiếng than khóc. Bách tính sau khi biết được, bất luận là nam nữ già trẻ cũng đều
đau lòng rơi nước mắt. Mọi người vô cùng thương tiếc, bày tỏ lòng thương cảm
sâu sắc đối với cái chết của ông.
Lí Quảng
có 3 người con trai. Con trưởng là Lí Đương Hộ 李当户bất
hạnh mất sớm. Con thứ là Lí Tiêu 李椒 từng làm Thái thú Đại quận 代郡,
chết khi Lí Quảng còn sống. Lí Cảm 李敢 là con thứ 3, tác chiến dũng cảm. Để báo thù cho phụ
thân, Lí Cảm đánh Đại tướng quân Vệ Thanh bị thương.
Chẳng
bao lâu, Lí Cảm theo Hán Vũ Đế đến cung Cam Tuyền 甘泉 săn bắn, cháu gọi
bằng cậu của Vệ Thanh là Hoắc Khứ Bệnh 霍去病 nhân cơ hội bắn
chết Lí Cảm. Lúc bấy giờ, Hán Vũ Đế tận mắt nhìn thấy nhưng cố ý ẩn giấu chân
tướng, nói gạt là Lí Cảm khi đi săn bị hươu húc chết.
Cháu Lí
Quảng là Lí Lăng 李陵 cũng
giỏi xạ kị, văn võ song toàn. Hán Vũ Đế mệnh Lí Lăng làm Kị đô uý 骑都尉. Lí Lăng từng thống lĩnh 800 kị binh, thâm nhập đất
Hung Nô hơn 2000 dặm, chiến thắng trở về. Một lần nọ, Tướng quân Lí Quảng Lợi 李广利 tại
vùng núi Kì Liên祁连 tấn công bộ Tả Hiền Vương 左贤王 của Hung Nô, Lí
Lăng thống lĩnh 5000 bộ binh, đánh vào núi Tuấn Kê 浚稽 trong vùng đất
của Hung Nô. Khi đến dưới chân núi, gặp 3 vạn kị binh Hung Nô, trong tình hình
binh lực khác nhau rất xa, Lí Lăng không hề kinh hoảng, hạ lệnh xếp thành đội
hình tác chiến, phía trước cầm kích và thuẫn chống đỡ, phía sau là đội cung nỏ
hùng mạnh, tất cả nghiêm chỉnh chờ đợi. Đến đến lúc quân địch tiến gần, Lí Lăng
hạ lệnh, cung nỏ nhất tề phát ra, quân Hung Nô ngã lăn ra đất vô số. Lí Lăng thừa
cơ giục ngựa huơ thương truy sát, thi thể quân Hung Nô đầy khắp cả cánh đồng.
Tướng
lĩnh Hung Nô sai người báo cáo với Thiền vu Hung Nô, Thiền vu tăng thêm 8 vạn kị
binh đến bao vây Lí Lăng. Lúc này, Lí Lăng thống lĩnh tướng sĩ liều mình chiến
đấu trong 8 ngày, tên đã bắn hết, lương thảo cũng đứt, binh cứu viện vẫn chưa tới,
lại thêm không ngừng có binh sĩ đầu hàng. Trong đêm chiến đấu vào lúc nghỉ, Lí
Lăng nói rằng:
- Không có người cứu viện rồi, trời sáng chỉ
có thể bó tay bị bắt, chẳng bằng như chim như thú tháo chạy, hoặc có thể đột
phá vòng vây bẩm báo lên hoàng thượng?
Ngày
hôm sau, Lí Lăng thọ thương bị bắt. Hán Vũ Đế cả giận, bắt toàn bộ gia tộc Lí
Lăng giết chết. Lí Lăng ở nơi xa biết tin căm giận mà đầu hàng.
Việc Lí
Quảng tự sát, với việc đấu tranh chính trị của giai cấp thống trị có liên hệ mật
thiết với nhau. Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh là hoàng thân quốc thích của hoàng đế,
cực lực bài xích Lí Quảng. Lí Quảng không chết ở chiến trường mà lại chết dưới
thanh kiếm của mình. Sự trắc trở gập ghềnh của Lí Quảng đã khiến người đời sau
vô cùng thương cảm, xem ông là một nhân vật anh hùng ở dạng thức một bi bịch được
ca tụng rộng rãi. (hết)
Chú của người
dịch
1- Đao bút lại 刀笔吏: người xưa khi
viết lên thẻ tre, nếu như bị sai hoặc nhầm thì dùng dao để cạo bỏ chữ đó đi. Những
người đi học hoặc chính khách thường mang bên người dao và bút để kịp thời sửa
những chỗ sai hoặc nhầm. Nhân vì dao và bút dùng chung, quan viên quan chức các
đời cũng được gọi là “đao bút lại”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 11/8/2019
Nguyên tác
LÍ QUẢNG
李广
Trong quyển
HỔ CHI UY
虎之威
Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文
Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật