Dịch thuật: Thành Cát Tư Hàn (Hãn) Thiết Mộc Chân



THÀNH CÁT TƯ HÀN (HÃN) THIẾT MỘC CHÂN

          Triều Nguyên là một đế quốc to lớn do quý tộc Mông Cổ kiến lập.
          Thời kì Liêu Kim, tộc Mông Cổ phân làm 2 bộ lớn: Ni Luân bộ 尼伦部và Đô Nhĩ Lỗ Cân bộ 都尔鲁巾, sống một cuộc sống du mục tại khu vực nay là vùng hồ Bối Gia Nhĩ 贝加尔 (hồ Baikan) ở Siberia và  phía đông Mông Cổ.
          Ni Luân bộ của tộc Mông Cổ phân thành 25 bộ lạc, một trong số những bộ lạc đó chính là bộ lạc Bột Nhi Chỉ Cân 孛儿只巾, nối đời cư trú tại dãy núi Bất Nhi Hãn 不儿罕nơi phát nguyên sông Khắc Lỗ Luân 克鲁伦, đại đế khai quốc triều Nguyên Thành Cát Tư Hàn (Hãn) 成吉思汗 (1) sinh ra ở bộ lạc này.
          Tù trưởng Bột Nhi Chỉ Cân Hợp Bất Lặc 合不勒 sau khi đoạt được một khu vực rộng lớn phía bắc sông Khắc Lỗ Luân của nhà Kim, vào năm 1140 kiến quốc, lấy hiệu là Đại Mông Cổ quốc 大蒙古国. “Mông Cổ” 蒙古 có nghĩa là bạc (ngân ), để đối lập với xưng hiệu “Kim” của Nữ Chân 女真. Xưng hiệu của Mông Cổ bắt đầu từ đó.
          Sau khi Hợp Bất Lặc合不勒 qua đời, bộ lạc Bột Nhi Chỉ Cân ở vào trạng thái li tán.
          Năm 1206, Thiết Mộc Chân 铁木真 thống nhất các bộ lạc, được tôn là Thành Cát Tư Hàn (Hãn), kiến lập Mông Cổ Hàn (Hãn) quốc 蒙古汗国, bước đầu đính lập các chế độ.
          Thời gian Thành Cát Tư Hàn (Hãn) tại vị, từng tây chinh đại quy mô, diệt Hoa Thích Tử Mô 花刺子模 (2), chiếm lĩnh Trung Á Tế Á 中亚细亚 và khu vực rộng lớn của thảo nguyên Nam Nga La Tư 南俄罗斯. Thành Cát Tư Hàn (Hãn) đem lãnh thổ phong cho con trưởng là Thuật Xích 术赤 (3), con thứ là Sát Hợp Đài 察合台, con thứ 3 là Oa Khoát Đài 窝阔台 (4).
          Trước lúc công diệt Tây Hạ 西夏, Thành Cát Tư Hàn (Hãn) bệnh và qua đời, người con thứ 3 là Oa Khoát Đài tức vị, đó là Nguyên Thái Tông 元太宗. Năm 1234, Thái Tông diệt Kim, thống nhất khu vực phía bắc Trung Quốc, năm sau kiến đô tại Hoà Lâm 和林.
          Thành Cát Tư Hàn (Hãn) cùng con cháu của ông đã kiến lập 4 Đại Hàn (Hãn) quốc trên một khu vực rộng lớn chiếm lĩnh được:
          Thiết Sát Hàn (Hãn) quốc 铁察汗国, cai quản phía đông đến thảo nguyên Cát Nhĩ Cát Tư 吉尔吉斯 (Kyrgyzstan - ND) , phía tây đến Hung Nha Lợi 匈牙利 (Hungary - ND).
          Oa Khoát Đài Hàn (Hãn) quốc窝阔台汗国, cai quản vùng núi A Nhĩ Thái 阿尔泰 và phía bắc Tân Cương 新疆.
          Sát Hợp Đài Hàn (Hãn) quốc 察合台汗国 cai quản phía đông sông A Mẫu  阿姆 (Amu Darya - ND) đến vùng Thiên sơn 天山.
          Y Nhi Hàn (Hãn) quốc 伊儿汗国, cai quản phía tây sông A Mẫu 阿姆 (Amu Darya - ND), tức nay là vùng Y Lãng 伊朗 (Iran – ND), Y Lạp Khắc 伊拉克 (Iraq – ND) ngày nay.

Chú của người dịch
Về chữ trong 成吉思汗:
Chữ trong Khang Hi tự điển 康熙字典có các bính âm như sau: hàn (âm Hán Việt:  hãn), hán (âm Hán Việt: hàn), gān (âm Hán Việt: can).
- Với bính âm hán (âm Hán Việt là hàn):
          “Đường vận”: hồ an thiết.
          “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận”: hà can thiết. Tịnh âm (hàn)
          Khắc Hàn, tù trưởng chi xưng. Độc nhược 克韓 (khắc hàn).
          Hựu Bàn Hàn, Hán huyện danh. Độc Bàn Hàn.
          “唐韻”: 胡安切.
     集韻”, “韻會”, “正韻”: 河干切. 並音寒.
     可汗, 酋長之稱. 讀若克韓.
     又番汗, 漢縣名. 音盤寒.
          “Đường vận” phiên thiết là hồ an.
          “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận” phiên thiết là “hà can”. Đều có âm đọc là (hàn).
          可汗 “khắc hàn là từ gọi tù trưởng. Đọc như 克韓 “khắc hàn”.”
          Lại có Bàn Hàn, tên một huyện đời Hán. Đọc là “Bàn Hàn”.
          (“Khang Hi tự điển”, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 553)

Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có âm “hãn” và “hàn”. Với âm “hàn” ghi rằng:
          Một âm là hàn, vua rợ Đột quyết gọi là khả hàn 可汗.
          (Ở chữ trang 73 thì có âm đọc là khắc hàn, ở đây lại là khả hàn. Chắc có lẽ tác giả nhầm – ND)
          (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015, trang 299)

          Trong Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan, chữ cũng có 2 âm đọc: “hãn” và  “hàn”. Với âm “hàn” ghi rằng:
          Vua Hung Nô được gọi là Khả Hàn 可汗 (cũng quen đọc là Hãn)
          Ở chữ ghi rằng:
          Tên gọi vua Tây Vực (Khả Hãn 可汗, đọc như Khắc Hàn)
          (Nhà xuất bản TP Hồ chí Minh, 2002, trang 736, trang 195)
          Như vậy chữ với nghĩa là tù trưởng đọc là “Hàn”, ta quen đọc là “Hãn”. 可汗 đọc là “Khắc Hàn”, ta quen đọc là “Khả Hãn”.
     成吉思汗  theo Trung văn, bính âm là  chéng jí sī hán, như vậy tên nhân vật đọc là “Thành Cát Tư Hàn”, nhưng ta quen đọc là “Thành Cát Tư Hãn”.
2- Hoa Thích Tử Mô 花刺子模: khu vực địa lí ở phía tây Trung Á, hạ du sông A Mẫu 阿姆 (Amu Darya - ND), bờ nam Hàm hải 咸海 (Aral Sea - ND), nay là vùng đất giữa 2 nước Ô Tư Biệt Khắc Tư thản乌兹别克斯坦 (Uzbekistan – ND) và Thổ Khố Mạn Tư Thản 土库曼斯坦 (Turkmenistan – ND). Hoa Thích Tử Mô cũng có lúc được viết là Hoa Lạp Tử Mô 花拉子模.
3- Về chữ
          - Bính âm shu (thanh 4), âm Hán Việt đọc là “thuật”.
          - Bính âm zhu (thanh 2), âm Hán Việt đọc là “truật”.
          Theo https://zhidao.baidu.com/question/138414470554855525.html, tên nhân vật ở đây là(shù), (chì) nên tôi phiên là “Thuật Xích”.
4- Về chữ
          - Bính âm tai (thanh 2), âm Hán Việt đọc là “đài”.
          - Bính âm tai (thanh 1), âm Hán Việt đọc là “thai”.
Theo Hán điển 汉典, ở mục察合台汗国, 5 chữ này bính âm là chá hé tái hán guó, chú âm phù hiệu là ㄔㄚˊ ㄏㄜˊ ㄊㄞˊ
ㄏㄢˊ ㄍㄨㄛˊ, đọc theo âm Hán Việt là “Sát Hợp Đài Hàn quốc”, như vậy tên nhân vật 察合台 ở đây đọc là “Sát Hợp Đài”.
Theo Quốc ngữ từ điển 国语辞典, 3 chữ 窝阔台 bính âm là wō kuò tái, chú âm phù hiệu là ㄨㄛㄎㄨㄛˋ ㄊㄞˊ, nên tên nhân vật窝阔台ở đây đọc là “Oa Khoát Đài”.

                                                                Huỳnh Chương Hưng
                                                            Quy Nhơn 30/7/2019

Nguồn
HOÀNG TRIỀU ĐIỂN CỐ KỈ VĂN
皇朝典故纪闻
Tác giả: Hướng Tư 向斯
Bắc Kinh: Trung Quốc văn sử xuất bản xã, 2002
Previous Post Next Post