Dịch thuật: Xưng vị mang tính khẩu ngữ dân gian thời Đường (kì 3 - hết)

XƯNG VỊ MANG TÍNH KHẨU NGỮ DÂN GIAN THỜI ĐƯỜNG
(kì 3)

Ra bên ngoài kết giao bạn bè, xưng hô như thế nào
          Đại Đường là một quốc độ hữu hảo, chỉ nhìn từ thơ văn có thể chọn ra từng đôi, từng cặp bạn bè. Bạch Cư Dị 白居易 và Lưu Vũ Tích 刘禹锡, Đỗ Phủ 杜甫 và Lí Bạch 李白, Hàn Dũ 韩愈 và Mạnh Giao 孟交, quả thực là rất nhiều. Nếu những người này sống cùng niên đại lại đều có sân chơi để trò chuyện, họ sẽ “like” lẫn nhau, thơ Đường khả năng cũng hướng đến trình độ phát triển cao. Nhưng nếu họ tụ tập lại với nhau, trò chuyện về thơ ca, về văn chương, về quan trường, về nhân sinh, mở miệng xưng hô đối phương như thế nào đây? Như phần trên có nói Bạch Cư Dị xưng hô Nguyên Chẩn là “Nguyên Cửu” 元九, mà nói tới danh nhân văn hoá Đại Đường, làm sao có thể quên “Lí Đỗ”?
          Đỗ Phủ và Lí Bạch hai người thường giao lưu với nhau, có rượu cùng uống, có thịt cùng ăn, cùng dạo chơi cùng ca hát, có thế xếp đầu bảng “Đại Đường văn đàn thập đại kiệt xuất hảo bằng hữu” 大唐文坛十大杰出好朋友 (Mười bằng hữu đại kiệt xuất của văn đàn thời Đường). Đã là bạn bè, thì làm thơ đưa bạn đọc. Lí Bạch tự Thái Bạch 太白. Trong gia đình, Lí Bạch là thứ 12, cho nên có lúc Đỗ Phủ trong tiêu để bài thơ ghi rõ “Lí Thập Nhị Bạch” 李十二白, có nghĩa như là “@” Lí Bạch, dùng kiểu xưng hô như vậy chính là cách sau tính thị thêm thứ tự hàng và tên.
          Bạn bè cũng chia làm nhiều loại, như Nguyên Chẩn và Bạch Cư Dị đã nói ở phần trước, Lí Bạch và Đỗ Phủ đều là những người bạn cực tốt, nhưng trong cuộc sống cũng không tránh khỏi mấy lần “điểm đầu chi giao” 点头之交 (1), bạn bè như thế phải xưng hô như thế nào? Nói một cách đơn giản, có thể tham chiếu “Tiêu Thập Nhất Lang” 萧十一郎 trong tiểu thuyết của Cổ Long 古龙, những gì Cổ Long tiên sinh miêu tả tuy nói là giang hồ, nhưng cách xưng hô Tiêu Thập Nhất Lang như thế quả thực là tồn tại ở Đại Đường, đồng thời được sử dụng rộng rãi.
          Nếu gặp phải nữ giới thì sao? hãy nghĩ tới đệ tử “Lí Thập Nhị Nương” 李十二娘 của Công Tôn Đại Nương 公孙大娘 múa kiếm. Bách tính triều Đường với người nam quen biết gọi là “lang” , với người nữ gọi một tiếng “nương” , sau đó phía trước theo thứ tự gia thêm thứ tự hàng và tính thị của họ. Nhân khẩu Đại Đường rất đông, tên của nhiều người có thể lúc họ còn sống đã bị quên mất. Khi họ xuất hiện trong phạm vi tầm mắt của người triều Đường, họ thường được xưng là “Trương Ngũ Lang” 张五郎 hoặc “Lí Tứ Nương” 李四娘v.v...
          Thế thì bách tính triều Đường lúc bình thường tự xưng ra sao? Về điểm này, Đại Đường vẫn nam nữ hữu biệt. Nhìn chung, nữ tự xưng là “nhi” , nam tự xưng là “mỗ”, bất luận người gặp là xa lạ hay bạn bè, hoặc là quan viên, bách tính đều có thể tự xưng như lúc trò chuyện. Nếu khi bạn được hỏi “Nễ hạnh phúc ma” 你幸福吗 (bạn hạnh phúc không?), bạn phải đáp rằng: “Mỗ (nhi) ngận hạnh phúc” () 很幸福 (tôi rất hạnh phúc)!
          Nói tóm lại, xưng vị mang tính khẩu ngữ dân gian triều Đường, có chỗ không khác mấy với hiện đại, ví dụ “lão công”, “lão bà”, có chỗ lại khác xa với hiện đại, ví dụ “nương tử”, “tướng công”. Tập quán này, nếu bạn nói đúng không ai khen, nhưng bạn nói sai có thể trở thành trò cười. Cho dù thân tại Đại Đường, cũng không thể yêu cầu phục cổ, cũng không thể từ những xưng vị hiện đại mà triều Đường lưu truyền lại tiến hành phủ định hết, cần phải hiểu rõ khí tượng Đại Đường chân chính từ miệng người triều Đường, từ xưng vị đơn giản học lấy tinh thần bình đẳng của triều Đường, đọc ra được thái độ văn hoá uẩn tàng nơi đầu phố cuối ngõ của triều Đường. Cho nên muốn nối tiếp địa khí của Đại Đường, đầu tiên là phải làm rõ tập quán nói năng của nhân dân Đại Đường, tìm ra được bí quyết của xưng vị.   (hết)

Chú của người dịch
1- Điểm đầu chi giao 点头之交: ý nói giao tình rất nhạt, gặp mặt chẳng qua chỉ gật gật đầu để chào mà thôi.

                                                               Huỳnh Chương Hưng
                                                               Quy Nhơn 24/6/2019

Nguồn
HOẠT TẠI ĐẠI ĐƯỜNG
活在大唐
Tác giả: Hầu Duyệt 侯悦
Thành Đô: Tứ Xuyên nhân dân xuất bản xã, 2018   
Previous Post Next Post