VỀ CÁI CHẾT CỦA HOÀNG SÀO
Đãi đáo thu lai cửu nguyệt bát
Ngã hoa khai hậu bách hoa sát
Xung thiên hương trận thấu Trường An
Mãn thành tận đới hoàng kim giáp
待到秋来九月八
我花开后百花杀
冲天香阵透长安
满城尽带黄金甲
(Đợi đến mùa thu ngày tám tháng chín
Lúc hoa của ta nở rộ thì trăm hoa đã đều héo rụng
Từng trận mùi hương xông lên trời, thấu đến Trường An
Khắp cả kinh thành đều mặc hoàng kim giáp)
Táp táp thu phong mãn viện tài,
Nhuỵ hàn hương lãnh điệp nan lai.
Tha niên nhược ngã vi Thanh đế,
Báo dữ đào hoa nhất xứ khai.
飒飒秋风满院栽,
蕊寒香冷蝶难来.
他年若我为青帝,
报与桃花一处开.
(Gió thu xào xạc thổi đến, khắp sân hoa cúc đều lay động,
Mùi hương từ nhuỵ toả ra mang hơi lạnh, ong bướm khó đến
gần.
Một ngày nào đó nếu ta là Thanh đế
Sẽ sắp xếp cho hoa cúc và hoa đào cùng đua nở.)
Nhắc đến
2 bài thơ này, mọi người nhất định liên tưởng đến khí phách của Hoàng Sào 黄巢, thủ lĩnh quân khởi nghĩa cuối thời Đường. Năm đó
Hoàng Sào thống lĩnh quân khởi nghĩa chinh nam chiến bắc, công khắc đô thành
Trường An 长安, kiến lập chính quyền Đại Tề 大齐,
kiên trì đấu tranh đến 10 năm, giáng một đòn trầm trọng vào sự thống ttrị của
triều Đường. Năm Trung Hoà 中和 thứ 4 đời Đường Hi Tông 唐僖宗,
tức năm 884, dưới sự trấn áp điên cuồng của đội quân triều Đường, quân khởi
nghĩa cuối cùng bị thất bại. Kết cục sinh tử của Hoàng Sào cũng theo đó trở
thành một bí ẩn, đến nay khó mà luận định.
Những
ghi chép trong chính sử đa phần là 2 cách nói: Hoàng Sào bị giết và Hoàng Sào tự
sát.
1- Hoàng
Sào binh bại bị giết. theo Cựu Đường thư
– Hoàng Sào truyện 旧唐书 - 黄巢传, Hoàng Sào vào
Thái sơn 泰山, Thời Phổ 时溥sai đại tướng Trương
Hữu 张友 và
Thượng Nhượng 尚让 truy
bắt đội quân Hoàng Sào. Đội quân Hoàng Sào sau khi rút lui về Lang Hổ cốc 狼虎谷 ở
Thái sơn泰山Sơn Đông 山东, bộ tướng Lâm Ngôn 林言, thủ hạ của Hoàng Sào đã giết Hoàng Sào và chém lấy
thủ cấp Hoàng Nghiệp 黄邺, Hoàng Quỹ 黄揆, em trai của Hoàng Sào, tổng cộng là 7 người, vợ con
họ thì đưa về Từ Châu 徐州. Hi Tông kí 僖宗记 và Thời Phổ
truyện 时溥传 cũng ghi chép
như thế. Về sau, trong Tư trị thông giám 资治通鉴, Tư Mã Quang 司马光 cũng thu thập cách nói này.
2-
Hoàng Sào binh bại bèn tự sát nhưng chưa chết, cuối cùng nhờ cháu gọi bằng cậu
là Lâm Ngôn 林言 giúp
kết thúc sinh mệnh. Trong Tân Đường thư –
Hoàng Sào truyện 新唐书 - 黄巢传 chép như sau, Thời Phổ 时溥sai
Trần Cảnh Du 陈景瑜 và
Thượng Nhượng 尚让truy đuổi đến Lang Hổ cốc狼虎谷,
Hoàng Sào kế cùng, nói với Lâm Ngôn rằng:
- Ta muốn thảo phạt gian thần, làm trong sạch
triều đình, sự việc hoàn thành thì lui về, nhưng cũng nhầm vậy. Ngươi lấy thủ cấp
của ta dâng lên thiên tử, có thể được giàu sang. Chớ có làm lợi cho người khác.
Lâm
Ngôn không nỡ giết Hoàng Sào, thế là Hoàng Sào tự vẫn, nhưng không thành công.
Lâm Ngôn nén nỗi đau chém lấy đầu Hoàng Sào, cả anh em vợ con của Hoàng Sào, đều
“thủ cấp đựng vào hộp, dâng lên Thời Phổ”. Còn Bác Dã quân 博野军 Thái
Nguyên 太原 lại
giết Lâm Ngôn lấy thủ cấp cùng thủ cấp của Hoàng Sào đưa đến chỗ Thời Phổ.
Có một
thuyết đối lập lại với thuyết Hoàng Sào bị giết và tự sát là Hoàng Sào binh bại
trốn vào cửa Không làm tăng. Quan điểm này cho rằng, sau khi quân khởi nghĩa bị
bại, Hoàng Sào không chết, ông thoát khỏi miệng cọp, làm hoà thượng, đồng thời
về sau được thiện chung. Thiệu Bác 劭博 triều Tống trong Hà
Nam
Thiệu thị văn kiến hậu lục 河南劭氏闻见后录 từng
chỉ ra rằng:
Tháng 6 năm Trung Hoà thứ 4 của triều Đường,
Thời Phó dâng thủ cấp Hoàng Sào là giả. Hai đô đông tây cựu lão tương truyền,
Hoàng Sào thực không chết, lúc Thượng Nhượng truy gấp, vây hãm Lang Hổ cốc ở
Thái sơn, ông bèn cạo tóc làm tăng mà thoát được, đến đầu với Hà Nam doãn
Trương Toàn Nghĩa 张全义 (1), người đảng
cũ của Sào. Không ai dám nhận biết nhau, nhưng dựng Nam Thiền tự 南禅寺để ông trú ở đó.
Từ tình
huống thực tế chúng ta phân tích, nếu nói Lâm Ngôn tại Lang Hổ cốc giết Hoàng
Sào, đồng thời đưa thủ cấp đến Từ Châu, hai nơi cách nhau khoảng năm sáu trăm dặm,
cho dù ngựa đi nhanh, lộ trình cũng phải mất 3 ngày, rồi Từ Châu đến Thành Đô, hai
nơi cách nhau ba bốn ngàn dặm, ngựa không dừng chạy, ngày đêm đi, cũng cần đến
20 ngày. Đương thời gặp lúc mùa hè nóng bức, “hàm thủ” 函首 (thủ cấp đựng trong hộp)
e rằng bốc mùi không cách nào nhận ra. Huống hồ bị “hàm thủ” có anh em Hoàng
Sào 7 người, trong đó không có thủ cấp nào có trạng mạo giống Hoàng Sào sao?
Nên điều đó không tránh khỏi xuất hiện tình hình lời của Thiệu Bác trong Hà Nam Thiệu thị văn kiến hậu lục 河南劭氏闻见后录 “dâng thủ cấp Hoàng Sào lên”, là giả. Còn
trong những sử thư quan tu hoặc khâm định, sự tình đại loại như Hoàng Sào trốn
thoát được thì tuyệt không dám nói trực tiếp, đó cũng chính là những ghi chép
trong chính sử như Tân, Cựu Đường thư
và Tư trị thông giám có chỗ đáng hoài
nghi. Còn chúng ta nhờ vào những ghi chép ở dã sử, tiểu thuyết bút kí, lại luôn
có thể tìm thấy những đáp án càng phù hợp với sự thực.
Ngoài Hà Nam Thiệu thị văn kiến hậu lục 河南劭氏闻见后录 ra, còn có rất nhiều những ghi chép khác có
liên quan. Như Đào Cốc 陶毂trong Ngũ đại loạn li kỉ 五代乱离纪 nói rằng, Hoàng Sào trốn không chết, sau cạo đầu làm
tăng, lại có thơ rằng:
Tam thập niên tiền thảo thượng phi
Thiết y trứ tận trứ tăng y
Thiên Tân kiều thượng vô nhân vấn
Độc
ỷ nguy lan khán lạc huy
三十年前草上飞
铁衣著尽著僧衣
天津桥上无人问
独倚危栏看落晖
(Ba mươi năm trước phi ngựa như bay trên cỏ
Áo giáp mặc xong giờ mặc áo tăng
Trên cầu Thiên Tân không ai hỏi đến
Một mình tựa lan can cầu nhìn ánh nắng chiều)
Thiệu
Bác 劭博 cũng
từng nói qua, ông từng nhiều lần đến chơi Nam Thiền tự 南禅寺,
nơi Hoàng Sào cư trú, nhìn thấy trên vách có hoạ tượng Hoàng Sào mặc tăng phục,
“hình trạng không vượt qua người bình thường, duy chỉ ‘chính xà nhãn’ 正蛇眼là có khác”. Căn cứ vào lời nói của người đương thời,
trong tự miếu còn có những tấm lụa mà Hoàng Sào đề thi bên trên. Người Tống còn
có nhiều bút kí tiến thêm một bước cho rằng sau khi Hoàng Sào binh bại đã trốn
vào cửa Không làm hoà thượng, rồi lại dựa vào Hà Nam doãn là Trương Đoan Nghĩa 张端义 (1), dựng
nhà ở Nam Thiền tự tại Lạc Dương, cuối cùng dời đến Tuyết Đậu sơn 雪窦山 ở
Minh Châu 明州 (nay
là Ninh Ba 宁波 Chiết
Giang 浙江), pháp hiệu là Tuyết Đậu Thiền Sư 雪窦禅师. Quý nhĩ tập 贵耳集 của Trương
Đoan Nghĩa nói rằng:
Hoàng Sào về sau làm tăng, từng ở tại chùa,
thiền đạo được mọi người trong tự viện coi trọng.
Trước
lúc nhập tịch, ông chỉ dưới chân, có 2 chữ “Hoàng Sào”. Theo lời kể, thời Nam Tống,
trên Tuyết Đậu sơn còn có mộ Hoàng Sào, hàng năm quan ấp đều phái người tế tự.
Đối với bài thơ mà tương truyền cho là do Hoàng Sào sáng tác, Triệu Dữ Thời 赵与时 đời
Tống trong Tân thoái lục 宾退录từng chỉ ra rằng,
bài thơ đó là lấy từ 2 bài Trí Độ Sư 智度师 của thi nhân Nguyên Chẩn 元稹
hợp lại mà thành (2), là nguỵ tác. Nhưng những gì ông phủ định chỉ
là thơ không đáng tin, đối với kết cục của Hoàng Sào không có trình bày điều
gì, càng không có khả năng tính phủ định việc Hoàng Sào ở ẩn.
Tung tích của Hoàng Sào rốt cuộc như thế nào vẫn là vấn
đề đáng hoài nghi. Nếu không có những phát hiện sử liệu mới, muốn xác định kết
cục chân chính e không phải là việc dễ dàng.
Chú của người
dịch
1- Ở đoạn dưới, nguyên tác in nhầm là Trương Đoan
Nghĩa 张端义.
Trương Toàn Nghĩa 张全义 (năm 852 – năm 926): ban đầu tên là Cư Ngôn 居言, một tên khác là Tông Thích 宗奭 (Chu Ôn 朱温 ban
cho tên này), tự Quốc Duy 国维, người Lâm Bộc 临濮 Bộc
Châu 濮州 (nay
là phía tây nam Nhân Thành 鄄城 Sơn Đông 山东), tướng lãnh cuối
thời Đường đến thời Ngũ Đại.
Trương
Toàn Nghĩa xuất thân nhà nông, từng tham gia khởi nghĩa Hoàng Sào, được trao chức
Lại bộ Thượng thư, sung Thuỷ vận sứ. Sau đầu hàng Tiết độ sứ Hà Dương là Chư
Cát Sảng ,诸葛爽 lập nhiều chiến công, được làm Trạch Châu Thứ
sử, sau là Trung vũ quân Tiết độ sứ, giữ chức Trung thư lệnh, phong Đông Bình
Vương 东平王. Ông tính tình cần kiệm, giỏi dưỡng quân, chính tích
nổi tiếng. Làm quan trải qua 2 triều Hậu Lương 后梁 và Hậu Đường 后唐, giữ chức Thái uý, Trung thư lệnh, Hà Nam doãn kiêm
lãnh Hà Dương Tiết độ sứ, phong Tề Vương 齐王.
Năm Đồng
Quang 同光thứ 4 nhà Hậu Đường (năm 926), Trương Toàn Nghĩa qua đời,
hưởng niên 75 tuồi. Sau được sách tặng là Thái sư, thuỵ hiệu là “Trung Túc” 忠肃.
2- Hai bài Trí Độ
sư 智度师 của Nguyên Chẩn
là:
Bài 1
Tứ thập niên tiền mã thượng phi
Công danh tàng tận ủng tăng y
Thạch lựu viên hạ cầm sinh xứ
Độc tự nhàn hành độc tự quy
四十年前马上飞
功名藏尽拥僧衣
石榴园下禽生处
独自闲行独自归
Bài 2
Tam hãm tư minh tam đột vi
Thiết y phao tận nạp thiền y
Thiên Tân kiều thượng vô nhân thức
Nhàn bằng lan can vọng lạc huy
三陷思明三突围
铁衣抛尽衲禅衣
天津桥上无人识
闲凭栏杆望落晖
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 21/6/2019
Nguyên tác Trung văn
HOÀNG SÀO TỬ NHÂN HÀ TẠI
黄巢死因何在
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Tác giả: Hải Tử 海子
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật