Dịch thuật: Trường Xuân Chân Nhân

TRƯỜNG XUÂN CHÂN NHÂN

          Khâu Xử Cơ 丘处机 (1) là đạo sĩ nổi tiếng thời Kim, Nguyên, hiệu Trường Xuân Tử 长春子, người đời xưng là Trường Xuân Chân Nhân 长春真人, là một trong Toàn Chân Đạo Bắc thất chân 全真道北七真của Đạo giáo, tổ sư mà Long Môn phái 龙门派 tôn phụng.
          Đạo giáo rất ít dùng tổ chức thân phận trực tiếp tham gia chính trị xã hội, nhưng Khâu Xử Cơ vẫn dùng ảnh hưởng và hành động của mình, tích cực phục vụ xã hội.
          Mùa xuân năm 1220, Khâu Xử Cơ đã gần 80 tuổi trú tại Ngô Thiên quán 吴天观ở Lai Châu 莱州 Sơn Đông 山东 tu đạo. Đương thời Thành Cát Tư Hàn (Hãn) 成吉思汗 (2) tây chính đến Đại Tuyết sơn 大雪山 (nay là trong biên gới A Phú Hãn 阿富汗) (Afghanistan – ND), nhân mộ danh Khâu Xử Cơ, đã đặc biệt phái thị thần Lưu Trọng Lộc 刘仲禄 đi mời đến truyền giáo. Đại Tuyết sơn cách Sơn Đông không biết mấy ngàn vạn dặm, lại thêm gặp phải chiến loạn, đường đi hung hiểm, nhưng Khâu Xử Cơ vốn có hoằng nguyện “dục bãi can qua trí thái bình” 欲罢干戈致太平 (muốn dẹp can qua đem lại thái bình), không nghĩ đến tuổi cao, vẫn cứ đi, vượt bao gian khổ, đến tháng 3 năm 1222 mới tới hành dinh của Đại Hàn (Hãn). Lúc bấy giờ Thành Cát Tư Hàn (Hãn) đang tây chinh, hàng ngày đều chiến đấu, cho nên có một cơ hội là Khâu Xử Cơ liền dùng lời “trừ tàn khứ bạo” 除残去暴 tiến dâng Đại Hàn (Hãn), đồng thời nhấn mạnh:
 - Phàm muốn thống nhất thiên hạ, nhất định không được hiếu sát.
 Cuối cùng, Thành Cát Tư Hàn (Hãn) tiếp nhận cách nói của ông, chủ động hỏi tới phương kế trị lí thiên hạ. Khâu Xử Cơ đáp rằng:
          - Phải lấy việc kính trời yêu dân làm gốc.
          Cách nói này được Thành Cát Tư Hàn (Hàn) tán thưởng, đồng thời ban cho Khâu Xử Cơ một đạo thánh chỉ và một lệnh bài đầu hổ, cho phép Khâu Xử Cơ cứu trợ dân chúng vô tội.
          Trên đường trở về, Khâu Xử Cơ lợi dụng thánh chỉ và lệnh bài đầu hổ mà Đại Hàn (Hãn) ban cho, làm rất nhiều việc có ích cho dân sinh. Đương thời, quân Nguyên giẫm đạp trung nguyên, đặc biệt là Hà Nam 河南, Hà Bắc 河北 bị nghiêm trọng, nhiều dân chúng một khi bị bắt làm tù binh thì không có cách nào đào thoát tính mệnh. Khâu Xử Cơ sau khi về đến đất Yên (nay là thành phố Bắc Kinh 北京), liền phái đồ đệ mang thánh chỉ và lệnh bài đầu hổ, chiêu cầu dân chúng sau khi bị bắt làm nô lệ, lên đến hai ba vạn người. Sau đó, Khâu Xử Cơ tuân thủ giáo đạo “công thành thân thoái” 公成身退 của Lão Tử 老子, quyết không giành công, cũng không ngạo mạn, đợi sau khi hoàn thành công việc liền lập tức thoái cư.

Chú của người dịch
1- Về chữ /:
Trong Khang Hi tự điển 康熙字典 có các bính âm như sau: chǔ (âm Hán Việt: xử), chù (âm Hán Việt: xứ), (âm Hán Việt: cứ).
(“Khang Hi tự điển”, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 1046)
tên nhân vật丘处机 / 丘處機 , Trung văn bính âm là qiū chǔjī, (丘處機 ;pinyin : qiū chǔjī) như vậy ở đây phiên âm là Khâu Xử Cơ.

2- Về chữ :
Trong Khang Hi tự điển 康熙字典có các bính âm như sau: hàn (âm Hán Việt:  hãn), hán (âm Hán Việt: hàn), gān (âm Hán Việt: can). 
- Với âm “hàn” bính âm hán:
          “Đường vận”: hồ an thiết.
          “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận”: hà can thiết. Tịnh âm (hàn)
          Khắc Hàn, tù trưởng chi xưng. Độc nhược 克韓 (khắc hàn).
          Hựu Bàn Hàn, Hán huyện danh. Độc Bàn Hàn.
          “唐韻”: 胡安切.
     集韻”, “韻會”, “正韻”: 河干切. 並音寒.
     可汗, 酋長之稱. 讀若克韓.
     又番汗, 漢縣名. 音盤寒.
          “Đường vận” phiên thiết là hồ an.
          “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận” phiên thiết là “hà can”. Đều có âm đọc là (hàn).
          可汗 “Khắc hàn là từ gọi tù trưởng. Đọc như 克韓 “khắc hàn”.”
          Lại có Bàn Hàn, tên một huyện đời Hán. Đọc là “Bàn Hàn”.
          (“Khang Hi tự điển”, Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 553)

Trong Hán Việt tự điển của Thiều Chửu có âm “hãn” và “hàn”. Với âm “hàn” ghi rằng:
          Một âm là hàn, vua rợ Đột quyết gọi là khả hàn 可汗.
          (Ở chữ trang 73 thì có âm đọc là khắc hàn, ở đây lại là khả hàn. Chắc có lẽ tác giả nhầm – ND)
          (Nhà xuất bản Hồng Đức, 2015, trang 299)

          Trong Từ điển Hán Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan, chữ cũng có 2 âm đọc: “hãn” và  “hàn”. Với âm “hàn” ghi rằng:
          Vua Hung Nô được gọi là Khả Hàn 可汗 (cũng quen đọc là Hãn)
          Ở chữ ghi rằng:
          Tên gọi vua Tây Vực (Khả Hãn 可汗, đọc như Khắc Hàn)
          (Nhà xuất bản TP Hồ chí Minh, 2002, trang 736, trang 195)
          Như vậy chữ với nghĩa là tù trưởng đọc là “Hàn”, ta quen đọc là “Hãn”. 可汗 đọc là “Khắc Hàn”, ta quen đọc là “Khả Hãn”.
     成吉思汗  theo Trung văn, bính âm là  chéng jí sī hán, như vậy tên nhân vật đọc là Thành Cát Tư Hàn, nhưng ta quen đọc là Thành Cát Tư Hãn.

                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                        Quy Nhơn 19/6/2019

Nguyên tác Trung văn
 TRƯỜNG XUÂN CHÂN NHÂN
长春真人
Trong quyển
BÁCH GIA TÍNH
百家姓
Biên soạn: Triệu Dương 赵阳
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2005 
Previous Post Next Post