Dịch thuật: Số tự "từ nhất đến thập"

SỐ TỰ “TỪ NHẤT ĐẾN THẬP”

          Thời kì đầu, tự hình của số 1,2,3,4 đều là nét vạch ngang:
          1 nét ngang thể hiện số tự “nhất”
          2 nét ngang thể hiện số tự “nhị”
          3 nét ngang thể hiện số tự “tam”
          4 nét ngang thể hiện số tự “tứ”
          Có người cho rằng giống hình dạng thẻ tính, kì thực nếu chúng ta giơ bàn tay, duỗi ngón tay ra, có thể biết được nguồn gốc của nó. Chỉ là khi đến với không gian thư khế (khắc vạch), 4 nét ngang xếp chồng lên nhau không tránh khỏi khiến người xem hoa mắt. Sau thời Chiến Quốc bèn mượn dùng chữ với nghĩa gốc là hơi thở để làm số tự 4, mãi đến ngày nay, (chữ trong Quách Điếm Sở giản 郭店楚簡 rất giống hình dạng mũi con ngựa đang thở ra khí, sau này viết gồm bộ và chữ ).
          Nét bút của chữ  (nhất) tối giản, sợ có người gia thêm nét để đổi số, nên đã thêm chữ  hoặc để đề phòng (như trong “Quách Điếm Sở giản 郭店楚簡(1) là chữ , trong Thuyết văn giải tự 說文解字 viết với chữ thành .), như hiện nay cách viết là (nhất), (nhị), (tam), (tứ), (ngũ).
          Số 5 ( ngũ ) vốn viết là X có hình dạng giao nhau, ý nghĩa là âm dương tương giao, là phù hiệu chỉ sự lúc giữa trưa. Về sau mượn làm số từ, trên dưới gia thêm 2 nét ngang, nét bút giao thoa ở giữa bẻ cong tức thành chữ (ngũ) ngày nay.                             
          Số 6 ( lục), lúc ban đầu có hình dạng giống như 2 que thẻ chụm đầu lại, phía dưới chân phân ra, hoặc lấy 4 que thẻ xếp như hình . Vãn kì thời Chiến Quốc văn tự hưng khởi biến thành kiểu chữ lệ, dần đem hình dạng phần trên chữ viết ngang lại và thẳng hoá, trở thành hình thể chữ kiểu lệ khải ngày nay.
          Số 7 ( thất), hình dạng ban đầu thời Thương Chu là , đến thời Chiến Quốc để tránh nhầm lẫn với chữ (thập), đem phần cuối của nét sổ bẻ cong lại để phân biệt với chữ (như “Tín Dương Sở giản 信陽楚簡”) (2), Hán lệ kế thừa, dần biến thành chữ ngày nay.
          Số 8 ( bát), giống hình dạng vật thể được tách ra, là chữ gốc của chữ . Mượn dùng làm số tự từ, nên sau lại gia thêm chữ phân hoá thành chữ (phân).
          Số 9 ( cửu), nguyên giống khuỷu tay cong lại, là chữ gốc của chữ (trửu), sau khi mượn làm số tự (cửu), bèn tạo ra chữ .
          Số 10 ( thập), nguyên hình thời Thương Chu là một nét sổ, kim văn thời Tây Chu ở phần giữa của nét sổ thường to mập ra, sau biến thành một chấm tròn. Sau thời Chiến Quốc chấm tròn lại biến thành nét ngang, rồi dần dài ra, trở thành chữ  ngang sổ giao nhau.

Chú của người dịch
1- Quách Điếm Sở giản 郭店楚簡 : tức Quách Điếm Sở mộ trúc giản郭店楚墓竹簡, là những thanh trúc giản (thẻ trúc) thời kì Tiên Tần được phát hiện trong mộ nước Sở có biên hiệu là Quách Điếm 郭店 1 ở trấn Kỉ Sơn 紀山, huyện Sa Dương 沙洋 thành phố Kinh Môn 荊門tỉnh Hồ Bắc 湖北 vào năm 1993.
2- Tín Dương Sở giản 信陽楚簡: tức Tín Dương Sở mộ trúc giản信陽楚墓竹簡. Mộ ở trên gò Tiểu Lưu 小刘phía tây bắc Trường Đài Quan 长台关, cách 20 km về phía bắc thành phố Tín Dương 信阳 tỉnh Hà Nam 河南. Mùa Xuân năm 1956, nông dân Trường Đài Quan đào giếng phát hiện ngôi mộ nước Sở tảo kì thời Chiến Quốc. Tháng 3 năm 1957, cục Văn hoá tỉnh Hà Nam phái đội công tác đến khai quật, đến hạ tuần tháng 5 thì hoàn tất.

                                                         Huỳnh Chương Hưng
                                                         Quy Nhơn 08/6/2019

Nguồn
GIÁP CỐT KIM VĂN
甲骨金文
Chủ biên: Du Quốc Khánh 游國慶
Đài Bắc . Quốc lập Cố Cung bác vật viện
Năm Dân Quốc thứ 103
Previous Post Next Post