Dịch thuật: Chữ "khí" (Đối chiếu tự điển)



CHỮ “KHÍ”
 
Bính âm qi (thanh điệu 4)

4 nét
10 nét

1- Không khí, cũng phiếm chỉ thể khí:
          Khí áp 气压 / đại khí 大气 / dưỡng khí 氧气 / môi khí 煤气 / chưng khí 蒸气 / độc khí  毒气.
2- Luồng khí khi con người hô hấp:  
          Thượng khí bất tiếp hạ khí 上气不接下气 / suyễn khí 喘气 / thán khí 叹气.
3- Chỉ hiện tượng của giới tự nhiên như lạnh nóng, âm u trong sáng:
          Khí hậu 气候 / khí tượng 气象 .
4- Vị:
          Khí vị 气味 / hương khí 香气 / xú khí 臭气 / toan khí 酸气.
5- Chỉ thái độ tinh thần, tác phong, tập khí của con người:
          Khí độ 气度 / khí thế 气势 / khí phách 气魄 / chí khí 志气 / triêu khí 朝气 / trĩ khí 稚气 / thư sinh khí 书生气 / kiều khí 娇气.
6- Phát nộ, giận:
          Khí cấp bại hoại 气急败坏 / khí đắc bất đắc liễu 气得不得了.
7- Khiến người khác giận:
          Khí tử ngã liễu 气死我了 / cố ý khí tha 故意气他.
8- Ức hiếp, ăn hiếp:
          Thụ khí 受气.
9- Theo Trung y, chỉ nguyên động lực trong thân thể con người khiến các khí quan vận động bình thường:
          Khí huyết 气血 / khí mạch 气脉 / khí hư 气虚 / nguyên khí 元气.
10- Chỉ một loại bịnh tượng nào đó trong Trung y:
          Thấp khí 湿气 / đàm khí 痰气.

Thuyết giải
          Chữ , bộ , kết cấu độc thể. Chữ là chữ gốc của chữ.
Trong Thuyết văn - Khí bộ 说文 - 气部có ghi
Khí, vân khí dã. Tượng hình
, 云气也. 象形
(Khí là khí mây. Thuộc chữ tượng hình)
           Trong sách vở của đời sau đa phần đều dùng chữ .
 Trong Thuyết văn cho rằng nghĩa gốc của chữ là:
Hí khách sô mễ
饩客刍米
(Tặng cho người lương thực và thức ăn gia súc)
          Về sau viết là (giản thể là ), lấy để biểu thị khí mây. Nay dùng chữ   làm giản hoá tự của chữ cũng có thể nói là đã khôi phục chữ gốc cổ.
          Chữ 气 có thể dùng làm thiên bàng giản hoá, như / (hi / khái / khải / hất), / (hí).

                                                      Huỳnh Chương Hưng
                                                      Quy Nhơn 20/6/2019

Nguồn
GIẢN HOÁ TỰ, PHỒN THỂ TỰ ĐỐI CHIẾU TỰ ĐIỂN
简化字繁体字对照字典
Chủ biên: Giang Lam Sinh 江蓝生, Lục Tôn Ngô 陆尊梧
Thượng Hải – Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post