THUẬN TRỊ PHẾ HẬU BÍ SỬ
Khoa
Nhĩ Thấm Thân vương Ngô Khắc Thiện 科尔沁亲王吴克善 là thân thích với Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn 摄政王多尔衮. Lúc Thuận Trị 顺治 đăng cơ, Ngô Khắc
Thiện đưa con gái của mình vào cung, đồng thời Đa Nhĩ Cổn làm chủ việc đính hôn
cho Thuận Trị. Đương thời, Đa Nhĩ Cổn xem Thuận Trị như con ruột của mình, mọi
việc ông đều đích thân nắm giữ. Năm Thuận Trị thứ 8, con gái của Ngô Khắc Thiện
được sách phong làm Phúc Lâm hoàng hậu 福临皇后. Nhưng Thuận Trị vốn không thích hoàng hậu này, tháng 8 năm đó, ông đã
phế truất, đưa bà vào lãnh cung.
Thuận
Trị lúc nhỏ, triều chính đều bị Đa Nhĩ Cổn khống chế, sau khi trưởng thành, Thuận
Trị rất hận những việc làm của Đa Nhĩ Cổn, lấy cớ mưu phản soán vị, trừ khử gia
tộc Đa Nhĩ Cổn đồng thời tước đoạt tước phong vốn có trước đó, nhân vì Đa Nhĩ Cổn
có quan hệ thân thích với hoàng hậu, Thuận Trị lại càng oán hận hoàng hậu, cuối
cùng bà bị phế vì tội danh “thất đức” 失德.
Hôm chiếu
lệnh phế hậu ban xuống, văn võ cả triều đều kinh hãi. Đại học sĩ Phùng Thuyên 冯铨 là
người đầu tiên dâng sớ biện giải:
Tiền triều, như Hán Vũ Đế 汉武帝, Tống Nhân Tông 宋仁宗, Minh Tuyên
Tông 明宣宗 đều được khen
là vị quân chủ hiền minh, nhưng đều nhân vì hành vi phế truất hoàng hậu mà bị
người đời sau chê trách. Khẩn thiết mong hoàng thượng suy nghĩ kĩ lại, thận trọng
mọi cử động, danh tiếng tốt đẹp của thánh thượng thiên
thu vạn thế có bị tổn hại hay không là xem quyết định hôm nay của ngài.
Hoàng đế
Thuận Trị xem qua tấu chương, không cho là như thế, mà cho rằng người mà mình
phế truất là vô năng, còn nhóm người như Phùng Thuyên chỉ là nhân đó mà mua
danh bán tiếng, cần phải nghiêm khắc khiển trách. Lúc bấy giờ Lễ bộ nghi chế ti
Viên ngoại lang là Khổng Doãn Việt 孔允樾lại dâng tấu tranh
luận:
Chúng thần khảo sát sự việc đời trước, như
Mã hoàng hậu triều Hán, Trưởng Tôn hoàng hậu triều Đường đều giản dị đôn hậu,
dưỡng được phúc bình hoà. Còn như Lữ hậu và Võ Tắc Thiên, không phải là không
thông minh võ đoán, nhưng cuối cùng lại gây ra động loạn trong thiên hạ, nguy hại
đến xã tắc quốc gia. Nay hoàng hậu không nổi danh vì tài năng, nhưng thiên sinh
đôn hậu thực thà, làm chủ trong cung có chỗ nào không thoả đáng, sao lại tuỳ tiện
thay đổi?
Đương
thời, tiếp tục tranh biện cho hoàng hậu còn có 14 người của nhóm Ngự sử Tông Đôn 宗敦.
Tấu chương dâng lên, Thuận Trị nhất mực không nghe. Ngay lập tức Mãn Châu Thân
vương Tế Nhĩ Cáp Lãng 济尔哈朗 dâng tấu phụ hoạ hoàng đế, cuối cùng việc phế truất
hoàng hậu thành sự thực.
Nhưng 5 năm sau, Thuận Trị đột
nhiên tỉnh ngộ nhận ra quyết định sai lầm phế hậu, thế là hạ lệnh đem tôn hiệu,
sách văn, ngọc tỉ của hoàng hậu ban lại theo như lúc trước.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 19/5/2019
Nguồn
ĐẠI THANH HOÀNG ĐẾ KÌ VĂN BÍ SỬ
大清皇帝奇闻秘史
Tác giả: Lưu Gia Bình 刘家平
Nội Mông Cổ nhân dân xuất bản xã, 2004
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật