CHỮ 隍 (HOÀNG) TRONG
“KHANG HI TỰ ĐIỂN”
“Đường vận” “Tập vận” “Vận hội” “Chính vận” tịnh HỒ QUANG thiết. Âm HOÀNG.
“唐運” “集韻” “韻會” “正韻” 並胡光切,音黃.
(“Đường
vận” “Tập vận” “Vận hội” “Chính vận” đều phiên thiết là HỒ QUANG. Âm là HOÀNG.)
Trong Nhĩ nhã – Thích hỗ 爾雅 - 釋詁 ghi
rằng:
Hoàng, hư dã.
Chú: Hoàng, thành trì vô thuỷ giả.
隍,
虛也.
註: 隍, 城池無水者.
(Hoàng là trống rỗng.
Chú rằng: Hoàng là ao không có nước dưới chân thành.)
Và
trong Thích ngôn 釋言 có nói:
Hoàng, hác dã.
Chú: thành trì không giả vi hác.
隍,
壑也.
註: 城池空者為壑.
(Hoàng là hác.
Chú rằng: ao không có nước dưới chân thành là hác.)
Trong Thuyết văn 說文 ghi
rằng:
Thành trì dã. Hữu thuỷ viết trì, vô thuỷ
viết hoàng.
城池也. 有水曰池, 無水曰隍.
(Ao dưới chân thành. Có nước gọi là trì, không có nước
gọi là hoàng.)
Trong Ngọc thiên 玉篇 có
câu:
Thành hạ khanh dã
城下坑也
(Hố ở dưới chân thành)
Trong Dịch – Thái quái 易 - 泰卦 có câu:
Thành phục vu hoàng
城復于隍
(Tường thành sụp xuống ao cạn)
Và
trong “Tập vận” “集韻” cũng có
phiên thiết là VI MỆNH 為命. Âm VỊNH 詠. Nghĩa đồng.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 30/5/2019
KHANG HI TỰ ĐIỂN
康熙字典
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 1346)
Phụ lục
1- Hán Việt tự điển 漢越字典 của Thiều Chửu
ghi rằng:
隍 Hoàng: Cái
ao cạn trong thành (cái hào) có nước gọi là trì 池, không có nước gọi là hoàng.
(Nhà xuất
bản Hồng Đức, 2015, trang 662)
2- Từ điển Hán
Việt văn ngôn dẫn chứng của Nguyễn Tôn Nhan ghi rằng:
隍 Hoàng: Hào
cạn chung quanh thành, hào có nước là Trì 池 không có nước
là Hoàng, đất cạn. Kinh Dịch (quẻ Thái):
“Thành đổ sụp xuống, lại chỉ là ao cạn” (Thành
phục vu hoàng城復于隍).
(Nhà xuất
bản Tp/ Hồ Chí Minh, 2002, trang 1553)
3- Hán Việt từ
điển 漢越辭典 của Nguyễn Văn
Khôn ghi rằng:
Hoàng 隍 Cái
ao khô cạn.
(Nhà
sách Khai Trí Sài Gòn, 1960, trang 394)
4- Hán Việt từ
điển漢越辭典 của Đào Duy Anh ghi rằng
隍 Hoàng: Cái rãnh đào chung quanh thành, không có nước gọi là
hoàng.
(Sài
Gòn: Trường Thi xuất bản, trang 375)
5- Hiện đại Hán
ngữ từ điển 现代汉语词典 Lữ Thúc Tương 吕叔湘 chủ
biên ghi rằng:
隍 huang
(thanh 2)
(thư) một hữu thuỷ đích thành hào: thành
hoàng.
(书) 没有水的城壕: 城隍
( (sách) hào của thành mà không có nước: thành hoàng)
(Bắc Kinh: Thương vụ ấn thư
quán, 2008, trang 602)
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật