Dịch thuật: Quận quốc tịnh hành, hỗn hợp chính thể (kì cuối)

QUẬN QUỐC TỊNH HÀNH   HỖN HỢP CHÍNH THỂ
Chế độ chính trị, quân sự thời Hán sơ
(kì cuối)

          Triều Tần thiết lập Nội sử 内史 coi việc trị lí kinh sư, thời Hán sơ vẫn theo chế độ triều Tần. Thời Cảnh Đế phân làm Tả, Hữu nội sử , 右内史. Nội sử là vị trưởng quan địa phương của kinh sư, nhưng quan trật tương đương liệt khanh, cao hơn Quận thú.
          Dưới quận là huyện, hương. Huyện đặt Huyện lệnh 县令, với huyện chưa đến vạn hộ đặt Huyện trưởng 县长, chức trách cai quản dân chính một huyện. Lại đặt Huyện uý 县尉, chủ việc trị an trong huyện, trưng phát lính thú. Còn đặt ra Huyện thừa 县丞, hiệp trợ Huyện lệnh, Huyện trưởng, lại coi về tư pháp. Hương đặt tam lão 三老, sắc phu 啬夫, du kiếu 游徼.
          Nhưng, thời Hán sơ cả nước có khoảng 54 quận, chỉ có 15 quận do trung trung ương triều Hán trực tiếp thống hạt. Các quận đó là: Hà Đông quận 河东郡, Hà Nam quận 河南郡, Hà Nội quận 河内郡, Vân Trung quận 云中郡, Quảng Hán quận 广汉郡, Nam Dương quận 南阳郡, Nam quận 南郡, Hán Trung quận 汉中郡, Ba quận 巴郡, Thục quận 蜀郡, Lũng Tây quận 陇西, Bắc Địa quận 北地郡, Thượng quận 上郡, Thượng Đảng quận 上党郡, Nội Sử quận 内史郡 (1). 15 quận này còn bao gồm nhiều thực ấp của Liệt Hầu công chúa, 39 quận còn lại thì phân phong làm vương quốc chư hầu. Đây chính là nói, thời Hán sơ tuy theo chế độ chính trị của triều Tần, từ trung ương đến địa phương thực hiện rộng rãi chế độ quận huyện, nhưng nó chỉ thực hành ở một bộ phận khu vực do trung ương triều Hán trực tiếp khống chế, còn hơn một nửa khu vực trong toàn quốc thì thực hành chế độ vương quốc chư hầu, cho nên chế độ phong quốc có địa vị quan trọng trong đời sống chính trị thời Hán sơ.
          Về phương diện chế độ pháp luật. thời Hán sơ chế định “Hán luật”, để thích ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Lưu Bang lúc đầu vào quan trung đã cùng với dân “ước pháp tam chương” 约法三章 (lâm thời nghị định 3 điều pháp lệnh) (*), thành khởi đầu về pháp lệnh đời Hán. Tuy “tam chương chi pháp” miễn trừ được sự phiền hà, nhưng nó không thể thích ứng với nhu cầu phát triển hình thế thời Hán sơ. Thế là Tiêu Hà 萧何 thu thập Tần pháp, trên cơ sở “lục luật” 六律 của triều Tần, bổ sung tu đính, tăng thêm 3 thiên “hộ luật” 户律, “hưng luật” 兴律, “cứu luật” 厩律, hợp thành 9 chương “Hán luật” 汉律. Nội dung của “cửu chương luật” bao gồm: “đạo luật” 盗律, “tặc luật” 贼律, “tù luật” 囚律, “bộ luật” 捕律, “tạp luật” 杂律, “cụ luật” 具律, “hộ luật” 户律, “hưng luật” 兴律, “cứu luật” 厩律 (2). “Cửu chương luật” bảo lưu một số hình phạt tàn khốc của triều Tần, do đó vào thời Huệ Đế, Lữ Hậu, Văn Đế, từng tiến hành tăng giảm qua luật này. Trải qua sự tăng bổ, tu đính không ngừng, nội dung của “Hán luật” cũng ngày càng đi đến chỗ phiền tạp.
          Về phương diện quân sự, vương triều Hán kiến lập quân chế mới. Để thích ứng với chế độ chính trị thời Hán sơ, quân đội chia làm 2 loại: “kinh sư chi binh” và “quận quốc chi binh”. Đồn binh ở kinh sư lại chia làm nam quân và bắc quân, phân biệt do Vệ uý và Trung uý thống lĩnh. Vệ uý thống lĩnh nam quân, do vệ sĩ các quận trực thuộc triều đình được điều động tổ thành, nhân số lên đến khoảng 2000 người, nhiệm vụ chủ yếu là phòng thủ bảo vệ hoàng cung, bổ sung đội tuỳ tùng của hoàng đế. Họ phân tán ra trấn giữ, không có dinh luỹ, nhân vì ở phía nam của bắc quân nên gọi là “nam quân” 南军. Trung uý thống lĩnh bắc quân, đa phần do tài quan 材官 (bộ binh) và kị sĩ 骑士 (kị binh) của khu vực tam phụ tuyển chọn tổ thành, nhân số hơn mấy vạn người, nhiệm vụ chủ yếu là phòng thủ kinh thành Trường An 长安. Nhân vì dinh luỹ tại phía bắc cung Vị Ương 未央 nên gọi là “bắc quân”.
          “Quận quốc chi binh” chỉ quân đội địa phương, do nam giới ứng dịch tổ thành, thống lĩnh bởi Quận thú Quận uý hoặc Trung uý của chư hầu quốc. Mỗi đàn ông con trai thành niên trong thời kì ứng dịch, phải phục vụ binh dịch 2 năm. Binh chủng của quân đội địa phương chia làm 3 loại: 材官 (bộ binh), kị sĩ 骑士 (kị binh), lâu thuyền 楼船 (thuỷ binh). Quân đội với mấy binh chủng khác nhau này được kiến lập căn cứ vào đặc điểm khu vực. Nếu triều đình gặp lúc cần quân sự, thì tuỳ thời có thể điều động trưng dụng các nơi.
          Những biện pháp mà Lưu Bang áp dụng vào phương diện chính trị, pháp luật, quân sự trên đây, mục đích là để khôi phục và củng cố trật tự thống trị. Đồng thời với đó, về phương diện kinh tế, vương triều Hán trước sau ban hành một số pháp lệnh có lợi cho việc khôi phục sản xuất xã hội  (hết)

Chú của nguyên tác
1- 15 quận này là số quận cuối thời Cao Tổ, xem Sử kí – Hán hưng dĩ lai chư hầu vương niên biểu – Tự 史记 - 汉兴以来诸侯王年表 - . Biểu này gọi 15 quận bao gồm “Đông quận, Dĩnh Xuyên” 东郡, 颖川, nhưng theo ghi chép trong Hán thư – Cao Đế kỉ 汉书 - 高帝纪 năm thứ 11, lúc bấy giờ 2 quận nói trên đã quy về Lương quốc 梁国, Hoài Dương quốc 淮阳国. Hiện theo Hán thư sửa lại.
2- Xem Tấn thư – Hình pháp chí 晋书 - 刑法志.

Chú của người dịch
*- Ước pháp tam chương约法三章: tức lâm thời nghị định 3 điều pháp lệnh:
Tháng 11, Lưu Bang triệu tập phụ lão các huyện và cường hào các nơi, nói với họ rằng:
          Các phụ lão bị pháp lệnh hà khắc của nhà Tần làm khổ đã lâu. Ta cùng với chư hầu có ước định, người nào vào Quan trung trước, sẽ tại Quan trung xưng vương, theo ước định, ta tại Quan trung xưng vương. Nay ta cùng các phụ lão quy định 3 điều:
- Kẻ nào giết người sẽ bị xử tử,
- Kẻ nào làm tổn thương người khác sẽ xét tội mà trị
- Trộm cắp cũng sẽ xét tội mà trị.
Trừ 3 điều đó ra, toàn bộ pháp lệnh của nhà Tần sẽ huỷ bỏ. Các quan và bách tính vẫn  theo vị trí vốn có  không thay đổi.
          Sở dĩ ta đến đây là để thay các phụ lão trừ hại, chứ không phải đến để xâm hại mọi người. Xin mọi người chớ sợ. Ta dẫn quân về lại Bá Thượng, chỉ là đợi sau khi các lộ chư hầu đến cùng nhau định ra pháp lệnh để mọi người an cư lạc nghiệp.
          (Theo Trung Hoa thượng hạ ngũ thiên niên中华上下五千年, chủ biên Lí Tinh李晶, Nam Kinh đại học xuất bản xã, 2007)

                                                                     Huỳnh Chương Hưng
                                                                     Quy Nhơn 28/4/2019

Nguyên tác Trung văn
QUẬN QUỐC TỊNH HÀNH   HỖN HỢP CHÍNH THỂ
郡国并行  混合政体
Trong quyển
TẦN HÁN SỬ THOẠI
秦汉史话
Tác giả: Phan Quốc Cơ 潘国基
Bắc Kinh: Trung Quốc quốc tế quảng bá xuất bản xã, 2007
Previous Post Next Post