NỮ CHÚA “LÂM TRIỀU XƯNG CHẾ” BẮT ĐẦU TỪ
AI
“Lâm
triều xưng chế” 临朝称制là chế độ chỉ lúc hoàng đế còn nhỏ, Hoàng hậu, Hoàng
thái hậu, Thái hoàng thái hậu thay mặt hành sử quyền lực hoàng đế. Thời cổ, nữ
giới không được can dự triều chính, các hậu phi muốn nắm quyền phải “lâm triều”
临朝. “Chế” 制 là mệnh lệnh của hoàng đế, bắt đầu từ Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇. “Lâm triều xưng chế” sớm nhất là Mị Bát Tử 羋八子, mẫu thân của Tần Chiêu Vương 秦昭王, nhưng nhìn từ hiện thực đại nhất thống hoặc sau khi
sản sinh ra “chế”, thì lại là Lữ Hậu 吕后.
Mị Bát
Tử 羋八子 là cơ thiếp đến từ nước Sở của Tần Huệ Vương, “Mị” 羋 là quốc tính của
Sở, còn “Bát Tử” 八子 là phong hiệu của bà. Địa vị của Bát Tử không cao, vị
thứ sau Hoàng hậu 皇后, Phu nhân 夫人, Mĩ nhân 美人, Lương nhân 良人, trong 8 cấp ở hậu
cung nước Tần (ở dưới còn Thất Tử 七子, Trưởng sử 长使, Thiếu sử 少使), thì Bát tử ở gần
giữa. Nhân đó, dưới sự hợp mưu của hoàng hậu và tân quân Tần Vũ Vương 秦武王, bà và con là Doanh Tắc 嬴稷bị
đưa đến nước Yên làm con tin. Sau 3 năm, Tần Vũ Vương bất ngờ qua đời. được sự
giúp đỡ của nước Yên, Mị Bát Tử quả đoán liên lạc với Nguỵ Nhiễm 魏冉 người em khác cha với mình, đưa Doanh Tắc về nước, trải
qua 3 năm “quý quân chi loạn” 季君之乱 (1), cuối
cùng Doanh Tắc được lên bảo toạ vương vị, làm Tần Chiêu Vương. Mị Bát Tử nhân
đó trở thành Tuyên Thái Hậu 宣太后, đồng thời tại nước
Tần lâm triều xưng chế 14 năm. Thời kì bà thống trị, quốc lực nước Tần ngày
càng cường thịnh, đã đặt nền móng vững chắc cho Tần Thuỷ Hoàng Doanh Chính 秦始皇嬴政sau này thống nhất lục quốc.
Hoàng hậu
Lữ Trĩ 吕雉của Hán Cao Tổ Lưu Bang 汉高祖刘邦 cũng là đại biểu
của “lâm triều xưng chế”. Sau khi con là Huệ Đế 惠帝qua
đời, bà chính thức lâm triều thay quyền thiên tử, là người nắm quyền chân chính
lúc bấy giờ của triều Tây Hán. Trong thời gian bảy tám năm bà chấp chính, trong
sử thư trực tiếp dùng “Cao Hậu mỗ niên” 高后某年để ghi chép, các chính sử như Sử
kí 史记, Hán thư 汉书 cũng
lập cho bà “bản kỉ” 本纪 với
tư cách đế vương. Việc chấp chính của Lữ hậu cũng coi như thành công, tuy bà
nâng đỡ cho người nhà họ Lữ, đối đãi khắc bạc với triều thần, nhưng cục diện
chính trị cơ bản ổn định, kinh tế xã hội được khôi phục, đặt nền móng cho thời
kì “Văn Cảnh chi trị” 文景之治 (2) sau
này.
Trong lịch
sử Trung Quốc, các đời đều có những hậu phi “lâm triều xưng chế”. Trong đó, Võ
Tắc Thiên 武则天 của
triều Đường và Từ Hi Thái Hậu 慈禧太后cuối đời Thanh là
hai vị nổi tiếng nhất. Võ Tắc thiên không những lâm triều xưng chế, mà còn lên
làm nữ hoàng đế, đồng thời đổi quốc hiệu là Chu 周.
Từ Hi Thái Hậu tuy không thay đổi quốc hiệu Đại Thanh 大清,
nhưng đã khống chế chính trị Trung Quốc lâu đến mấy mươi năm.
Chú của người
dịch
1- Quý quân chi
loạn季君之乱: Doanh Tắc 嬴稷 làm
con tin ở nước Yên được nước Yên đưa về lại nước Tần kế vị trở thành Tần Chiêu
Tương Vương 秦昭襄王 . Do
vì còn nhỏ, mẫu thân là Bát Mị Tử羋八子 chủ trì triều chính, cậu là Nguỵ Nhiễm 魏冉 nắm
giữ đại quyền. Tần Chiêu Tương Vương năm thứ 2 (năm 305 trước công nguyên) Thứ
trưởng Quý Quân công tử Tráng 季君公子壮 cùng đại thần,
chư hầu, công tử tạo phản, nhưng bị Nguỵ Nhiễm tru diệt toàn bộ, sử xưng là
“Quý quân chi loạn”.
2- Văn Cảnh chi
trị 文景之治: giai đoạn thịnh thế thời kì đầu nhà Tây Hán. Văn tức Hán Văn Đế 汉文帝, Cảnh tức Hán Cảnh Đế 汉景帝.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 14/4/2019
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật