TỪ “THỰC NGÔN” TỪ ĐÂU MÀ RA
“Thực
ngôn” 食言, từ mặt chữ mà giải thích là ăn lời nói. Hiển nhiên là
lời nói không thể ăn được, vậy tại sao chúng ta thường dùng từ “thực ngôn”.
Cách nói biểu đạt tương tự với “thực ngôn” còn có “thôn tiến đỗ tử lí đích thoại
thổ xuất lai” 吞进肚子里吐出来 (nhổ ra những lời đã nuốt vào bụng). Lời nói có thể
nuốt sao? Lại làm sao nhổ ra được?
Kì thực
chúng là loại biểu đạt hình tượng. “Thực ngôn” biểu đạt sự không tuân thủ lời hứa
của mình, không giữ chữ tín. Bản thân nói ra nhưng không giữ lời, cho nên nói
“thực ngôn”; “thôn” và “thổ” biểu đạt cũng như thế. “Thực ngôn” xuất xứ từ câu
“thực ngôn nhi phì” 食言而肥, điển cố này liên quan đến một đại thần tên Mạnh Vũ
Bá 孟武伯 thời
Xuân Thu.
Trong Tả truyện – Ai Công nhị thập ngũ niên 左传 - 哀公二十五年 có một
đoạn như sau:
Công yến vu Ngũ Đồng. Vũ Bá vi chúc, ố Quách
Trọng, viết:
Hà phì dã?
Quý Tôn viết:
Thỉnh ấm trệ dã! Dĩ Lỗ quốc chi mật
nhĩ cừu thù, thần thị dĩ bất hoạch tùng quân, khắc miễn vu đại hành, hựu vị Trọng
dã phì.
Công viết:
Thị thực ngôn đa hĩ, năng vô phì hồ?
公宴于五桐. 武伯为祝, 恶郭重, 曰:
何肥也!
季孙曰:
请饮彘也! 以鲁国之密迩仇雠, 臣是以不获从君, 克免于大行, 又谓重也肥.
公曰:
是食多言矣, 能无肥乎?
(Ai
Công bày tiệc ở Ngũ Đồng, Vũ Bá chúc rượu, vì ghét Quách Trọng, nên nói rằng:
- Sao ông mập thế?
Quý Tôn
nói rằng:
- Xin phạt rượu Vũ Bá. Kẻ địch của nước Lỗ gần
bên cạnh, bề tôi không theo quân chủ, đã không đi xa, mà còn lại nói Quách Trọng
bôn ba lao khổ là mập.
Ai Công
bảo rằng:
- Ăn lời nhiều quá sao mà không mập cho được?)
Lỗ Ai
Công sau khi đi thăm nước Việt trở về, Quý Khang Tử và Mạnh Vũ Bá đến Ngũ Đồng
nghinh tiếp. Quân thần tại nơi đó yến ẩm. Mạnh Vũ Bá rất ghét Quách Trọng được
sự sủng ái của Ai Công, liền nhân cơ hội nói rằng:
- Sao ông mập thế?
Quý
Khang Tử tên là Phì (mập), nghe mấy lời đó không vui, liền nói:
- Quách Trọng theo quân vương bôn ba gian khổ,
Mạnh Vũ Bá lại nói ông ta mập.
Ai Công
bèn chỉ mèo mắng chó, nói rằng:
- Người đó ăn lời của mình nhiều quá, làm sao
mà không mập cho được?
Đây là
ví dụ điển hình cho mối quan hệ quân thần hoá xấu. Mạnh Vũ Bá trước giờ không
giữ chữ tín, nói mà không giữ lời. Lỗ Ai Công rất ghét ông ta. Cho nên mượn cơ
hội châm biếm, khiến Mạnh Vũ Bá đỏ mặt tía tai. Đương nhiên, Lỗ Ai Công nhân đó
mà đắc tội với Mạnh Vũ Bá. Sau này Mạnh Vũ Bá gây nhiều phiền phức cho Ai Công.
Về sau
dùng từ này để biểu thị hạng người không giữ chữ tín, chỉ chăm chăm chiếm điều
lợi cho mình.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 16/3/2019
Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên
soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã,
2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật