Dịch thuật: Thang Hoà và "nhân khẩu đoàn tử"



THANG HOÀ VÀ “NHÂN KHẨU ĐOÀN TỬ”

          “Quá niên” 过年 (ăn tết), cũng gọi là “tạ niên” 谢年. Trước đây trong dân gian có tập tục tế thần, tế tổ, tại Thường Châu 常州còn có tập tục làm “nhân khẩu đoàn tử” 人口团子. Gọi là “nhân khẩu đoàn tử” tức khi làm bánh để ăn tết, người ta đặc biệt lấy một nắm bột lớn nặn thành đầu người, bên trong không có nhân, bên trên điểm chấm đỏ.
          Theo truyền thuyết, tập tục này có nguồn gốc từ đầu thời Minh. Chu Nguyên Chương 朱元璋sau khi bình định Giang Nam 江南 có được thiên hạ đã tàn sát công thần. Đương thời, đại tướng Thang Hoà 汤和和 có nhiều chiến công ở tại Thường Châu . Đối với Thang Hoà, Chu Nguyên Chương rất không an tâm. Thang Hoà cảm thấy nguy hiểm bèn mượn rượu để tự ẩn mình, thường sau khi say mới xử lí chính sự, giết nhầm người vô tội. Để tránh giết nhầm, phó tướng của Thang Hoà đã giả làm mấy cái đầu người, nhuộm chút màu huyết, mỗi khi Thang Hoà say rượu tức giận muốn giết người, liền đem những chiếc đầu người giả dâng lên. Thang Hoà say, mắt nhìn nhập nhèm, vén tóc cười lớn. Ngày hôm sau quên hết sự việc, cho dù ông nhìn thấy người mà mình muốn giết, người đó cũng vô sự. Nhân đó, phó tướng âm thầm truyền lệnh, nhà nhà đều dùng bột làm giả đầu người để đề phòng Thang Hoà giết nhầm, mong giữ được sự bình yên, gọi đó là “nhân khẩu đoàn tử”, đồng thời lưu truyền thành một trong những tập tục ăn tết. Về sau mọi người cảm thấy ăn tết mà làm đầu người là bất tường, bèn đổi thành làm trái thọ đào, nhưng vẫn điểm chấm đỏ bên trên.

                                                     Huỳnh Chương Hưng
                                                     Quy Nhơn 23/3/2019

Nguyên tác Trung văn
THANG HOÀ DỮ “NHÂN KHẨU ĐOÀN TỬ”
汤和与人口团子
Trong quyển
THANH THIẾU NIÊN TỐI HỈ HOAN ĐÍCH
THẦN THOẠI CỐ SỰ
青少年最喜欢的
神话故事
Tác giả: Ngô Cảnh Minh 吴景明
Diên Biên nhân dân xuất bản xã, 2002
Previous Post Next Post