ĐIỂU
TẬN CUNG TÀNG
鸟尽弓藏
CHIM HẾT THÌ CUNG CŨNG CẤT
Giải
thích:
chim không còn thì cung tên cũng đem cất không dùng đến nữa. Ví sau khi sự tình
thành công, những người có công bị bỏ rơi hoặc bị giết chết.
Xuất xứ: Hán . Tư Mã Thiên 司马迁: Sử kí – Việt Vương Câu Tiễn thế gia 史记 - 越王勾践世家
Năm
475 trước công nguyên, Việt Vương Câu Tiễn 越王勾践 trải qua một thời gian nằm gai nếm
mật cuối cùng khôi phục lại quốc lực, cử binh phạt Ngô. Ngô Vương Phù Sai 吴王夫差 không biết làm sao, đành phái
Thái tể Bá Bỉ 伯嚭
đi cầu hoà. Câu Tiễn
nhớ đến sự việc lúc trước, có chút xiêu lòng, nhưng Phạm Lãi 范蠡 lại không đồng ý, khuyên Việt
Vương không nên lưu hậu hoạn. Thế là Câu Tiễn cự tuyệt sự cầu hoà của Ngô
Vương, tiếp tục công phạt kinh đô nước Ngô là Cô Tô 姑苏. Bá Bỉ đầu hàng trước tiên, Phù
Sai bị bức, không còn con đường nào chạy bèn lấy áo che mặt rồi tự sát.
Câu
Tiễn làm Bá Vương, mở tiệc mừng công, đại thưởng công thần. Nhưng cả triều văn
võ lại thiếu mất người có công lớn nhất là Phạm Lãi. Hoá ra, Phạm Lãi đã cùng
Tây Thi 西施trong
đêm khuya đã âm thầm ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ rời khỏi nước Việt đi đến một
nơi xa.
Trước
khi ra đi, Phạm Lãi đã để lại một bức thư cho người bạn cùng chung hoạn nạn là
Văn Chủng 文,种 trong thư nói rằng:
-
Chim đã hết thì cung tên cũng đem cất (điểu
tận cung tàng 鸟尽弓藏);
thỏ đã không còn thì chó săn cũng bị nấu. Con người Việt Vương chỉ có thể cùng
với người khác chung nhau hoạn nạn, chứ không thể chung hưởng phú quý. Ông hãy
mau chạy đi.
Văn
Chủng xem xong mỉm cười, cảm thấy Phạm Lãi đa nghi.
Nhưng
chẳng bao lâu, Việt Vương nghe theo sàm ngôn, nghi ngờ Văn Chủng mưu phản, bèn
phái người tặng Văn Chủng một thanh kiếm. Văn Chủng nhìn qua, hoá ra là thanh
kiếm mà năm đó Phù Sai bảo Ngũ Tử Tư 伍子胥tự sát. Trong phút chốc, Văn Chủng hiểu ý của Việt Vương, cảm
thán rằng:
-
Ta hối hận vị đã không nghe theo lời
khuyên của Phạm Lãi.
Thế
là dùng kiếm tự sát.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 18/02/2019
Nguyên tác Trung văn
ĐIỂU TẬN CUNG TÀNG
鸟尽弓藏
TRUNG QUỐC THÀNH NGỮ
CỐ SỰ TỔNG TẬP
中国成语故事总集
(tập 1)
Chủ biên: Đường Kì 唐麒
Trường Xuân – Thời đại
văn nghệ xuất bản xã, 2004
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật