THI THÁNH ĐỖ PHỦ
Đỗ
Phủ 杜甫
(712 – 770), tự Tử
Mĩ 子美,
nhân giữ qua chức Kiểm hiệu Công bộ Viên ngoại lang 检校工部员外郎cho nên người đời gọi ông là Đỗ
Công Bộ 杜工部.
Đỗ Phủ người huyện Củng 巩 Hà Nam 河南, có thuyết cho là người Tương Dương 襄阳, là cháu cúa Đỗ Thẩm Ngôn 杜审言 – thi nhân đời Đường, từ sớm đã
nổi tiếng. Đỗ Phủ nhiều lần đi thi nhưng không đậu, buồn chán thất ý, ở Trường
An 长安10
năm mới có được một chức quan cực nhỏ. Lúc bấy giờ là trước loạn An Sử 安史, thời kì Lí Lâm Phủ 李林甫, Dương Quốc Trung 杨国忠 chuyên quyền loạn chính. Loạn
An sử bắt đầu, khoảng nửa năm, Trường An sa vào hoạ loạn, thi nhân bắt đầu một
cuộc sống lưu li thất sở. Trong một đời, trừ lúc tại Tây Xuyên 西川 (Tứ Xuyên 四川) nhờ nghiêm Vũ 严武 (Tiết độ sứ Tây Xuyên), qua được
mấy năm cuộc sống tương đối ổn định ra, còn lại luôn lưu lạc cùng khốn. Sau khi
Nghiêm Vũ qua đời, Đỗ Phủ rời Tây Xuyên đi lên phía bắc, và năm 770 mất trên
thuyền ở Nhạc Dương 岳阳, hưởng niên 58 tuổi. Một đời Đỗ Phủ là cả một thời kì triều
Đường từ phồn thịnh chuyển sang suy vong. Thi nhân lúc trẻ đã lập chí:
Trí quân Nghiêu
Thuấn thượng
Tái sử phong tục
thuần (1)
致君尧舜上
再使风须俗淳
(Hết lòng phò tá quân chủ để chính
tích của ông ta vượt lên trên cả Nghiêu Thuấn
Khiến cho phong tục xã hội một lần
nữa được trở lại thuần hậu chất phác)
Nhưng khắp nơi chính trị hủ bại
khiến ông thất vọng.
Chu môn tửu nhục
xú
Lộ hữu đống tử cốt (2)
朱门酒肉臭
路有冻死骨
(Nơi nhà giàu sang phú quý, rượu
thịt dư thừa đến nỗi bốc mùi xú uế,
Người nghèo khổ thì lại vì đói
rét mà chết ở bên đường)
đã chỉ ra một cách chính xác mâu
thuẫn đối lập giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột. Bài Binh xa hành 兵车行 bộc lộ bối cảnh chân thực vương
triều Đường khoe khoang chiến công, bài Lệ
nhân hành 丽人行thì lại bộc lộ sự hủ bại và xa xỉ
của giai cấp thống trị. Sau loạn An Sử, thi nhân thâm nhập trong nhân dân, cảm
nhận sâu sắc tai nạn trầm trọng trước tiên rơi xuống đầu nhân dân. Ông viết
“Tam lại” 三吏
(Tân An lại 新安吏,
Đồng Quan lại 潼关吏,
Thạch hào lại 石壕吏); “Tam biệt” 三别 (Tân hôn biệt 新婚别,
Thuỳ lão biệt 垂老别,
Vô gia biệt 无家别), khắc hoạ sâu sắc cuộc sống của
quảng đại nhân dân lúc bấy giờ ở vào cảnh nước sôi lửa bỏng, binh dịch dao dịch
trầm trọng.
Mặc
dù động loạn và chính trị suy bại mang đến cho tâm linh thi nhân những vết
thương to lớn, nhưng Đỗ Phủ vẫn luôn đem hi vọng kí thác vào việc khôi phục hai kinh và sự trung
hưng vương thất, cho nên trong bài Văn
quan quân thu Hà Nam Hà Bắc 闻官军收河南河北, ông đã viết:
Kiếm ngoại hốt
truyền thu Kế Bắc,
Sơ văn thế lệ mãn
y thường.
Khước khan thê tử
sầu hà tại,
Mạn quyển thi thư
hỉ dục cuồng.
Bạch nhật phóng ca
tu túng tửu,
Thanh xuân tác bạn
hảo hoàn hương.
Khước tùng Ba Hiệp
xuyên Vu Hiệp,
Tiện há Tương
Dương hướng Lạc Dương.
剑外忽传收蓟北
初闻涕泪满衣裳
却看妻子愁何在
漫卷诗书喜欲狂
白日放歌须纵酒
青春作伴好还乡
却从巴峡穿巫峡
便下襄阳向洛阳
(Ngoài Kiếm Môn quan bỗng truyền
tới tin thu phục được Kế Bắc,
Mới nghe qua đã vui mừng đến mức
lệ rơi ướt áo.
Quay đầu lại nhìn, nỗi lo buồn về
vợ con tiêu tan trong phút chốc,
Vội vàng thu thập sơ qua sách vở,
mừng đến phát cuồng.
Mặt trời chiếu rọi, cất tiếng ca
phải uống rượu cho thoả,
Cảnh sắc mùa xuân cùng theo về lại
cố hương.
Từ Ba Hiệp đi xuyên qua Vu Hiệp,
Rồi xuống Tương Dương sau đó đi
thẳng đến Lạc Dương.)
Loạn
An Sử kết thúc, khiến ông vui mừng phát khóc. Nhưng sau khi kết thúc loạn An Sử,
tai hại chiến tranh vẫn chưa chấm dứt, giai cấp thống trị ngày càng tăng thêm
bóc lột nhân dân. Đỗ Phủ vẫn bị đuổi chạy đông chạy tây. Do được hiện thực khải
thị, ông dần từng bước biết không thể tin tưởng vào giai cấp thống trị được,
nói rằng:
Vạn phương thanh
nhất khái
Ngô đạo cánh hà
chi (3)
万方声一概
吾道竟何之
(Khắp nơi tiếng trống tiếng tù
và nhất tề nổi lên,
Đạo của ta rốt cuộc đi về đâu?
Đường Nghiêu chân thánh
đế
Dã lão phục hà tri (4)
唐尧真圣帝
野老复何知
(Bệ hạ ngài (chỉ Đường Túc Tông) là thánh đế trời sanh
như Đường Nghiêu,
Lão phu thần lại biết được gì
đâu)
Chỉ với mấy câu mà hàm chứa lòng
bi phẫn vô hạn. Trong bài Mao ốc vi thu
phong sở phá ca 茅屋为秋风所破歌, ông viết rằng:
An đắc quảng hạ
thiên vạn gian,
Hựu tí thiên hạ
hàn sĩ câu hoan nhan,
Phong vũ bất động
an như sơn!
Ô hô!
Hà thời nhãn tiền
đột ngột hiện thử ốc,
Ngô lư độc phá thụ
đống tử diệc túc!
安得广厦千万间,
又庇天下寒士俱欢颜,
风雨不动安如山!
呜呼!
何时眼前突兀见此屋,
吾庐独破受冻死亦足!
(Làm sao có được ngôi nhà cao lớn
ngàn vạn gian,
Để che chở hết những hàn sĩ
trong thiên hạ, khiến họ đều được vui mừng.
Trong gió mưa ngôi nhà không hề
suy suyễn, vẫn vững như núi.
Than ôi!
Biết bao giờ ngôi nhà cao lớn đó
hiện ra trước mặt.
Đến lúc đó, cho dù riêng gian
nhà tranh của ta có bị gió thu tàn phá khiến ta chịu rét mà chết, ta cũng cam
lòng.)
Đỗ Phủ
đã từ cảm thụ thiết thân của chính mình mà phát triển thành sự đồng tình giai cấp
đối với đại chúng lao khổ. Tác phẩm của Đỗ Phủ từ đầu tới cuối là sự phản ánh
chân thự xã hội hiện thực, tràn đầy tính nhân dân, được xưng là “thi sử” 诗史, ông cũng được người đời tôn là
“Thi thánh” 诗圣.
Lí Đỗ văn chương tại,
Quang diễm vạn trượng
trường.
李杜文章在,
光焰万丈长.
(Thơ văn của Lí Bạch, Đỗ Phủ
cùng tồn tại,
Như ánh sáng trên thi đàn toả
sáng muôn trượng) (5)
đây là hai câu thơ mà Hàn Dũ
đánh giá về Lí Bạch và Đỗ Phủ. Thơ của Lí Bạch, Đỗ Phủ mãi thiên thu. Hai người
họ là hai viên ngọc bích trên thi đàn Trung Quốc. Lí Bạch là đại sư về chủ
nghĩa lãng mạn, còn Đỗ Phủ là bậc thầy về chủ nghĩa hiện thực.
Về
nghệ thuật, trình độ của Lí Bạch và Đỗ Phủ mỗi người đều có điểm độc đáo riêng.
Lí Bạch chuyên và tuyệt cú thất ngôn. Đỗ Phủ đã phát triển thơ thất luật đến chỗ
hoàn mĩ, Lí Bạch hiển nhiên lại không thích mấy thể thơ này.
Đọc
thơ Lí Bạch, Đỗ Phủ, mỗi người có thể có sở thích riêng, có người yêu thơ Lí Bạch,
có người thích thơ Đỗ Phủ, đây là điều bình thường. Thi nhân từ thời Đường về
sau, người học theo họ Đỗ thì nhiều, người học theo họ Lí thì ít. Đó là nhân vì
học theo Đỗ Phủ tương đối dễ, còn học theo Lí Bạch thì cực khó. Còn một điểm nữa,
xã hội phong kiến càng về sau, tử khí càng nặng nề, thi nhân đời sau thiếu đi
tinh thần phóng khoáng không câu thúc của Lí Bạch, đương nhiên không thể học
theo thơ ông.
Có
thể nói, Lí Bạch và Đỗ Phủ là hai ngọn núi nguy nga nhất trên thi đàn Trung Quốc.
Chú
của người dịch
1- Hai câu này trong bài Phụng tặng Vi Tả Thừa trượng nhị thập nhị vận
奉赠韦左丞丈二十二韵.
2- Hai câu này trong bài Tự kinh phó Phụng Tiên huyện vịnh hoài ngũ
bách tự 自京赴奉先县咏怀五百字.
3- Hai câu này trong Tần Châu tạp thi nhị thập thủ 秦州杂诗二十首 (bài thứ 4).
4- Hai câu này trong Tần Châu tạp thi nhị thập thủ 秦州杂诗二十首 (bài thứ 20).
5- Hai câu này trong bài Điều Trương Tịch 调张籍 của Hàn Dũ 韩愈.
Huỳnh Chương Hưng
Quy
Nhơn 08/01/2019
Nguồn
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật