Dịch thuật: Một số biệt xưng về thê tử

MỘT SỐ BIỆT XƯNG VỀ THÊ TỬ

Tiểu quân 小君, Tế quân 细君: lúc ban đầu là để xưng thê tử của chư hầu, về sau dùng thông xưng cho thê tử.
Hoàng hậu 皇后后: thê tử của hoàng đế.
Tử đồng 梓童: từ xưng hô của hoàng đế đối với thê tử.
Phu nhân 夫人: thê tử của chư hầu thời cổ xưng là phu nhân. Thời Minh Thanh, thê tử của quan nhất phẩm, nhị phẩm phong Phu nhân 夫人; thời cận đại nói chung dùng để tôn xưng thê tử của một người nào đó.
Kinh thê 荆妻: vào thời cổ là từ khiêm xưng đối với thê tử của mình, cũng còn gọi là kinh nhân 荆人, kinh thất 荆室, kinh phụ 荆妇, sơn kinh 山荆, tiện kinh 贱荆, biểu thị ý nghĩa bần hàn.
Tao khang 糟糠: hình dung thê tử cùng chung hoạn với mình lúc bần cùng.
Nội nhân 内人: trước đây xưng thê tử của mình đối với người khác. Trong sách vở cũng xưng là nội tử 内子, nội trợ 内助. Đối với thê tử người khác, tôn xưng là hiền nội trợ 贤内助.
Nội chưởng quỹ 内掌柜: thời trước xưng thê tử của người làm ăn mua bán là “nội chưởng quỹ” 内掌柜, cũng xưng là “nội đương gia” 内当家.
Hồn gia 浑家: người chồng xưng thê tử của mình vào thời kì đầu.
Nương tử 娘子: một số nơi xưng thê tử của mình là nương tử, cũng có nơi xưng là nương nhi môn 娘儿门, cũng còn xưng là nương bà 娘婆.
Đường khách 堂客: một số nơi ở Giang Nam 江南xưng thê tử là “đường khách”.
Tức phụ nhi 媳儿妇: là cách gọi phổ biến ở nông thôn Hà Nam 河南.
Lão bà 老婆: tục xưng ở vùng nôn thôn phương bắc, dùng nhiều trong khẩu ngữ.
Kế thất 继室, tục huyền 续弦: gọi người vợ kế sau khi người vợ trước qua đời.

                                                                 Huỳnh Chương Hưng
                                                                 Quy Nhơn 25/01/2019

Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Biên soạn: Thiệu Sĩ Mai 邵士梅
                  Đào Tịch Giai 陶夕佳
                  Tưởng Tiểu Ba 蒋筱波
Tam Xuân xuất bản xã, 2008
Previous Post Next Post