CUNG THẤT THỜI TÂY HÁN
Hán Cao
Tổ Lưu Bang 汉高祖刘邦 sau
khi tại Tỉ thuỷ 汜水 lên
ngôi hoàng đế, làm chủ Lạc Dương 洛阳, định lấy Lạc Dương
làm kinh đô. Sử xưng:
Cao Tổ sơ định thiên hạ, duyệt bốc Lạc chi
thành, vi thiên địa chi trung, hữu Chu thất di phong, tương đô chi. (1)
高祖初定天下, 悦卜洛之城, 为天地之中, 有周室遗风, 将都之.
(Hán
Cao Tổ mới đầu bình định thiên hạ, bói được quẻ thành Lạc, là trung tâm của trời
đất, lại có phong khí của nhà Chu còn sót lại, bèn định lập đô nơi đó.)
Lâu
Kính 娄敬người nước Tề tiến kiến Lưu Bang, ra sức trình bày điểm
khác nhau giữa nhà Hán với nhà Chu, cho rằng nên dựng đô ở Trường An 长安. Mưu sĩ Trương Lương 张良cũng
theo ý này, thế là Lưu Bang xác định lấy Trường An làm quốc đô. (2)
Di chỉ
Trường An thời Tây Hán tại Long Thủ Nguyên 龙首原
phía tây bắc thành Tây An 西安ngày nay, là được kiến
lập từ Li cung 离宫phía nam sông Vị 渭 ở Hàm Dương 咸阳 của triều Tần. Trường An thời Tây Hán ở phía tây bắc
Long Thủ Nguyên, đô thành Trường An thời Tuỳ Đường về sau ở phía đông nam Long
Thủ Nguyên. Cung thất thời Tây Hán phân bố phía nam thành Trường An, đến thời
Đường, cung thành mới dời hướng về phía bắc thành. Thời kì Lưu Bang định đô,
Trường An chỉ là một danh xưng một làng của Hàm Dương triều Tần, kiến trúc nơi
đây có Chương Đài 章台, Hưng Lạc cung 兴乐宫cùng
Li cung biệt uyển của triều Tần.
Sau khi
Lưu Bang định đô ở Trường An, tiếp tục dẫn quân chinh chiến, lệnh cho Tiêu Hà 萧何 ở lại
trấn giữ quan trung, đồng thời xây dựng đô thành. Lưu Bang đông chinh trở về,
Chương Đài và Hưng Lạc cung của triều Tần đã được xây dựng lại thành Vị Ương
cung 未央宫, Trường Lạc cung 长乐宫nguy
nga tráng lệ, phú lệ đường hoàng. Trường Lạc cung xây dựng trước, toạ lạc phía đông
nam Trường An; Vị Ương được xây dựng sau đó không lâu, toạ lạc phía tây nam Trường
An. Lưu Bang thấy công trình của Vị Ương cung to lớn, bỗng không ngăn được giận,
chất vấn Tiêu Hà:
Thiên hạ hung hung, khổ chiến số niên, thành
bại vị khả tri, thị hà trị cung thất quá độ dã?
天下汹汹, 苦战数年, 成败未可知, 是何治宫室过度也?
(Thiên
hạ náo loạn, khổ sở vì chiến tranh nhiều năm, thành bại chưa rõ, sao lại xây dựng
cung thất quá độ như thế?)
Tiêu Hà
từ tốn đáp rằng:
Thiên hạ phương vị định, cố khả nhân toại tựu
cung thất; thả phù thiên tử dĩ tứ hải vi gia, phi tráng lệ vô dĩ trọng uy, thả
vô linh hậu thế hữu dĩ gia dã. (3)
天下方未定, 故可因遂就宫室; 且夫天子以四海为家, 非壮丽无以重威, 且无令后世有以加也.
(Chính
nhân lúc thiên hạ chưa yên định, mới có thể thừa cơ xây dựng cung thất; vả
thiên tử lấy bốn biển làm nhà, nếu xây dựng không tráng lệ như thế thì không đủ
để thể hiện uy nghiêm của thiên tử, và nó cũng khiến cho đời sau không được
phép vượt qua.)
Thời Hán
Huệ Đế 汉惠帝, tu sửa tường thành Trường An chu vi 65 dặm, cao 3
trượng 5 xích. Đến thời Hán Vũ Đế 汉武帝, một lần nữa mở rộng
quy mô, khiến đô thành Trường An có quy mô tương đối lớn, trong thành:
Kinh, vĩ mỗi chiều dài 32 dặm 18 bộ, đất 973
khoảnh, 8 nhai 9 mạch, 3 cung 9 phủ, 3 miếu 12 môn, 9 chợ 16 cầu. (4)
Về quy
chế thành quách của thành Trường An, Trương Hành 张衡nói
rằng:
Mỗi mặt thành mở 3 cửa, cứ 1 đường là 1 sân,
12 đường lớn 2 xe đi song song, đường phố nối liền nhau. (5)
Đó là
nói đô thành triều Hán mỗi mặt tường thành có 3 cửa, trước cửa nối thông với đường
lớn, trên thành có môn lâu, trong thành đường ngang đường dọc.
Bên
trong tường phía nam của thành Trường An thời Tây Hán là An môn 安门 (còn
gọi là Đỉnh Lộ môn 鼎路门), tường phía bắc có Trù Thành môn 厨城门, Hoành môn 横门, Lạc Thành môn 洛城门. Lạc Thành môn còn gọi là Cao môn 高门, Triều môn 朝门, Quán Tước Đài môn 鹳雀台门, Quán Tước Đài bên ngoài cửa chính là Thừa Lộ Bàn đài
承露盘台nơi đặt nước cam lộ mà Vũ Đế 武帝tiếp
nhận. Tường phía đông có Thanh Minh môn 清明门,
Tuyên Bình môn 宣平门, Bá Thành môn 霸城门.
Thành phía tây đối diện có Trực Thành môn直城门,
Chương Thành môn 章城门, Ung môn 雍门. 12 toà thành môn đều
có hầu 侯, phụ trách đóng mở cổng thành.
...........
Trong
thành Trường An thời Tây Hán, cung thành ước chiếm hơn một nửa, riêng Trường Lạc
cung, Vị Ương cung đã chiếm 1/2 toàn thành. Trong cung thành thời Tây Hán cung
thất nổi tiếng nhất có Trường Lạc cung 长乐宫,
Vị Ương cung 未央宫, Kiến Chương cung 建章宫.
Trường Lạc cung chu vi hơn 20 dặm, trong cung có Hồng đài 鸿台, Lâm Hoa điện 临华殿,
Ôn thất điện 温室殿và 4 điện khác là Trường Tín 长信,
Trường Thu 长秋, Vĩnh Thọ 永寿, Vĩnh Ninh 永宁 (6). Vị Ương cung chu vi 28 dặm, trong cung có Tuyên thất
宣室, Kì Lân điện 麒麟殿,
Kim Hoa điện 金华殿, Câu Dặc điện 钩弋殿,
Thiên Lộc các 天禄阁, Chu Tước đường 朱雀堂,
Hoạ đường 画堂, Giáp quán 甲观 ... (7). Kiến Chương cung được xây dựng thời
Hán Vũ Đế, chu vi 30 dặm (8), chính môn gọi là Xương Hạp môn 阊阖门 (Thiên
môn 天门), phía đông có Biệt Phụng khuyết 别凤阙, phía bắc là Phụng Hoàng khuyết 凤凰阙, trong cung có Đài Đãng cung 骀荡宫,
Thiên Lương cung 天梁宫, Kì Thất cung 奇室宫,
Cổ Hoàng cung 鼓簧宫, Ngọc Đường điện 玉堂殿,
Thần Minh điện 神明殿, Minh Loan điện 鸣銮殿,
Kì Hoa điện 奇华殿, Hàm Đức điện 函德殿,
Thái Dịch trì 太液池, Đường Trung trì 唐中池 ...
Chú của
nguyên tác
1- Trường An đồ
thuyết - Quyển cửu thập ngũ 长安图说 - 卷九十五
2- Tư trị thông
giám - Quyển thập nhất 资治通鉴 - 卷十一
3- Sử kí - Cao Tổ
bản kỉ 史记 - 高祖本纪
4- Hán cựu nghi 汉旧仪
5- Tây kinh phú 西京赋
6- Tam phụ hoàng
đồ 三辅黄图
7- Tam phụ hoàng
đồ 三辅黄图và Tây kinh tạp kí 西京杂记 nói rằng:
Vị Ương cung chu táp nhị thập nhị lí cửu thập
ngũ bộ.
未央宫周匝二十二里九十五步
(Vị
Ương cung chu vi 22 dặm 95 bộ)
8- Tam phụ cựu sự
三辅旧事
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 26/01/2019
Nguyên tác Trung văn
TÂY HÁN CUNG THẤT
西汉宫室
Trong quyển
LỊCH TRIỂU HOÀNG CUNG BẢO TỊCH
历朝皇宫宝籍
Tác giả: Hướng Tư 向斯
Bắc Kinh: Trung Quốc Văn sử xuất bản xã, 2002.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật