CHỮ 可 TRONG “KHANG
HI TỰ ĐIỂN”
“Đường vận”: KHẲNG NGÃ thiết. “Tập vận”, “Vận Hội”, “Chính vận”: KHẨU
NGÃ thiết. Tịnh âm 坷 (khả).
唐韻”:
肯我切. “集韻”, “韻會”, “正韻”: 口我切. 並音坷.
(“Đường
vận” phiên thiết là KHẲNG NGÃ. “Tập vận”, “Vận hội”, “Chính vận” phiên thiết là
KHẨU NGÃ. Đều có âm đọc là 坷 (khả).)
Trong Thuyết văn 說文có ghi:
Khẳng dã.
可也
(Có thể)
Trong Quảng vận 廣韻cũng có câu:
Hứa khả dã.
許可也
(Cho là có thể)
Trong Vận hội 韻會ghi rằng:
Khả giả, phủ chi đối.
(Khả, đối lập với “phủ”)
Trong Thư – Nghiêu điển 書 - 堯典có câu:
Ngân tụng khả hồ.
嚚訟可乎
(Nói năng hư vọng, lại ham tranh biện, có thể được
sao?)
Trong Văn Trung Tử - Sự quân
thiên 文中子 - 事君篇:
Đạt nhân tai, Sơn Đào dã, đa khả nhi thiểu
quái.
達人哉, 山濤也,
多可而少怪.
(Thông đạt thay, Sơn Đào, nhiều tha thứ khoan dung mà
ít oán trách)
Lại có
nghĩa là 僅可 (cận khả - cũng có thể), từ biểu thị chưa đủ.
Trong Luận ngữ 論語 có
ghi:
Tử viết: Khả dã.
子曰:
可也.
(Khổng Tử bảo rằng: cũng có thể.)
Trong Lễ - Nội tắc 禮 - 內則có ghi:
Trạch ư chư mẫu dữ khả giả.
擇於諸母與可者
(Từ những thứ mẫu cùng các phụ
nữ trong cung, chọn ra người có đủ tiêu chuẩn có thể chăm sóc (thế tử).)
Chú rằng:
“chư mẫu” 諸母 tức chúng thiếp. “Khả giả” 可者tức
“phó ngự” 傅御 chỉ những thuộc quan giúp vương hoặc chư hầu xử lí
công việc.
Lại có
nghĩa như “sở” 所.
Trong Lễ - Trung dung 禮 - 中庸 có
câu:
Thể vật nhi bất khả di
體物而不可遺
(Sinh ra muôn vật mà không bỏ sót)
Chú rằng: “thể” 體giống
như sinh ra, “khả” 可giống như sở. Không có chỗ sót. Ý nói vạn vật không vật
nào là không từ khí của quỷ thần mà sinh ra.
Một họ.
Trong Chính tự thông 正字通: thời Đường có
Gián nghị đại phu Khả Trung Chính 可中正; thời Tống niên hiệu
Thiệu Hưng 紹興có Tiến sĩ Khả Mậu 可懋.
- Âm KHẮC, bính
âm ke (thanh 4):
“Tự vựng bổ”: khổ cách thiết. Âm 克 (khắc).
“字彙補”: 苦格切. 音克
(Trong
“Tự vị bổ” phiên thiết là KHỔ CÁCH. Âm 克(khắc)
Trong Nguỵ thư – Thổ Dục Hồn truyện魏書 - 吐谷渾傳có câu:
Khắc Hàn, thử phi phục nhân sự.
可汗,
此非復人事
(Khắc Hàn, đó không phải là việc của con người nữa rồi)
Trong Đường thư – Đột Quyết truyện 唐書 - 突厥傳 cũng ghi:
Khắc Hàn do Thiền Vu dã, thê viết Khắc
Đôn.
可汗猶單于也, 妻曰可敦
(Khắc Hàn, giống như Thiền Vu, thê gọi là Khắc Đôn)
- Âm KHỔ,
phiên thiết là KHỔNG NGŨ 孔五, âm 苦 (khổ), để hiệp vần.
Trong Nguyên Hoà thánh đức thi元和聖德詩 của Hàn Dũ韓愈 có
ghi:
Phụ bỉ vi nan, túng tắc bất khổ. Xuất sư
chinh chi, kì chúng thập lữ.
負鄙為難, 縱則不可. 出師征之, 其眾十旅.
(Dựa
vào miền biên viễn nơi khó khăn phức tạp, phóng túng thì không thể. Xuất binh
chinh phạt, đội quân có đến 10 lữ.)
- Âm KHÁ,
phiên thiết là KHẨU CÁ 口箇, âm 軻 (kha)
khứ thanh, để hiệp vần.
Trong Quả phụ phú 寡婦賦 của
Nguỵ Văn Đế 魏文帝 có
câu:
Phục chẩm hề bất mị, đãi bình minh hề khởi
toạ. Sầu bách đoan hề ổi lai, tâm uất uất hề vô khá.
伏枕兮不寐, 逮平明兮起坐. 愁百端兮猥來, 心鬱鬱兮無可.
(Bên gối
không ngủ được, đợi trời sáng ngồi dậy. Sầu trăm mối kéo tới, lòng u uất không
thôi)
- Âm CA,
trong Tập vận 集韻 có nói, chữ 歌, cổ văn viết là 可. Xem ở bộ 欠 (khiếm) 10 nét.
- Âm HÀ,
trong Thạch cổ văn 石古文:
Kì ngư duy hà.
其魚隹可
Trong Phong nhã quảng dật chú 風雅廣逸註nói rằng: 隹可 đọc là 惟何 (duy hà), văn cổ tỉnh lược.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/01/2019
KHANG HI TỰ ĐIỂN
康熙字典
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003, trang 100)
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật