Dịch thuật: Bàn về chữ "vi"

CÓ RÂU HAY KHÔNG CÓ RÂU
BÀN VỀ CHỮ “VI

          Chữ (vi) trong Hán ngữ hiện đại, thường giải thích là “vi tiểu” 微小 (nhỏ bé), “ti vi” 卑微 (hèn mọn), nhưng nghĩa gốc của nó lại là “ẩn hành” 隐行 (1). Gọi là “ẩn hành” chính là hành động không công khai. Ví dụ đế vương, cao quan bí mật xuất hành để tìm hiểu tình hình, gọi là “vi hành xuất phỏng” 微行出访, Tần Thuỷ Hoàng 秦始皇 “vi hành Hàm Dương” 微行咸阳chính là chỉ việc Tần Thuỷ Hoàng cải trang đến Hàm Dương ngầm xem xét. Trong Hán thư – Thành Đế kỉ 汉书 - 成帝纪 có ghi:
Hồng Gia nguyên niên, Thượng thuỷ vi hành xuất.
鸿嘉元年, 上始微行出
(Niên hiệu Hồng Gia thứ nhất, bề trên bắt đầu ra vi hành)
Đây là nói Thành Đế vi hành kiểm tra. Có người cho rằng “vi hành” là cải trang thành người thấp hèn mà xuất hành. “Vi” có nghĩa là “vi tiện” 微贱 (thấp hèn), trong Thư kinh – Thuấn điển 书经  - 舜典 có câu:
Ngu Thuấn trắc vi (*)
虞舜侧微
Chú rằng:
Vi thứ nhân, cố vi tiện.
为庶人, 故微贱
(Là thứ nhân, cho nên thấp hèn)
Nhưng “vi hành” mà giải thích là “vi tiện” e là có chỗ không chuẩn xác. Phương Bao 方苞  trong Tả Trung Nghị Công dật sự 左忠毅公逸事 có viết một đoạn như sau:
          (Tả Quang Đẩu) vi hành nhập cổ tự, vu hạ nhất sinh phục án ngoạ, văn phương thành thảo. Công duyệt tất, tức giải điêu phú sinh, (Sử Khả Pháp) vi yểm hộ.
          (左光斗) 微行入古寺, 庑下一生伏案卧, 文方成草. 公阅, 即解貂覆生, (史可法) 为掩之.
          ( (Tả Quang Đẩu) vi hành vào một ngôi chùa cổ, dưới mái nhà vu có một thư sinh đang gục đầu trên án, bài văn vừa mới xong bản thảo. Ông xem qua xong, bèn cởi áo da con điêu đắp lên người anh ta (Sử Khả Pháp) )
          Nếu nói Tả Quang Đẩu cải trang thành người thấp hèn vào chùa cổ, thế thì ông ta lấy đâu ra áo da con điêu để đắp lên người Sử Khả Pháp? Rõ ràng là mâu thuẫn. Phải là không để cho người ta biết thân phận tôn quý của mình mới cải trang xuất hành (2). Ở đây nghĩa gốc “vi tiện” (thấp hèn) đã mất.
          Chữ (vi) có nhiều nét nghĩa, trong sách cổ thường giải thích là (vô). Phạm Trọng Yêm 范仲淹trong Nhạc Dương lâu kí 岳阳楼记 có viết:
Vi tư nhân, ngô thuỳ (**) dữ quy
微斯人, 吾谁 (**)与归
Ý nói là không có người như thế, tức hạng người “tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu,
Hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc” 先天下之忧而忧, 后天下之乐而乐 (lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ), thì ta biết hướng theo ai? Và như trong Tả truyện – Hi Công tam thập niên 左传 - 僖公三十年 cũng có câu:
          Vi phù nhân chi lực, bất cập thử.
          微夫人之力, 不及此
Ý nói không có sức mạnh của họ, chúng ta không thể có ngày nay. Còn như trong Luận ngữ - Hiến vấn 论语 - 宪问 có câu nổi tiếng, khẳng định Quản Trọng 管仲:
          Vi Quản Trọng, ngô kì phi phát tả nhẫm hĩ.
          微管仲, 吾其披发左衽矣
Ý nói, nếu không có Quản Trọng thì chúng ta đã xoả tóc, cài áo về bên trái rồi, cũng chính là nói bị lẫn với Di Địch. Nhân vì vào thời cổ, người dân ở trung nguyên cài áo về bên phải, tóc vấn lên.
          Nói đến hai cách giải thích ở trên, có một câu chuyện. Thời cổ có một vị khảo sinh tham gia Hội thí, trên tờ khai điền về đặc trưng tướng mạo của mình, anh ta viết hai chữ 微须 (vi tu). Viên khảo quan không hiểu nghĩa cổ của chữ (vi) giải thích là “vô”, mà cho “vi tu” là có chút râu. Đến lúc vào trường thi, khảo quan không cho anh ta vào, hai bên tranh chấp mãi. Khảo sinh nói rằng “vi tu” chính là “vô tu” (không có râu). Khảo quan phản bác lại, bảo rằng “vi tu” là “vô tu”, thế thì Khổng Tử “vi phục” 微服 (***) đi qua nước Tống, há chẳng phải là nói Khổng Tử ở trần đến nước Tống sao? Khảo quan không biết nghĩa cổ, gây ra chuyện cười cho đời sau.

Chú của nguyên tác
1- Thuyết văn giải tự 说文解字: “Vi, ẩn hành dã.” , 隐行 Trung Hoa thư cục ảnh ấn.
2- Từ nguyên 辞源 (nhị) trang 1087, Thương vụ ấn thư quán.

Chú của người dịch
*- Thư – Thuấn điển - 舜典: Ngu Thuấn trắc vi 虞舜侧微.
          Khổng Dĩnh Đạt 孔颖达 sớ rằng:
          Thử vân trắc vi, tức “Nghiêu điển” trắc lậu dã. Bất tại triều đình vị chi trắc, kì nhân bần tiện vị chi vi.
          此云侧微, 尧典侧陋也. 不在朝廷谓之侧, 其人贫贱谓之微.
         (Ở đây nói “trắc vi”, tức trong “Nghiêu điển” là “trắc lậu”. Không ở tại triều đình gọi là “trắc”, người bần tiện gọi là “vi”.
**- Theo Cổ văn của Lưu Dự Am, Lã Cảnh Đoan (tập 3), bản dịch của Hoàng Khôi, và quyển Hán văn của Trần Trọng San, ở đây là chữ (thuỳ). Trong nguyên tác là chữ (duy). Tôi theo 2 sách này sửa là chữ “thuỳ”.
***- Trong Mạnh Tử - Vạn Chương thượng 孟子 - 万章上 có ghi:
          Khổng Tử bất duyệt ư Lỗ, Vệ, tao Tống Hoàn Tư mã tương yêu nhi sát chi, vi phục nhi quá Tống.
          孔子不悦於魯, , 遭宋桓司馬將要而殺之, 微服而過宋.
          (Khổng Tử tại nước Lỗ nước Vệ bất đắc chí, lại bị quan Tư mã nước Tống là Hoàn Đồi 桓魋 chặn đường đón giết, bèn cải trang thường phục mà qua nước Tống)

                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 07/12/2018

Nguyên tác Trung văn
HỮU TU HOÀN THỊ VÔ TU
ĐÀM “VI
有须还是无须
  “
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã, 1998
Previous Post Next Post