Dịch thuật: Thập vật (kì 2)

THẬP VẬT
(tiếp theo)

          Dụng cụ nấu nướng thời thượng cổ có đỉnh , lịch , nghiễn ... Có loại được làm bằng đất nung, có loại được chế tác bằng đồng.
          Đỉnh 鼎 là loại dùng để nấu hoặc đựng thịt, thường là bụng tròn với 3 chân (1), cũng có loại dạng hình chữ nhật với 4 chân, đó là phương đỉnh 方鼎. Bên trái và bên phải ở miệng đỉnh có quai, có thể xỏ huyễn , huyễn là “cống tử” 槓子 (2) tức một thanh gỗ cứng dùng để khiêng đỉnh. Phía dưới phần chân đỉnh có thể nhóm lửa, có mấy loại thịt thì chia ra mấy đỉnh để nấu, sau khi nấu chín thì vớt thịt ra, cho nên gọi là “liệt đỉnh nhi thực” 列鼎而食 (bày đỉnh ra ăn). “Chung minh đỉnh thực” 钟铭鼎食 là một phương diện trong cuộc sống xa xỉ của quý tộc. Vương Bột 王勃 trong Đằng Vương các tự 滕王阁序 có viết:
Lư diêm phác địa, chung minh đỉnh thực chi gia.
闾阎扑地, 钟铭鼎食之家
(Nhà cửa khắp nơi, đều là nhà của đại gia quý tộc)
          Người xưa sau khi dùng chuỷ (cái muỗng) lấy thịt từ trong đỉnh ra, đặt lên trở  (cái thớt) dùng dao xắt ăn. Cho nên trong các sách cổ thường nói “đao chuỷ” 刀匕, “đao trở” 刀俎 đi chung với nhau. Chuỷ là loại muỗng canh có cán dài. Trở là một tấm ván nhỏ hình chữ nhật, hai đầu có chân nâng tấm ván, nhìn chung được làm bằng gỗ, loại trở bằng đồng rất ít.
          Thời thượng cổ, nấu cơm dùng lịch , hấp cơm dùng nghiễn (cái chõ). Lịch giống cái đỉnh, có 3 chân ngắn nhưng rỗng, phía dưới có thể nhóm lửa. Nghiễn chia làm 2 tầng trên và dưới. Tầng dưới giống cái lịch, bên trong đựng nước, nhóm lửa nấu nước, hơi nước bốc lên tầng trên. Tầng trên giống cái tắng (vật dùng để hấp phần đáy có lỗ), bên trong bỏ các loại như gạo, nếp. Giữa 2 tầng trên dưới có 1 tấm hoành cách 横隔với nhiều lỗ (bế tử 箅子 tức tấm vỉ) vừa để thoát hơi, vừa không cho gạo nếp lọt xuống tầng dưới.
          Trong sách cổ thường thấy “phủ tắng” 釜甑đi chung với nhau. Trong Mạnh Tử - Đằng Văn Công thượng 孟子 - 滕文公上 có câu:
Hứa Tử dĩ phủ tắng thoán, dĩ thiết canh hồ?.
许子以釜甑爨, 以铁耕乎?
(Hứa Tử dùng phủ tắng để nấu, dùng đồ sắt để cày ruộng chăng?)
          Trong Sử kí – Hạng Vũ bản kỉ 史记 - 项羽本纪:
Hạng Vũ nãi tất dẫn binh độ hà, giai trầm thuyền phá phủ tắng.
项羽乃悉引兵渡河, 皆沈船破釜甑.
(Hạng Vũ bèn dẫn binh qua sông, rồi làm cho đắm thuyền, phá vỡ phủ tắng)
          Phủ tắng 釜甑 phối hợp dùng với nhau. Phủ giống oa (cái nồi), cách sử dụng tương đương với phần dưới của nghiễn; tắng giống bồn (cái chậu), đáy có lỗ nhỏ, đặt trên phủ, tương đương với phần trên của nghiễn. Giữa phủ và tắng cũng có bế tử箅子 (tấm vỉ).
          Người xưa đựng cơm, đựng thức ăn không dùng oản (cái bát). Trong Thuyết văn 说文 tuy có chữ “oản” , đó là “tiểu vu” 小盂 (vật đựng nước). Cổ khí truyền đời khắc ở bài minh là oản, trên thực tế là tiểu vu gia thêm cán bên cạnh dùng để múc nước (3). Thời cổ đựng cơm dùng quĩ , nhìn chung có bụng tròn, chân vòng khắp (chân ở đáy, dạng vòng tròn), hai bên có tai, được làm bằng gốm hoặc bằng đồng, cũng có loại bằng gỗ hoặc trúc. Còn có một loại gọi là phủ , dạng hình chữ nhật, dùng như cái quỹ. Trong các sách cổ “phủ quỹ” 簠簋 thường dùng chung với nhau. Thời cổ, vật đựng thức ăn còn có đậu , giống cao cước bàn 高脚盘 (mâm chân cao) của ngày nay, có loại có nắp đậy. Đậu vốn là vật dùng đựng thử tắc 黍稷 (hạt kê), sau diễn biến thành vật đựng nhục tương 肉酱, nhục canh 肉羹.Thời cổ, đậu làm bằng gỗ gọi là “đậu” , làm bằng trúc gọi là “biên” , bằng gốm gọi là “đăng” . Trong Thi kinh – Đại nhã – Sinh dân 诗经 - 大雅 - 生民 có câu:
Vu đậu vu đăng
于豆于登
(Trong cái đậu, trong cái đăng)
          Đũa thời cổ gọi là trợ , nhưng thời Tiên Tần, khi ăn cơm nói chung không dùng đũa. Trong Lễ kí – Khúc lễ thượng - 曲礼上 có câu:
Vô đoàn phạn
毋抟饭
Ý nói không nên dùng tay vo cơm thành cục để ăn, có thể thấy đương thời dùng tay để bốc cơm cho vào miệng. Nhưng trong tình huống nhất định thì dùng đũa. Trong Lễ kí – Khúc lễ thượng - 曲礼上 có nói:
Canh chi hữu thái giả dụng giáp
羹之有菜者用
(Canh mà có thức ăn thì dùng giáp)
          Khổng sớ:
Dĩ kì thái giao hoành, phi giáp bất khả
以其菜交横, 不可
(Vì thức ăn nằm lẫn lộn, không dùng giáp để gắp thì không thể)
Giáp chính là một loại đũa. Đại khái đến khoảng đời Hán mới dùng phổ biến đũa. Trong Hán thư – Trương Lương truyện 汉书 - có nói:
Thỉnh tá tiền trợ dĩ trù chi. (*)
请借前箸以筹之
(Xin được mượn đũa trước mâm để trù tính tình thế trước mắt)
          Thời thượng cổ, đồ đựng rượu có tôn , quang , lôi , hồ ... Trong Thi kinh – Chu Nam – Quyển nhĩ 诗经 - 周南 - 卷耳có ghi:
Ngã cô chước bỉ kim lôi
我姑酌彼金罍
(Ta rót rượu vào chiếc lôi bằng vàng kia)
Ngã cô chước bỉ tự quang
我姑酌彼兕
(Ta rót rượu vào chiếc quang bằng sừng tê kia)
Đó là những vật dùng đựng rượu. Quang đồng thời cũng là vật dùng để uống rượu, cho nên trong Thi kinh – Bân phong – Thất nguyệt 诗经 - - 七月có nói:
Xưng bỉ tự quang
Vạn thọ vô cương
称彼兕光
万寿无疆
(Dâng lên rượu đựng trong chiếc quang bằng sừng tê kia
Chúc vạn thọ vô cương)
          Lôi và hồ ngoài đựng rượu ra, còn dùng để đựng nước. Người xưa dùng đẩu thược để yểu tửu 舀酒 (múc rượu), yểu thuỷ 舀水 (múc nước). Yểu (múc) còn gọi là ấp , “yểu” (múc) xong, đổ vào trong vật dùng để uống, gọi là chú (rót). Cho nên trong Thi kinh – Tiểu nhã – Đại đông 诗经 - 小雅 - có câu:
Bất khả dĩ ấp tửu tương
不可以挹酒酱
(Không thể dùng để múc tửu múc tương)
          Trong Thi kinh – Đại nhã – Huýnh chước 诗经 - 大雅  - 泂酌:
Ấp bỉ chú tư
挹彼注兹
(Múc ở kia rót vào đây)
          Tước là thời cổ thông xưng các vật dùng để uống rượu, nhưng nếu là chuyên danh, tước là vật dùng để hâm rượu, nó có 3 chân, phía dưới có thể đốt  lửa. Thời thượng cổ, vật dùng để uống rượu là cô và chí . Chí tương đối nhỏ và nhẹ, cho nên người xưa nói “dương chí” 扬觯 (nâng chí). Sau thời Chiến Quốc xuất hiện loại bôi () (chén / bát) có hình bầu dục, hai bên có quai hình vòng cung, người xưa gọi là “nhĩ bôi” 耳杯 (chén có quai), cũng gọi là “vũ thương” (4). Bôi có thể dùng uống rượu, cũng có thể dùng để đựng canh. Trong Sử kí – Hạng Vũ bản kỉ - 项羽本纪có câu:
Tất dục phanh nhi ông, hạnh phân ngã nhất bôi canh.
必欲烹而翁,幸分我一杯羹
(Muốn nấu cha ngươi thì chia cho ta một bát canh với)
          Chất liệu làm bôi có ngọc, bạc, đồng, gỗ cây sơn, đời Hán rất lưu hành.
          Trong sách cổ thường thấy bàn () di đi chung với nhau, cả hai là dụng cụ dùng phối hợp khi tắm, rửa. Di giống như biều (vỏ bầu), có tay cầm, có chân, có nắp. Trong Tả truyện – Hi Công nhị thập tam niên - 僖公二十三年có chép việc Hoài Doanh 怀 “phụng di ốc quán” 奉以沃盥 (bưng di rưới nước để rửa) cho công tử Trùng Nhĩ 重耳, có thể thấy di dùng để rửa tay. Thời cổ, lúc tế tự hoặc yến ẩm có lễ “ốc quán” 沃盥, khi dùng di rưới nước rửa tay, phía dưới dùng bàn để hứng nước. Cho nên trong Thuyết văn 说文nói là “thừa bàn” . Bàn thời thượng cổ cũng dùng trong ẩm thực. Trong Tả truyện – Hi Công nhị thập tam niên - 僖公二十三年  có nói đến “nãi quỹ bàn san” 馈盘飱 (bèn tặng một mâm thức ăn). Trong Sử kí – Hoạt kê liệt truyện - 滑稽列có nói “bôi bàn lang tịch” 盘狼藉 (bát dĩa lộn xộn) (4), nhưng vẫn không phải là loại “bàn tử” 盘子(dĩa) mà hiện đại nói. “Bàn tử”
Mà hiện đại dùng là sau khi đồ sứ phát đạt mới xuất hiện.
          Dụng cụ ẩm thực nói ở trên, đại đa số là vật mà quý tộc hưởng dụng, bình dân chỉ dùng các loại lịch , bồn , vu , quán bằng gốm mà thôi. (hết)

Chú của nguyên tác
1- Cho nên người xưa dùng “đỉnh túc” “đỉnh lập” để ví tình hình chia 3 đối lập nhau. Trong Sử kí – Hoài Âm Hầu liệt truyện - 淮阴侯列传:
Tam phân thiên hạ, đỉnh túc nhi cư.
三分天下, 鼎足而居.
(Chia 3 thiên hạ, theo thế chân vạc)
2- Huyễn là đòn khiêng làm bằng gỗ, dùng vàng trang sức. (Xem Thuyết văn 说文, chữ “kiện” , Đoàn Ngọc Tài 段玉裁chú.
3- Nhưng ở đây không phải là nói thời thượng cổ không có khí vật đại khái giống “oản” hiện đại, chẳng qua danh xưng và công dụng của chúng khác với  vật mà hiện đại gọi là “oản”.
4- “Hán thư – Ngoại thích truyện” 汉书 - 外戚 Nhan Sư Cổ 颜师古khi chú dẫn lời Mạnh Khang 孟康:
Vũ thương, tước dã, tác sinh tước hình, hữu đầu vĩ vũ dực.
羽觞, 爵也, 作生爵形, 有头尾羽翼.
(Vũ thương là cái tước, tạo hình con công, có đầu có đuôi có cánh)
          Ngoài ra còn có cách nói khác. Ở đây không nói đến.
5- Theo Quế Phức 桂馥.

Chú của người dịch
*- Câu này cũng thấy trong Sử kí – Lưu Hầu thế gia 史记 - 留侯世家.

                                                           Huỳnh Chương Hưng
                                                           Quy Nhơn 28/11/2018

Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Chủ biên: Vương Lực 王力
Bắc Kinh: Trung Quốc Nhân dân Đại học xuất bản xã, 2012
Previous Post Next Post