THẬP VẬT
(kì 1)
Thập vật
什物 rất
nhiều, không thể liệt kê ra hết được. Hiện chọn một số vật mà xưa nay có sự sai
biệt tương đối lớn để trình bày.
Người
xưa trải tịch 席 dưới
đất mà ngồi, cho nên trước khi vào nhà phải cởi giày. Tịch dài ngắn bất nhất,
loại dài có thể mấy người ngồi, loại ngắn chỉ một người ngồi. Tịch 席 và diên 筵 là từ đồng nghĩa. Khu biệt mà nói, diên so với tịch
dài hơn một chút, trải trên đất lót cho tịch; tịch trải trên diên cho người ngồi.
Về sau chữ “diên” dùng biểu thị trần thiết yến ẩm. Trần Tử Ngang 陈子昂 trong Xuân dạ
biệt hữu nhân 春夜别友人 có câu:
Kim tôn đối khỉ diên
金樽对绮筵
(Chén vàng đối mặt cùng bữa tiệc hoa lệ)
Cận đại,
“diên tịch” 筵席 thành 1 từ, dùng để gọi thay cho sự thịnh soạn.
Sàng 床vào thời cổ có 2 cách dùng, vừa có thể dùng làm “ngoạ
cụ” 卧具 (vật
dùng để nằm), lại có thể dùng làm “toạ cụ” 坐具 (vật dùng để ngồi).
Trong Thi kinh - Tiểu nhã - Tư can 诗经 - 小雅 - 斯干 có câu:
Tái tẩm chi sàng
载寝之床
(Cho ngủ trên sàng)
Đó là dùng làm ngoạ cụ.
Trong Mạnh Tử - Vạn Chương thượng 孟子 - 万章上:
Thuấn tại sàng cầm (1)
舜在床琴
(Ông Thuấn trên sàng đánh đàn)
Đó là dùng làm toạ cụ.
Người
xưa khi ngồi, hai đầu gối quỳ trên tịch hoặc trên sàng, phần mông đặt trên hai
gót chân (2), khi ngồi có thể tựa vào kỉ 几.
Kỉ là một vật có hình chữ nhật, không cao, giống như loại kỉ đặt trên lò ở
phương bắc. Trong Mạnh Tử - Công Tôn Sửu
thượng 孟子 - 公孙丑上nói Mạnh Tử “Ấn
kỉ nhi ngoạ” 隐几而卧(tựa kỉ mà nằm). Trong Trang Tử - Tề vật luận 庄子 - 齐物论 có nói “Nam Quách Tử Kì ấn kỉ nhi ngoạ”
南郭子綦隐机而坐 (Nam
Quách Tử Kì tựa kỉ mà ngồi). 机 chính là 几. Kỉ thông thường là
vật để người già tựa, cho nên thời cổ thường nói “kỉ trượng” 几杖 đi
chung với nhau, được dùng làm dụng cụ dưỡng tôn kính lão.
Thác
bàn 托盘dùng để dâng thức ăn, thời cổ gọi là án 案, có loại hình chữ nhật, có loại hình tròn, loại trước
có 4 chân, loại sau có 3 chân, có thể đặt trên đất, đó chính là thực án 食案. Hình thể của thực án không lớn, chân rất ngắn, cho
nên trong Hậu Hán thư – Lương Hồng truyện
后汉书 - 梁鸿传 có
nói vợ Lương Hồng “cử án tề mi” 举案齐眉 (nâng án lên ngang tầm chân mày). Ngoài ra còn có thư
án 书案, dạng hình chữ nhật, hai đầu có chân phía dưới cong
hướng vào bên trong, không cao lắm. Về sau nhân vì
cách ngồi nên đã đổi thành như hình dáng ngày nay, cho nên mới có án kỉ 案几và trác ỷ 桌椅 tương đối cao.
Thời
Tiên Tần đã có chữ 烛 (chúc), nhưng chúc 烛
thời thượng cổ không phải là loại lạp chúc 蜡烛 của đời sau.
Trong Thuyết văn 说文 có nói:
Chúc, đình liệu đại chúc dã.
烛,
庭燎大烛也
(Chúc là loại đuốc lớn thắp sáng ngoài sân)
Chúc cũng giống đình liệu, đều là đuốc. Nếu phân tỉ mỉ,
thì loại cầm ở tay gọi là chúc 烛, đại chúc đặt đứng
trên đất gọi là đình liệu 庭燎. Đại chúc dùng cỏ
lau bó lại mà thành, còn tiểu chúc thì dùng ma chưng 麻蒸 (3) làm thành.
Thời
Chiến Quốc đã có đăng 镫 (灯 )
dùng để chiếu sáng. Đăng đương thời và đăng đời sau không giống nhau. Do bởi
hình dạng giống cái đăng 登 (vật đựng thức ăn
làm bằng đất nung) đựng thức ăn cho nên gọi là “đăng” 镫 (4). Thời cổ dùng cao 膏 để thắp đèn,
cao là mỡ của loài thú, trong Sở từ -
Chiêu hồn 楚辞 - 招魂 có câu:
Lan cao minh chúc
Hoa đăng thác ta (5)
兰膏明烛
华灯错些
(Cao thơm mùi lan chiếu sáng
Đèn hoa chạm trỗ)
Dùng dầu
thực vật thắp đèn là sau này.
Lỗi 耒 và tỉ 耜 là công cụ làm ruộng
thời cổ. Trong Thuyết văn có nói:
Lỗi, thủ canh khúc mộc dã.
耒,
手耕曲木也.
(Lỗi là khúc gỗ cong dùng để cày bằng tay)
Ban đầu
là dùng khúc gỗ cong tự nhiên, về sau biết “nhu mộc vi lỗi” 揉木为耒 (uốn
gỗ làm lỗi). Lỗi và tỉ vốn là hai loại nông cụng. Phần trên của lỗi cong,
phần dưới phân chạc; còn phần dưới của tỉ là một tấm ván phẳng tròn đầu,
về sau gắn thêm đồng hoặc thiết vào, trở thành tiền thân của lê 犁 (cái
cày). Người xưa thường nói “lỗi tỉ” đi chung với nhau, như trong Mạnh Tử - Đằng Văn Công thượng 孟子 - 滕文公上 có nói:
Trần Lương chi đồ Trần Tương, dữ kì đệ Tân,
phụ lỗi tỉ nhi tự Tống chi Đằng.
陈良之徒陈相, 与其弟辛, 负耒耜而自宋之滕.
(Học
trò của Trần Lương là trần Tương, cùng người em là Tân, vác lỗi tỉ từ nước Tống
đi sang nước Đằng)
Thời cổ
khi chú về gia cụ thường cho rằng lỗi tỉ là tên gọi một loại nông cụ có 2 bộ phận
khác nhau, cho rằng lỗi là khúc gỗ cong ở phần trên của tỉ, tỉ là khúc gỗ tròn
hoặc miếng kim loại ở phần dưới của lỗi, có thể thấy sự lẫn lộn giữa lỗi và tỉ
có từ rất lâu. Về sau lỗi tỉ dùng làm từ chỉ thay cho nông cụ.
Chí 銍
là một loại liềm ngắn nhỏ, tiền 钱 và bác 鎛là loại nông cụ hình
cái xẻng dùng để làm cỏ đào đất. Thời thượng cổ tiền và bác từng được dùng làm
vật môi giới trong giao dịch, cho nên hoá tệ cuối thời Xuân Thu và thời Chiến
quốc mô phỏng hình trạng của tiền và bác, xưng là “tiền” 钱 hoặc
“bố” 布 (布và 鎛 âm cổ tương đồng). (còn tiếp)
Chú của
nguyên tác
1- Cầm 琴dùng như động từ,
đánh đàn.
2- Người xưa ngồi, lúc đứng dậy, trước tiên ưỡn thẳng
hông, gọi là “trường quỵ” 长跪. Trường quỵ có thể
biểu thị ý tôn kính. Trong Chiến quốc
sách – Nguỵ sách 战国策 - 魏策có nói Tần Vương
秦王 “trường quỵ nhi tạ” 长跪而谢. Và, “ki cứ” 箕踞 bị người xưa cho là cách ngồi không cung kính. Gọi là
ki cứ là khi ngồi phần mông chạm đất, hai chân đưa ra phía trước đầu gối hơi
cong, chân xoạc giống cái nia. Trong Chiến
quốc sách – Yên sách 战国策 - 燕策 nói Kinh Kha 荆轲đâm Tần vương 秦王 không trúng, “tự biết sự không thành, dựa cột mà cười,
ngồi xoạc cẳng mà mắng”, biểu thị khí khái, khinh miệt địch nhân.
3- Theo Chu Tuấn Thanh 朱骏声.
Ma chưng 麻蒸 là cây đay đã tước bỏ vỏ.
4- Hình dạng của đăng sau này đa dạng hoá.
5- Lan cao 兰膏, tức mỡ động vật
cho thêm hoa lan, khi thắp lên có mùi thơm. “Chúc” 烛 là
động từ, chiếu sáng. “Thác” 错là chạm trỗ. “Ta” 些 ngữ khí từ.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 27/11/2018
Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Chủ biên: Vương Lực 王力
Bắc Kinh: Trung Quốc Nhân dân Đại học xuất bản xã,
2012
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật