Dịch thuật: Sao gọi là "há tháp", có cách nói "thướng tháp" không

SAO GỌI LÀ “HÁ THÁP”,
CÓ CÁCH NÓI “THƯỚNG THÁP” KHÔNG

          “Tháp” là một loại sàng thời cổ, thấp mà dài lại hẹp, có thể tự do di chuyển hoặc treo lên. Trong Khổng tước đông nam phi 孔雀东南飞 có câu:
Di ngã lưu li tháp
Xuất trí tiền song hạ
移我琉璃榻
出置窗前下
(Dời tháp lưu li của ta
Đem ra đặt dưới cửa sổ trước mặt)
          Gọi là “há tháp” 下榻  nghĩa gốc chỉ lấy tháp xuống để chuẩn bị ngủ. Vương Bột 王勃 trong Đằng Vương các tự 滕王阁序  khen tặng những nhân tài ở Hồng Châu 洪州, đã viết rằng:
Vật hoa thiên bảo, long quan xạ ngưu đẩu chi khư
Nhân kiệt địa linh, Từ Nhụ há Trần Phiền chi tháp
物华天宝龙光射牛斗之墟
人杰地灵徐孺下陈蕃 之榻
 (Vật loại tinh hoa, trời sinh trân bảo, ánh sáng bảo kiếm chiếu thẳng đến giữa sao Ngưu sao Đẩu.
          Người có anh kiệt, đất có khí linh, Từ Nhụ lấy xuống tháp Trần Phiền)
          Từ Nhụ 徐孺nói ở đây còn có tên là Từ Trĩ 徐稚, người Nam Xương 南昌 Dự Chương 豫章 thời Đông Hán, là danh sĩ đương thời. Từ Nhụ nhà nghèo, nhưng chưa từng thích kết giao với những người quyền quý. Do bởi đức tài kiêm bị nhiều lần được mời, nhưng Từ Nhụ đều khéo léo chối từ, một số người đương thời khen ông là “Nam Châu cao sĩ” 南州高士.
          “Từ Nhụ há Trần Phiền chi tháp” nói về chuyện Trần Phiền hướng đến Từ Nhụ thỉnh giáo. Trong Hậu Hán thư – Từ Trĩ truyện 后汉书 - 徐徲传 có ghi:
          Phiền tại quận bất tiếp tân khách, duy Trĩ lai đặc thiết nhất tháp, khứ tắc huyện chi.
          蕃在郡不接宾客, 唯稚来设一榻, 去则县之.
          (Lúc Trần Phiền ở quận không tiếp tân khách, duy chỉ Từ Trĩ đến thì bày ra cho ông một chiếc tháp, khi ông về, thì treo tháp lên.)
          Trong Hậu Hán thư – Trần Vương liệt truyện 后汉书 - 陈王列传 cũng có những ghi chép tương tự:
          Quận thú chiêu mạc khẳng chí, duy Trần Phiền năng trí yên. Tự (1) nhi bất danh, đặc thiết nhất tháp, khứ tắc huyện chi.
          郡守招莫肯至, 唯陈蕃能致焉. (1) 而不名, 特设一榻, 去则县之.
          (Quận thú mời nhưng ông (Chu Cầu 周璆 tự Mạnh Ngọc 孟玉 – ND)) không chịu đến, duy chỉ Trần Phiền mời thì ông đến. Trần Phiền kính trọng, gọi tự của ông chứ không gọi danh. Bày riêng cho ông một chiếc tháp, khi ông về thì treo tháp lên.)
          Chữ “huyện” ở đây đồng nghĩa với chữ “huyền” , nghĩa gốc của “há tháp” 下榻chính là sau khi Từ Trĩ đến, chủ lấy tháp xuống để khách ngồi hoặc nằm. Về sau dùng điển cố này biểu thị sự khiêm tốn xin được chỉ giáo, tôn trọng khách, “há tháp”  cũng dần trở thành nhã xưng chỉ khách xá.
          Tháp lúc bình thường thì treo lên, chỉ có khi ngủ mới lấy xuống, cho nên gọi là “há tháp”. “Tháp” tuy có hàm nghĩa là “sàng” (giường), nhưng không thể nói “thướng tháp” 上榻 giống như chúng ta nói “thướng sàng” 上床 (lên giường). Nhìn chung, “sàng” thì cố định, so với vị trí của thân người hơi cao một chút, cho nên nói “thướng sàng” ngủ; tháp thì không như thế, nó vừa hẹp vừa dài lại thấp, dễ dời chuyển, cho nên chỉ có “há” mà không có “thướng”. Lại thêm Trần Phiền năm đó treo tháp rất cao, cho nên chỉ có thể “há tháp”. Hiện đã là cách nói ước định thành tục.

Chú của người dịch
1- Theo https://baike.baidu.com/item/%E8%A7%A3%E6%A6%BB, ở đây là chữ “tự” , trong nguyên tác in nhầm là chữ “học” . Chữ “học” ở đây không hợp, tôi theo tài liệu trên sửa là chữ “tự”.

                                                  Huỳnh Chương Hưng
                                                  Quy Nhơn 05/11/2018

Nguyên tác Trung văn
Trong quyển
THÚ VỊ VĂN HOÁ TRI THỨC ĐẠI TOÀN
趣味文化知识大全
Thanh Thạch 青石 biên soạn
Trung Quốc Hoa kiều xuất bản xã, 2013
Previous Post Next Post