Dịch thuật: Nghi điểm về việc Ngô Tam Quế hàng Thanh

NGHI ĐIỂM VỀ VIỆC NGÔ TAM QUẾ HÀNG THANH

          Ngày 19 tháng 3 năm Sùng Trinh 崇祯 thứ 17 (năm 1644), quân khởi nghĩa nông dân do Lí Tự Thành 李自成 lãnh đạo đã công hãm đô thành Bắc Kinh 北京của triều Minh, Sùng Trinh tại Môi sơn 煤山tự ải, Tổng binh Sơn Hải quan 山海关 triều Minh là Ngô Tam Quế 吴三桂 trên đường tăng viện sau khi nghe tin, vội vã quay về lại Sơn Hải quan. Lí Tự Thành đích thân tống lĩnh đại quân đến Sơn Hải quan, định dùng vũ lực bức hàng Ngô Tam Quế, Ngô Tam Quế vô cùng sợ hãi, bèn hướng đến triều Thanh cầu viện. Khi quân của Lí Tự Thành  và Ngô Tam Quế triển khai huyết chiến trước Sơn Hải quan, đột nhiên kị binh tinh nhuệ của triều Thanh xuất hiện, quân khởi nghĩa nông dân không hề phòng bị, đã thảm bại quay về, từ đó không phấn chấn lên được nữa. Do bởi nhiều ghi chép trong sử thư, giới sử học luôn chú mục đến sự kiện lớn là Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh nhập quan trấn áp nông dân khởi nghĩa, mọi người luôn cho rằng, qua việc đó Ngô Tam Quế đã đầu hàng triều Thanh. Nhưng gần đây có người cho rằng, Ngô Tam Quế dẫn quân Thanh nhập quan hoàn toàn không biểu minh ông ta đầu hàng triều Thanh, đồng thời đề xuất nhiều chứng cứ. Thuyết này khiến cho vấn đề tựa hố vốn đã luận định xong lại trở thành một bí ẩn lịch sử.
          Chí ít còn có 2 lí do có thể thuyết minh Ngô Tam Quế đầu hàng triều Thanh:
          Thứ 1, kẻ thống trị tối cao của triều Thanh xem Ngô Tam Quế như là một hàng tướng, như nhiếp chính Đa Nhĩ Cổn 多尔衮 xem Ngô Tam Quế là bộ hạ để sai khiến:
          Mệnh Tam Quế binh các bạch bố hệ kiên vi hiệu.
          命三桂兵各白布系肩为号
(Lệnh cho các quân binh của Ngô Tam Quế phải đeo mảnh vải trắng nơi vai để làm hiệu)
          Mệnh Tam Quế quân tiên phong.
          命三桂军先锋.
(Lệnh cho quân của Ngô Tam Quế tiên phong)
          Mệnh Ngô Tam Quế dĩ bộ kị nhị vạn tiền khu truy tặc.
          命吴三桂以步骑二万前驱追贼
(Lệnh cho Ngô Tam Quế dùng 2 vạn quân bộ kị truy đuổi giặc)
Để tưởng thưởng cho công lao của Ngô Tam Quế trong chiến tranh, triều đình nhà Thanh còn:
          Thụ Tam Quế Bình Tây Vương lặc ấn.
          授三桂平西王勒印.
(Trao cho Ngô Tam Quế lặc ấn Bình Tây Vương)
                                                                (“Thánh Vũ kỉ” 圣武纪)
 Về sau khi Thanh đế trừ bỏ tước vị của Ngô Tam Quế cũng gọi ông ta là hàng tướng.
          Nghịch tặc Ngô Tam Quế cùng túc lai quy, ngã Thế Tổ Chương Hoàng Đế niệm kì thâu vị đầu hàng, thụ chi quân lữ.
          逆贼吴三桂穷蹙来归, 我世祖章皇帝念其输未投降, 授之军旅 .
(Nghịch tặc Ngô Tam Quế cùng đường đến quy thuận, Thế Tổ Chương Hoàng Đế của ta nghĩ đến việc ông ta thua chưa đầu hàng, trao cho quân binh)
        (“Thanh Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế thực lục” 清圣祖仁皇帝实录).
Trong mắt triều đình nhà Thanh, Ngô Tam Quế chính là hàng tướng của triều Minh.
          Thứ 2, những việc làm của Ngô Tam Quế sau khi nhập quan cũng cho thấy rõ ông ta thực tâm hàng Thanh. Ngô Tam Quế giương ngọn cờ vì vương triều Minh phục thù đã dẫn quân Thanh nhập quan, nhưng khi Phúc Vương 福王 của chính quyền Nam Minh nhiều lần phái người lôi kéo Ngô Tam Quế, Ngô Tam Quế cứng rắn cự tuyệt. Như khi Thị lang của Phúc Vương là Tả Mậu Đệ 左懋第:
          Yết Tam Quế, xuất ngân tệ thả trí Phúc phiên ý.
          谒三桂, 出银币且致福藩意
(Yết kiến Tam Quế, đưa bạc ra bày tỏ tâm ý của Phúc Vương)
Ngô Tam Quế nói rằng:
          Thời thế như thử, ngã hà cảm thụ tứ, duy hữu bế môn thúc giáp dĩ sĩ hậu mệnh hĩ.
          时势如此, 我何敢受赐, 唯有闭门束甲以俟后命耳.
          (Thời thế đã như thế, ta nào dám nhận, chỉ có đóng cửa bó giáp đợi mệnh về sau vậy).
                                            (“Minh quý bại sử hối biên” 明季稗史汇编
          Trừ Phúc Vương 福王ra, còn có mấy vị vương của triều Nam Minh 南明nữa, Ngô Tam Quế đều chưa từng biểu thị cần hiệp đồng phản Thanh phục Minh, mà tương phản với đó, Ngô Tam Quế lại đích thân xuất binh Miến Điện truy sát Vĩnh Lịch Vương 永历王của triều Nam Minh. Có thể thấy, cho dù lúc đầu khi dẫn quân Thanh nhập quan, Ngô Tam Quế có thể nghĩ như thế nào đi nữa, nhưng sau khi quân Thanh nhập quan, ông ta đã đầu hàng triều Thanh, lúc bấy giờ ông đã không dám kháng lại mệnh lệnh của triều Thanh, càng không dám có bất cứ suy nghĩ nào để phản Thanh phục Minh. Để biểu thị lòng trung thành của mình, ông đã:
          Phá lưu tặc, định Thiểm, định Xuyên, định Điền, thủ Nam Minh Vương vu Miến Điện, hựu bình Thuỷ Tây thổ ti An thị.
          破流贼, 定陕, 定川, 定滇, 取南明王于缅甸, 又平水西土司安氏.
(Phá lưu tặc, bình định Thiểm Tây, bình định Tứ Xuyên, bình định Quý Châu, bắt Nam Minh Vương ở Miến Điện, lại bình định Thuỷ Tây thổ ti do họ An cai quản) (1)
                                                         (“Thánh Vũ kỉ” 圣武纪)
nghiễm nhiên trở thành mũi dao bén nhọn bình định thiên hạ của triều đình nhà Thanh.  
                                                                                            (còn tiếp)

Chú của người dịch
1- Lưu tặc 流贼: đạo tặc khắp nơi. Thời trước thường dùng để chỉ quân khởi nghĩa nông dân cuối đời Minh đầu đời Thanh do Lí Tự Thành 李自成, Trương Hiến Trung 张献忠 lãnh đạo với ý nghĩa miệt thị. 
     Thuỷ Tây thổ ti 水西土司: là tục xưng Quý Châu Tuyên uý ti 贵州宣尉司,  một trong những khu vực hành chính thời Minh ở Quý Châu do tộc người Di quản hạt. Lúc đầu thuộc Tứ Xuyên, năm Vĩnh Lạc 永乐thứ 11 (năm 1413) đổi thuộc Quý Châu. Thời kì đầu do An Như Bàn 安如盘 làm Trưởng quan. An Như Bàn qua đời, con là An Khôn 安坤kế vị.

                                                       Huỳnh Chương Hưng
                                                       Quy Nhơn 03/11/2018

Nguyên tác Trung văn
NGÔ TAM QUẾ HÀNG THANH NGHI ĐIỂM PHẢ ĐA
吴三桂降清疑点颇多
Trong quyển
TRUNG QUỐC VỊ GIẢI CHI MÊ
中国未解之谜
Tác giả: Hải Tử 海子
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013 
Previous Post Next Post