NGUỒN GỐC HỌ BẠCH
1- Xuất phát từ tính Cơ 姬.
Thời
Chiến Quốc, Đại tướng nước Tần Bạch Ất Bính 白乙丙 (1) là hậu duệ của Chu Thái Vương 周太王. Con cháu đời sau lấy tên tự của ông làm thị, hình
thành chi họ Bạch.
2- Có gốc từ thời thượng cổ.
Thời
Viêm Đế 炎帝có đại thần Bạch Phụ 白阜,
từng khơi thông thuỷ đạo cho Viêm Đế, được Viêm Đế khen tặng. Con cháu đời sau lấy
tên tự của ông tổ làm họ, trở thành họ Bạch.
3- Xuất phát từ tính Mị 羋.
Cháu của
Sở Bình Vương 楚平王là Tử Thắng 子胜nhậm chức Sào đại
phu 巢大夫nước Sở, được phong tại ấp Bạch 白, xưng là Bạch Công Thắng 白公胜.
Con cháu lấy phong ấp của ông tổ làm họ, xưng là Bạch thị.
4- Xuất phát từ tính Cơ 姬.
Đời sau
của Công Bạch 公白 – con của Tần Văn Công 秦文公thời Xuân Thu. Con cháu lấy tên tự của tổ tiên làm họ,
trở thành họ Bạch.
5- Xuất phát từ tính thị của dân tộc thiểu số hoặc đổi
họ.
Các dân
tộc như Mông Cổ, Hồi, Mãn, Tráng, Triều Tiên ... đều có họ Bạch.
Họ Bạch
ước chiếm 0,29% nhân khẩu của dân tộc Hán trong cả nước, chiếm vị trí thứ 73.
Các tỉnh Tứ Xuyên 四川, Sơn Tây 山西, Thiểm Tây 陕西, Hà Nam
河南có nhiều người họ Bạch.
Danh nhân
các đời
Thời
Chiến Quốc có Bạch Khởi 白起, tướng của nước Tần,
được phong làm Vũ An Quân 武安君. Thời Đường có thi
nhân nổi tiếng Bạch Cư Dị 白居易, văn học gia Bạch
Hành Giản 白行简, Tể tướng Bạch Mẫn Trung 白敏中.
Thời Nguyên có Bạch Phác白朴, một trong “Nguyên
khúc tứ đại gia”. Thời Minh có chuyên gia thuỷ lợi kiệt xuất Bạch Anh 白英. Thời Thanh có thư pháp gia Bạch Vân Thượng 白云上, Hình bộ Thượng thư Bạch Doãn Khiêm 白允谦. Thời hiện đại có tướng lĩnh Quốc Dân đảng Bạch Sùng
Hi 白崇禧.
Thi nhân Bạch
Cư Dị 白居易
Bạch Cư
Dị là tác gia hiện thực chủ nghĩa nổi tiếng thời Đường. Từ nhỏ Bạch Cư Dị rất
thông minh, học tập khắc khổ, lên 5 tuổi đã bắt đầu học làm thơ.
Có một
lần, Bạch Cư Dị mang bài thơ do mình làm đi tìm thi nhân Cố Huống 顾况nổi tiếng lúc bấy giờ nhờ ông thẩm duyệt. Cố Huống lúc
đầu xem thường anh chàng trẻ tuổi lần đầu ra khỏi nhà tranh này, nhìn thấy hai
chữ “Cư Dị” liền cười lớn và nói rằng:
- Trường An thứ gì cũng mắc “cư” (ở) quả thật
không “dị” (dễ) đâu!
Bạch Cư
Dị bên cạnh không nói tiếng nào, đợi đến khi Cố Huống đọc đến hai câu:
Dã hoả thiêu bất tận
Xuân phong xuy hựu sinh
野火烧不尽
春风吹又生
(Lửa đồng thiêu không hết cỏ được
Khi gió xuân thổi về cỏ lại mọc lên)
Cố Huống lập tức nghiêm nghị lại, vui mừng nói rằng:
- Thật không ngờ hai câu này tuy đơn giản nhưng
lại rất truyền thần, cháu có thể viết được thơ như thế này, thì “cư” thiên hạ
cũng không khó.
Từ đó,
Cố Huống ra sức tiến cử Bạch Cư Dị, cuối cùng danh thanh của Bạch Cư Dị đã vang
dậy.
Bạch Cư
Dị làm thơ rất nghiêm cẩn, thường sửa chữa thơ của mình. Ông đề xướng thơ làm
ra phải hướng đến đại chúng, thông tục dễ hiểu, người khác xem hiểu mới là thơ
hay.
Truyền
thuyết kể rằng, mỗi khi Bạch Cư Dị làm xong bài thơ nào đều đọc cho một bà lão
không biết chữ nghe trước tiên, sau khi đọc xong, nếu bà lão nghe không hiểu
thì ông không ngừng sửa chữa, cho đến khi bà lão nghe hiểu mới thôi.
Mỗi bài
thơ của Bạch Cư Dị đều rõ ràng dễ hiểu rất được mọi người yêu thích, đây cũng
là nguyên nhân thơ của ông vì sao được lưu truyền rất rộng, rất nhiều trong dân
gian.
Chú của người
dịch
1- Bạch Ất Bính
白乙丙: vốn tính Kiển 蹇, danh Bính 丙, tự Bạch Ất 白乙, danh tướng thời
Xuân Thu Chiến Quốc.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 05/10/2018
Nguyên tác Trung văn
BẠCH TÍNH UYÊN
NGUYÊN
白姓渊源
Trong quyển
BÁCH GIA TÍNH
百家姓
Biên soạn: Triệu Dương 赵阳
Cát Lâm Đại học xuất bản xã, 2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật