TẠI SAO GỌI THỢ HỚT TÓC LÀ “ĐÃI CHIẾU”
Thời
trước, thợ hớt tóc ở nông thôn được gọi là “đãi chiếu” 待诏.
Đãi chiếu chính là chờ đợi chiếu mệnh. Thời Hán, triều đình triệu mời những người
có tài năng, để luôn đợi chiếu mệnh của hoàng đế, gọi đó là “đãi chiếu”, đặc
biệt có đợi chiếu mệnh ở Kim Mã môn 金马门. Đầu thời Đường,
thiết lập Hàn lâm viện 翰林院, phàm kẻ sĩ chuyên
văn từ kinh học cùng y bốc có người đứng đầu, trực nhật đợi chiếu ở Hàn lâm viện,
cấp cho lương thực để đợi chiếu mệnh. Có “hoạ đãi chiếu” 画待诏, “y đãi chiếu” 医待诏,
“kì đãi chiếu” 棋待诏 ...
Thời Đường Huyền Tông 唐玄宗lấy “đãi chiếu” đặt
tên chức quan, gọi là Hàn lâm đãi chiếu 翰林待诏, nắm giữ các việc như phê đáp sớ biểu bốn phương, ứng chế văn chương.
Thời Minh Thanh, Hàn lâm viện vẫn có đãi chiếu, nắm giữ việc hiệu đối chương sớ
văn sử, nhưng địa vị thấp, trật Tùng cửu phẩm. Thời Tống Nguyên trong dân gian
bắt đầu tôn xưng người có tay nghề cao là “đãi chiếu”, đó là căn nguyên ở làng
quê gọi thợ hớt tóc là “đãi chiếu”. Đãi chiếu hớt tóc kiêm phục vụ luôn cạo mặt,
ngoáy tai, người có tay nghề này ngay cả đầu của hoàng đế cũng có thể sờ mó được.
Dân
gian gọi thợ hớt tóc là “đãi chiếu” còn có một lí do quan trọng nữa:
Những
năm đầu triều Thanh, kẻ thống trị là người Mãn cưỡng chế Mãn hoá người Hán, bắt
buộc người Hán phải đổi kiểu tóc như người Mãn (giống như người Thanh trong
phim truyền hình, phía trước đầu cạo nhẵn bóng, phía sau thắt bím). Đàn ông con
trai triều Minh vốn cả đầu đều để tóc dài, triều đình nhà Thanh hạ lệnh:
Lưu đầu bất lưu phát, lưu phát bất lưu đầu.
留头不留发, 留发不留头.
(Giữ đầu lại thì không giữ tóc, giữ tóc lại thì không
giữ đầu.)
bắt buộc phải cạo tóc. Đối với cách làm sỉ nhục nhân
cách, quốc cách này, dân chúng người Hán nhất là phần tử tri thức liều chết để
kháng cự lại. Đối mặt với cục diện đối kháng này, triều Thanh đưa hớt tóc vào
trong quân đội. Những thợ hớt tóc trong quân đội phụng chỉ hớt tóc, gặp phải
người để kiểu tóc thời Minh thì bắt lại cạo, không chịu cạo thì cắt đầu. Những
người thợ hớt tóc trong quân đội này gọi là “đãi chiếu”. Về sau, sự đối kháng dần
giảm đi, thợ hớt tóc trong quân đội chuyển đến dân gian, nhưng họ vẫn được gọi
là “đãi chiếu”.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 28/9/2018
Nguồn
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật