QUÁ TRÌNH TÌM KIẾM DI CHỈ TỔ LẮNG TRIỀU
MINH
CÙNG TRUYỀN THUYẾT THẦN HOÁ LĂNG ĐỊA
Tổ tiên
của chu Nguyên Chương 朱元璋đã được truy tôn là
hoàng đế, hoáng hậu, thì nơi táng phải gọi là lăng, đồng thời cũng theo chế độ
kiến tạo đế lăng mà xây dựng.
Trong Minh sử - Lễ chí – Sơn lăng 明史 - 礼志 - 山陵ghi rằng:
Thái Tổ tức vị, truy thướng tứ thế đế hiệu.
Hoàng Tổ khảo Hi tổ mộ tại Phụng Dương phủ Tứ Châu Tần thành bắc, tiến hiệu viết
Tổ lăng.
太祖即位, 追上四世帝号. 皇祖考熙祖墓在凤阳府泗州玭城北, 荐号曰祖陵.
(Thái Tổ lên ngôi, truy tôn đế hiệu lên đến 4 đời. Mộ
tổ Hoàng Tổ khảo Hi ở phía bắc Tần Thành Tứ Châu, phủ Phụng Dương, được dâng
tôn hiệu là Tổ lăng.)
Chu
Nguyên Chương không thể cho xây dựng Tổ lăng vào đầu niên hiệu Hồng Vũ 洪武là có nguyên nhân lịch sử. Chu Nguyên Chương lúc nhỏ
nhà nghèo, nơi cư trú thường thay đổi, khiến ông ta cơ bản không thể biết đích
xác nơi an táng tổ khảo đời thứ 3. Do đó, việc tìm kiếm địa điểm Tổ lăng rất
khó khăn phức tạp, lăng viên cũng do đó mà kiến tạo muộn.
Theo sử
sách ghi chép, lúc mới bắt đầu có người báo lên Chu Nguyên Chương mộ tổ của họ Chu tại Chu Gia hạng 朱家巷
(hẽm Chu Gia). Chu Nguyên Chương đã đặc biệt cử người xây Vạn Thọ sơn 万寿山 tại Chu Gia hạng, sẽ đích thân bái tế. Nhưng Vạn Thọ
sơn mới xây này chưa được Chu Nguyên Chương một lần tế bái, trong khoảng khắc
đã bị “phân vi thâm giản” 分为深涧 (chia thành khe
sâu), Chu Nguyên Chương đã phạt nặng người báo cáo, cho rằng nơi đó không phải
là nơi có một tổ của mình.
Về sau
trải qua hồi ức, Chu Nguyên Chương nhớ đến Hoàng cô Hiếu Thân 孝亲công chúa (người chị thứ 2 của Chu Nguyên Chương) có
nói phần mộ tổ phụ tại khu vực cựu lăng Tứ Châu, nhưng vị trí cụ thể thì vẫn
chưa tra khảo được. Cho nên, đương thời chỉ có thể “thời hướng thành tây Tần hà
bằng điếu, tuế thời khiển quan trí tế” 时向城西濒河凭吊, 岁时遣官致祭 (hướng
về Tần hà phía tây thành mà tưởng niệm, hàng năm cử quan tế bái.) Trên thực tế,
lễ tế này chỉ là “vọng tế” mà thôi.
Năm Hồng
Vũ thứ 17 (năm 1348), ngẫu nhiên có một cơ hội, cuối cùng khiến Chu Nguyên
Chương rõ được vị trí xác thực của Tổ lăng.
Tôn Thừa
Trạch 孙承泽đời Thanh trong Thiên
phủ quảng kí 天府广记có thuật lại những ghi chép của Lễ bộ Thị lang Tưởng Đức Cảnh 蒋德璟thời Sùng Trinh 崇祯trong
Phụng Tứ kí 凤泗记:
Hồng Vũ thập thất niên Giáp Tí thập nguyệt
thập nhị nhật, tôn nhân Long tương vệ tổng kì Chu Quý tùng quân vu ngoại, niên
lão thuỷ quy, tức hoạ đồ thiếp thuyết, nhận thức tông phái, chỉ xuất cư xứ táng
xứ, bị trần linh dị thuỷ mạt.
洪武十七年甲子十月十二日, 宗人龙骧卫总旗朱贵从军于外, 年老始归, 即画图贴说, 认识宗派, 指出居处葬处, 备陈灵异始末.
(Ngày
12 tháng 10 năm Giáp tí niên hiệu Hồng Vũ thứ 17, có người trong tộc giữ chức
Long tương vệ tổng kì tên là Chu Quý đi lính bên ngoài, lúc tuổi già về quê, đã
vẽ bức hoạ có đề thuyết minh bên cạnh để nhận biết tông phái, chỉ ra nơi ở nới
táng, trình bày đầy đủ gốc ngọn những điều linh dị.)
Chu Quý đồng tông với Chu Nguyên
Chương, tổ phụ Chu Quý với tổ phụ Chu Nguyên Chương cùng từ Chu Gia hạng dời đến
Tôn Gia cương 孙家岗(sườn núi
Tôn Gia) phía
bắc thành Tứ Châu, cho nên sau khi về quê hỏi thăm tình hình về cơ bản là đúng.
Thông qua Chu Quý giới thiệu, Chu Nguyên Chương mới biết, hoá ra nơi táng tổ phụ
mẫu của mình là tại Dương Gia đôn 杨家墩 (ụ đất Dương Gia). Ụ đất nhỏ này nhân vì
có mộ của Bảo Nghị Đại Phu Dương Tuấn 杨浚, Đại lí tự bình sự
Dương Nam
杨楠của triều Tống mà
có tên như thế (lúc Chu Nguyên Chương xây dựng Tổ lăng đã cho dời 2 mộ). Sở dĩ
mà Tổ phụ mẫu của Chu Nguyên Chương được táng nơi đó hãy còn có một truyền thuyết
thần kì.
Theo truyền thuyết, tổ phụ của Chu
Nguyên Chương là Chu Sơ Nhất 朱初一 khi trú tại Tôn Gia cương, có một lần ông nằm nghỉ trong một hốc
đất dưới Dương Gia đôn phía sau nhà. Vừa lúc có 2 thầy trò vị đạo sĩ đi ngang
qua. Vị thầy chỉ vào chỗ Chu Sơ Nhất đang nằm nói rằng:
- Nếu
táng ở đây tất sẽ sinh ra thiên tử.
Đệ
tử không rõ duyên cớ mới hỏi căn do. Vị thầy bảo rằng:
- Đất
này khí ấm, nếu lấy một cành cây khô cắm xuống, khoảng 10 ngày sau sẽ trổ lá.
Thầy trò đạo sĩ sợ Chu Sơ Nhất nghe được,
liền gọi dậy. Chu Sơ Nhất cố ý làm ra vẻ ngủ say. Thế là đạo sĩ lấy một cành
cây khô cắm bên cạnh Chu Sơ Nhất rồi ra đi. Qua 10 ngày sau, Chu Sơ Nhất sáng sớm
ra xem, quả nhiên cành cây khô đã trổ lá non. Để đánh lạc hướng đạo sĩ, Chu Sơ
Nhất đã nhổ cành cây đó đi, thay vào một cành khô khác. Một lúc sau, vị đạo sĩ
đến thấy vẫn là cành khô, cảm thấy kì lạ. Thấy có Chu Sơ Nhất bên cạnh, đạo sĩ
đã rõ việc gì rồi, bèn nói thầm: “Chắc chắn người này đã đổi cành cây”. Đạo sĩ
nói với Chu Sơ Nhất rằng:
- Ông
có phúc đấy, khi mất táng ở đây, sẽ sinh ra thiên tử.
Nói xong, liền không thấy đạo sĩ đâu nữa.
Chu Sơ Nhất đem chuyện đó nói lại với phụ thân của Chu Nguyên Chương. Mùa hè
năm 1327, Chu Sơ Nhất qua đời, được táng ở nơi đó. Nói ra cũng lạ, khi mọi người
định vun nấm lên quan tài Chu Sơ Nhất, ở đó tự nhiên đùn lên mộ trủng. Mẫu thân
của Chu Nguyên Chương thì nằm mộng thấy một thần nhân đội mũ vàng, râu dài tướng
mạo kì lạ, thân mặc áo đỏ từ phía tây bắc đến (hướng Dương Gia đôn), đến sân
phía nam, tặng cho bà một hoàn thuốc“thần quang diệp diệp” 神光烨烨màu
trắng. Sau khi mẫu thân của Chu Nguyên Chương nuốt hoàn thuốc, thần nhân không
thấy nữa, nhưng khi tỉnh dậy trong miệng hãy còn mùi thơm, nửa năm sau bà mang
thai Chu Nguyên Chương. Câu chuyện này không phải là sự thực, rất có khả năng
là do Chu Quý hoặc người trong làng đặt ra để lấy lòng Chu Nguyên Chương.
Chu Quý nhân chỉ ra được địa chỉ Tổ
lăng mà lập được công lớn. Chu Nguyên Chương ban cho ông phục sức tứ phẩm, con
cháu nối đời phụng tự ở đền thờ Tổ lăng. Về sau con của Chu Quý là Chu Phất 朱绂tập
chức, Chu Nguyên Chương còn cho triệu vào Cẩn Thân điện 谨身殿,
ban cho một bàn thức ăn, còn ban cho thịt ngỗng ngự tiền, và nói với Chu Phất rằng:
Mạc
hiềm quan tiểu, dữ quốc đồng tế.
莫嫌官小, 与国同济.
(Chớ chê chức quan
nhỏ, cùng giúp cho đất nước)
Còn ụ đất nhỏ Dương Gia đôn “ngày trước
chỉ là gò nhỏ, sau được đắp đất thêm” và cũng nhân nơi đó có táng tổ phụ mẫu của
Chu Nguyên Chương nên được xem là cát địa phong thuỷ “ xuất phát từ sơn mạch
quanh co, hình thế tôn nghiêm, cao thấp nối liền nhau, điều mà gọi là “thế như
muôn ngựa từ trời phi xuống”, có được
phong hiệu là “Vạn Tuế sơn” 万岁山, năm Gia Tĩnh 嘉靖thứ 10 (năm 1531) lại phong là “Cơ Vận
sơn” 基运山, được vương triều
Chu Minh xem là nơi phát tường “triệu cơ đế tích” 肇基帝迹 (nền móng đầu tiên nơi phát tích đế
vương).
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 16/9/2018
Nguồn
Trong quyển
MINH TRIỀU ĐẾ VƯƠNG LĂNG
明朝帝王陵
Tác giả: Hồ Hán Sinh 胡汉生
Bắc Kinh Yên Sơn xuất bản xã, 2001
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật