ĐỊA LÍ
(kì 2)
Sảnh (tỉnh) 省 (*) – sảnh
(tỉnh) vốn là danh xưng của quan thự (nơi quan viên làm việc). Thời Nguyên lấy
Trung thư sảnh 中书省 làm
chính phủ trung ương, và trên các lộ thiết lập Hành trung thư sảnh 行中书省 (gần giống với Trung thư sảnh biện sự xứ中书省办事处 hoặc Trung thư sảnh hành thự中书省行署), gọi tắt là Hành sảnh (tỉnh) 行省.
Về sau Hành sảnh (tỉnh) chính thức thành trở thành danh xưng của khu vực hành
chính, gọi tắt là sảnh (tỉnh).
Phủ 府 - theo chế độ thời Đường, châu lớn gọi là phủ, nhân
vì các ở châu này đều đặt Đô đốc phủ 都督府 hoặc Đô hộ phủ 都护府, phủ thời Đường lệ thuộc vào đạo, phủ thời Tống lệ
thuộc vào lộ, phủ thời Nguyên, có nơi lệ thuộc vào lộ, có nơi trực thuộc sự quản
lí của trung ương. Thời Minh Thanh đổi châu thành phủ.
Quân 军 –
quân là khu vực hành chính thời Tống, 1 quân ngang bằng với 1 châu hoặc phủ, trực
thuộc vào lộ. Bình Định quân 平定军thời Tống tức Bình
Định châu 平定州thời Thanh, Nam
An quân 南安军thời Tống tức Nam An phủ 南安府
thời Thanh, có thể thấy quân và châu, phủ gần như nhau.
Huyện 县 – huyện là khu vực hành chính cơ sở địa phương. Huyện
thời Tần thuộc vào quận (thời Hán dưới quốc cũng thiết lập huyện), huyện ở đời
sau thuộc vào châu hoặc phủ.
Chúng
ta khi đọc sách cổ cần phải chú ý đến tình huống đồng danh nhưng dị địa. Ví dụ
Sơn Đông 山东, thời Chiến Quốc gọi 6 nước là Sơn Đông, đó là do bởi
nhà Tần đóng đô ở Quan trung 关中, 6 nước ở phía đông
của Hàm Cốc quan 函谷关tại Hào sơn 崤山. Cho nên trong Chiến quốc sách – Triệu sách 战国策 - 赵策 có
ghi:
Lục quốc tung thân dĩ bấn Tần, Tần tất bất cảm
xuất binh vu Hàm Cốc quan dĩ hại Sơn Đông hĩ.
六国从亲以摈秦, 秦必不敢出兵于函谷关以害山东矣.
(Chỉ cần
6 nước hợp tung, liên kết chống Tần, Tần sẽ không dám xuất binh ra Hàm Cốc quan
xâm lược 6 nước Sơn Đông.)
Giả Nghị
贾谊 trong Quá Tần
luận 过秦论 cũng có nói:
Sơn Đông hào tuấn, toại tịnh khởi nhi
vong Tần tộc hĩ.
山东豪俊, 遂并起而亡秦族矣.
(Anh hào tuấn kiệt ở Sơn Đông bèn nhất tề nổi dậy tiêu
diệt cả tộc nhà Tần.)
Nhưng
trong Hán thư – Nho lâm truyện 汉书 - 儒林传có nói, Phục Sinh 伏生
được 29 thiên Thượng thư 尚书,
Dĩ giáo vu Tề Lỗ chi gian, Tề học giả do thử
phả năng ngôn ‘Thượng thư’, Sơn Đông đại sư vô bất thiệp ‘Thượng thư’ dĩ giáo.
以教于齐鲁之间, 齐学者由此颇能言 ‘尚书, 山东大师亡不涉 ‘尚书’ 以教.
(Dạy
vùng Tề Lỗ, học giả nước Tề từ đó có thể giảng ‘Thượng thư’, các đại sư vùng
Sơn Đông không ai là không dùng ‘Thượng thư’ để dạy.)
Sơn
Đông ở đây chỉ vùng Tề Lỗ (1).
Còn như Giang Nam 江南, trong Sử kí –
Hoá thực liệt truyện 史记货殖列传nói:
Giang Nam Dự Chương Trường Sa.
江南豫章长沙
Tức chỉ vùng Hồ Quảng 湖广
Giang Tây 江西ngày nay. Giang Nam 江南 của ngày nay,
theo Sử kí lại gọi là Giang Đông 江东, trong Sử kí –
Hạng Vũ bản kỉ 史记 - 项羽本纪 có ghi:
Túng Giang Đông phụ huynh lân ngã nhi vượng
ngã, ngã hà diện mục kiến chi.
纵江东父兄怜我而王我, 我何面目见之.
(Cho dù phụ huynh Giang Đông
có thương ta để ta làm vương, thì ta cũng đâu còn mặt mũi nào mà gặp họ.)
Còn như
địa danh cụ thể, thời đại khác nhau chỉ địa điểm khác nhau thì càng thường gặp.
Ví dụ:
Kế 蓟, thời Nam Bắc triều trở về trước chỉ Bắc Kinh 北京ngày nay.
Kế Châu 蓟州, sau thời Đường chỉ huyện Kế 蓟tỉnh
Hà Bắc 河北 ngày nay.
Quế Lâm
桂林, thời Tần chỉ phía nam huyện Quý 贵tỉnh Quảng Tây 广西ngày
nay, thời Tam Quốc chỉ thành phố Ngô Châu 梧州,
thời Tây Tấn chỉ phía đông thành phố Liễu Châu 柳州
ngày nay.
Quế Châu 桂州thời Nam Bắc triều, thời Đường cùng thời Ngũ Đại; phủ
Quế Lâm thời Minh Thanh, đều chỉ thành phố Quế Lâm 桂林ngày
nay.
Về việc
kiến lập ấp huyện quận châu cổ đại, lịch trình thay đổi cùng cương vực của nó,
trước mắt có thể tra cứu quyển Trung Quốc
cổ kim địa danh đại từ điển 中国古今地名大辞典do Thương vụ ấn thư quán biên soạn. (hết)
Chú của
nguyên tác
1- Sơn Đông 山东, Sơn Tây 山西 thời cổ, có lúc thì đối với Hoá sơn 华山mà nói, có lúc thì đối với Thái Hàng sơn 太行山mà nói, ở đây không
trình bày chi tiết.
Chú của người
dịch
*- Về chữ 省: theo Khang Hi tự
điển, chữ 省 có 2 âm đọc:
- Bính âm xing (thanh 3) (âm “tỉnh” – ND)
“Đường vận”, “Tập vận, “Vận hội”, “Chính vận”
tịnh TỨC TỈNH thiết. Tuynh thượng thanh.
“唐韻” “輯韻”“韻會”“正韻”並息井切. 騂上聲
“Đường vận”, “Tập vận, “Vận hội”, “Chính vận” đều phiên thiết
là TỨC TỈNH. Đọc âm tuynh thượng thanh.
- Bính âm sheng (thanh 3) (âm “sảnh” – ND)
..... hựu “Đường vận”, “Tập vận, “Vận hội”, “Chính
vận” tịnh SỞ CẢNH thiết. Sanh thượng
thanh. Cấm thự dã.
.....“唐韻” “輯韻”“韻會”“正韻”並所景切. 生上聲.禁署也.
(.....
và “Đường vận”, “Tập vận, “Vận hội”, “Chính vận” đều phiên thiết là SỞ CẢNH. Đọc âm “sanh” thượng thanh. Nơi quan viên
làm việc.)
Ở âm đọc
này có ghi:
..... hựu “Đường thư – Bách quan chí” : Quan
ti chi biệt hữu sảnh hữu đài. Như Thượng thư, Hoàng môn, Trung thư, Bí thư, Điện
trung, Nội thị lúc sảnh dã.
..... 又 “唐書 - 百官志”: 官司之別有省, 有臺. 如尚書, 黃門, 中書, 秘書, 殿中, 內侍.
(.....
và trong “Đường thư – Bách quan chí” có nói: phân biệt nơi quan viên làm việc
có sảnh, có đài. Như 6 sảnh là: Thượng thư, Hoàng Môn, Trung thư, Bí thư, Điện
trung, Nội thị.)
(trang 758. Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã,
2003)
Như vậy,
chữ 省 với nghĩa là một khu vực hành chính, đọc là “sảnh”.
Nhưng hiện ta đã quen đọc là “tỉnh”.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 11/9/2018
Nguồn
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI VĂN HOÁ THƯỜNG THỨC
中国古代文化常识
Chủ biên: Vương Lực 王力
Bắc Kinh: Trung Quốc Nhân dân Đại học xuất bản xã,
2012
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật