NGŨ CỐC PHONG ĐĂNG ĐẠI HỮU NIÊN
BÀN VỀ CHỮ “NIÊN”
(tiếp theo)
Năm đã
định danh xưng, còn một vấn đề nữa đó là việc ghi năm. Truyền thống Trung Quốc
có phương pháp lấy can chi ghi năm cùng với lấy đế hiệu ghi năm. Ví dụ năm
1911, gọi là năm “Tân Hợi” 辛亥, đây chính là lấy
can chi ghi năm, lấy thiên can “tân” kết hợp với địa chi “hợi” mà tổ thành.
Thiên can và địa chi theo thứ tự phối hợp lại, 60 năm là 1 giáp. Về cách lấy đế
hiệu ghi năm, bắt đầu từ Hán Vũ Đế 汉武帝 năm Kiến Nguyên 建元 thứ nhất, tức năm 140 trước công nguyên, đến năm
Tuyên Thống 宣统 thứ 3 đời Thanh mới kết thúc, trước sau trải qua lịch
sử 2051 năm. Trong đó có hơn 600 niên hiệu. Những niên hiệu này đa phần đều chọn
những tự nhãn tường thuỵ cát khánh. Có nhiều niên hiệu thuộc kí sự, như: “Kiến
Nguyên” 建元 của Hán Vũ Đế, “Sơ Nguyên” 初元 của
Hán Nguyên Đế, “Kiến Sơ” 建初của Vương Mãng, những
niên hiệu này là một loại. Vũ Đế bắt được con thú 1 sừng cải nguyên là “Nguyên
Thú” 元狩, được bảo đỉnh cải nguyên là “Nguyên Đỉnh” 元鼎, đến Thái sơn 泰山phong
thiện, định niên hiệu là “Nguyên Phong” 元封.
Hán Tuyên Đế nói là thấy phụng hoàng, định niên hiệu là “Ngũ Phụng” 五凤, nghe nói trời giáng cam lồ, đổi niên hiệu là “Cam Lộ”
甘露, những niên hiệu này là một loại. Còn có không ít
niên hiệu mang tính cầu mong, như “Chính Hoà” 政和thời
Bắc Tống, hi vọng chính thông nhân hoà; “Thiệu Hưng” 绍兴thời
Nam Tống, hi vọng quốc vận tái hưng; thời Hán Tuyên Đế vì địa chấn đã cải
nguyên là “Địa Tiết” 地节, hi vọng đất có được
sự tiết chế, những niên hiệu này là một loại. Cũng có không ít những niên hiệu
tuyên dương thiên mệnh, như Thanh Thái Tổ dùng “Thiên Mệnh” 天命làm niên hiệu, ngoài ra còn có “Thiên Thuận” 天顺, “Thiên Bảo” 天宝,
“Thiên An” 天安, “Thiên Hưng” 天兴,
“Thiên Định” 天定 v.v... Hãy còn rất nhiều loại khác, như niên hiệu
“Cánh Ninh” 竟宁của Hán Nguyên Đế là có liên quan đến sự kiện Thiền vu
Hô Hàn Tà 呼韩邪 tự nguyện làm rể người Hán, nguyện bảo vệ biên cảnh
bình an (1). Niên hiệu “Đồng Trị” 同治đời
Thanh mang ý nghĩa hai hoàng thái hậu Từ An 慈安,
Từ Hi 慈禧 cùng buông rèm trị chính. Trong lịch sử, niên hiệu “Kiến
Hưng” 建兴được dùng rất nhiều, được 11 vị đế vương dùng qua (2).
Còn người mà thay đổi niên hiệu nhiều nhất trong lịch sử là Võ Tắc Thiên 武则天, tổng cộng bà đã cải nguyên 17 lần. Như thân thể
không được khoẻ, cải nguyên là “Thái Dự” 泰豫,
“Thiên Sách Vạn Tuế” 天册万岁, bệnh khỏi lại cải
nguyên là “Cửu Thị” 久视. Khoảng thời Minh Thanh, trừ Minh Anh Tông dùng 2
niên hiệu, các vị hoàng đế khác đều theo chế độ “nhất đế nhất nguyên”. Nhân đó
người ta cũng quen dùng niên hiệu để xưng hô vị hoàng đế đó. Như với Ái Tân
Giác La Huyền Diệp 爱新觉罗玄烨 thì xưng là “Khang Hi” 康熙,
với Ái Tân Giác La Hoằng Lịch 爱新觉罗弘历thì xưng là “Càn
Long” 乾隆.
Sau khi
nước Trung Hoa mới thành lập dùng công nguyên để ghi năm, đây là lịch pháp
thông dụng ở đa số các nước trên thế giới. Công nguyên còn được gọi là kỉ
nguyên Cơ Đốc, lấy năm giáng sinh của Jesus làm công nguyên nguyên niên. Trước
mốc đó gọi là “công nguyên tiền” (trước công nguyên), còn sau mốc đó thì gọi là
“công nguyên”. Kỉ nguyên Cơ Đốc này, về sau Gregory theo đó tu đính thành lịch
Gregory. Gregory là vị Giáo hoàng La Mã thế kỉ 16, đã tu đính qua những chỗ sai
nhầm của lịch pháp trước đó, đặt ra cách tính nhuần, cho nên công lịch cũng được gọi là lịch
Gregory. Lịch này lấy nguyên đán dương lịch làm khởi đầu cho một năm. Nông lịch
Trung Quốc lấy Xuân tiết làm khởi đầu cho một năm. Xuân tiết hiện đã thành một
lễ tiết truyền thống của Trung Quốc. (hết)
Chú của
nguyên tác
1- Trung Quốc
văn hoá tri thức 中国文化知识trang 126, Bắc Kinh Ngữ ngôn học viện xuất bản xã.
2- Chu Thiệu Kinh 周绍京Kỉ niên thú đàm 纪年趣谈, Văn hối báo 文汇报, ngày 23 tháng 3 năm 1982
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 28/6/2018
Nguyên tác Trung văn
NGŨ CỐC PHONG ĐĂNG ĐẠI HỮU NIÊN
ĐÀM “NIÊN”
五谷丰登大有年
谈 “年”
Trong quyển
HÁN TỰ THẬP THÚ
汉字拾趣
Tác giả: KỶ ĐỨC DỤ (纪德裕)
Phúc Đán Đại học xuất bản xã,
1998
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật