Dịch thuật: Đan Huyệt sơn, Phát Sảng sơn (Sơn hải kinh)



丹穴山  发爽山
    又东五百里, 曰丹穴之山, 其上多金, . 丹水出焉, 而南流注于渤海. 有鸟焉, 其状如鸡, 五采而文, 名曰凤凰, 首文曰德, 翼文曰义, 背文曰礼, (1) 文曰仁, 腹文曰信. 是鸟也, 饮食自然, 自歌自舞, 见则天下安宁.
    又东五百里, 曰发爽之山, 无草木, 多水, 多白猿. 汎出焉, 而南流注于渤海.
                                 (山海经 - 南山经)

ĐAN HUYỆT SƠN    PHÁT SẢNG SƠN
          Hựu đông ngũ bách lí, viết Đan Huyệt chi sơn, kì thượng đa kim, ngọc. Đan thuỷ xuất yên, nhi nam lưu chú vu Bột Hải. Hữu điểu yên, kì trạng như kê, ngũ thái nhi văn, danh viết Phụng Hoàng, thủ văn viết đức, dực văn viết nghĩa, bối văn viết lễ, ưng (1) văn viết nhân, phúc văn viết tín. Thị điểu dã, ẩm thực tự nhiên, tự ca tự vũ, hiện tắc thiên hạ an ninh.
          Hựu đông ngũ bách lí, viết Phát Sảng chi sơn, vô thảo mộc, đa thuỷ, đa bạch viên. Phiếm xuất yên, nhi nam lưu chú vu Bột Hải.
                                                                          (Sơn hải kinh – Nam sơn kinh)

ĐAN HUYỆT SƠN    PHÁT SẢNG SƠN
          Lại hướng về phía đông 500 dặm, có Đan Huyệt sơn, trên núi có nhiều kim thuộc và ngọc thạch. Sông Đan phát nguyên tại núi này, chảy về phía nam rồi đổ ra biển Bột Hải. Có một loài chim, hình trạng giống gà, nhưng lông ngũ sắc, tên là Phụng Hoàng, hoa văn trên đầu của nó như chữ “đức”, hoa văn nơi cánh như chữ “nghĩa”, hoa văn trên lưng như chữ “lễ”, hoa văn nơi ngực như chữ “nhân”, hoa văn nơi bụng như chữ “tín”. Loài chim này ăn uống thung dung, tự tại, nó tự ca tự múa, khi nó xuất hiện ra thì thiên hạ sẽ được an ninh.
          Lại hướng về phía đông 500 dặm, có Phát Sảng sơn, trên núi không có cây cỏ, bốn phía đều là sông, và có nhiều vượn trắng. Sông Phiếm phát nguyên tại núi này, chảy về phía nam rồi đổ ra biển Bột Hải.

Chú của nguyên tác
1- Ưng : phần ngực.

                                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                                         Quy Nhơn 11/5/2018

Nguyên tác
ĐAN HUYỆT SƠN   PHÁT SẢNG SƠN
丹穴山   发爽山
Trong quyển
SƠN HẢI KINH
山海经
Tác giả: Lưu Hướng 刘向, Lưu Hâm 刘歆 (Tây Hán)
Cáp nhĩ Tân: Bắc phương văn nghệ xuất bản xã, 2013 
Previous Post Next Post