Dịch thuật: 33 ứng hoá thân của Quán Âm


33 ỨNG HOÁ THÂN CỦA QUÁN ÂM

          Trong Phổ môn phẩm 普门品 có nói Quán Âm có 33 ứng hoá thân. 33 ứng hoá thân này bao gồm:
1- Phật thân 佛身.
2- Bích chi Phật thân 辟支佛身: cũng gọi là “Giác Duyên” 觉缘hoặc “Độc Giác” 独觉, là người dựa vào trí tuệ của chính mình mà giác ngộ.
3- La hán thân 罗汉身: là người đích thân nghe Phật tổ thuyết giáo, đồng thời đạt được tự thân giải thoát, trở thành La hán.
4- Phạm Vương thân 梵王身: tức Đại Phạm Thiên Vương大梵天王, là vị thần sáng tạo, một trong tam đại thần của Ấn Độ giáo, sau khi được Phật giáo tiếp thu, trở thành Hộ pháp thần.
5- Đế Thích thân 帝释身: tức Đế Thích Thiên 帝释天, vốn đứng đầu Thiên thần trong Ấn Độ giáo, được tôn là “Thế giới Đại Vương”, Phật giáo tiếp thu thành Hộ pháp thần.
6- Tự tại thiên thân 自在天身.
7- Đại tự tại thiên thân 大自在天身: Tự tại thiên và Đại tự tại thiên là tương
 đồng, nguyên là Thấp Bà thần 湿婆神, một trong tam đại thần của Ấn Độ giáo, là vị thần phá hoại. Sau khi Phật giáo tiếp thu trở thành Bảo hộ thần, riêng trong Mật giáo lại là Đại Hắc Thiên 大黑天.
8- Thiên đại tướng quân thân 天大将军身: Hộ pháp thiên thần.
9- Tì sa môn thân 毗沙门身: Tì sa môn là Bắc Thiên Vương 北天王trong Tứ Đại Thiên Vương 四大天王(hoặc gọi là Tứ Đại Kim Cang 四大金刚). Thác tháp Lí Thiên Vương 托塔李天王của Trung Quốc chính là từ vị thần này diễn sinh mà ra.
10- Tiểu Vương thân 小王身.
11- Trưởng giả thân 长者身.
12- Cư sĩ thân 居士身: người tại gia theo Phật.
13- Tể quan thân 宰官身.
14- Bà la môn thân 婆罗门: giai cấp cao nhất trong chế độ chủng tính của Ấn Độ cổ.
15- Tì khưu thân 比丘身: Tì khưu là dịch âm từ tiếng Phạn Bhiksu, chính là hoà thượng.
16- Tì khưu ni thân比丘尼身: Tì khưu ni là dịch âm từ tiếng Phạn Bhiksuni, chính là ni cô.
17- Ưu bà tắc 优婆则: dịch âm từ tiếng Phạn Upasaka, chỉ nam cư sĩ tại gia thân cận Phật pháp tam bảo, tiếp thụ ngũ giới. Thông xưng hết thảy nam tín đồ Phật giáo tại gia.
18- Ưu bà di 优婆夷: dịch âm từ tiếng Phạn Upasika, chỉ nữ cư sĩ tại gia thân cận Phật pháp tam bảo, tiếp thụ ngũ giới. Thông xưng hết thảy nữ tín đồ Phật giáo tại gia.
19- Trưởng giả phụ nữ thân 长者妇女身.
20- Bình dân phụ nữ thân平民妇女身.
21- Tể quan phụ nữ thân 宰官妇女身.
22- Bà la môn phụ nữ thân婆罗门妇女身.
23- Đồng nam thân 童男身.
24- Đồng nữ thân 童女身.
25- Thiên thân 天身: phiếm chỉ thiên thần Phật giáo, Tự Tại Thiên Vương 自在天王, Quỷ tử Mẫu tử 鬼子母子, Vi Đà thiên 韦驮天, Cát tường thiên nữ 吉祥天女, Đại Hắc thiên 大黑天 v.v...
26- Long thân 龙身: rồng trong Phật giáo của Ấn Độ cổ là rắn, sau khi truyền vào Trung Quốc đã cùng với rồng – linh vật trong truyền thuyết Trung Quốc hợp thành nhất thể.
27- Dạ xoa thân 夜叉: Dạ xoa là dịch âm từ tiếng Phạn Yaksa, cũng viết là “Dược xoa” 药叉, “Dạ khất xoa” 夜乞叉, ý nghĩa là “năng đạm quỷ” 能啖鬼 (quỷ ăn thịt).
28- Càn thát bà thân 乾闼婆身: Hương thần 香神, Nhạc thần 乐神 trong Bà la môn giáo, sau khi được Phật giáo tiếp thu chuyển thành đoàn nhạc xướng tán ca tụng Phật giáo.
29- A tu la thân 阿修罗身: nguyên là ác thần trong thần thoại Ấn Độ cổ, dung mạo xấu xí, sau chuyển hoá thành Hộ pháp thần trong Phật giáo.
30- Ca lâu la thân 迦楼罗身: Ca lâu la là kim xí điểu 金翅鸟, lớn không chim gì sánh bằng, 2 cánh giang rộng đến 336 vạn dặm, có thể diệt trừ rắn độc. Trong Phật giáo biến thành Hộ pháp thần trên đầu của Phật Đà.
31- Khẩn na la thân 紧那罗身: đây là ca thần, diễn xướng gia chuyên xướng tụng nhạc về pháp.
32- Ma hầu la già thân 摩睺罗伽身: Ma hầu la già là Đại mãng thần 大蟒神 (Thần rắn lớn), đầu người mình rắn. Từ hạng thứ 25 đến hạng thứ 32 là “Thiên long bát bộ” 天龙八部hoặc “bát bộ chúng 八部众” nổi tiếng.
33- Chấp Kim cang thần thân 执金刚神身: cũng gọi là Kim cang lực sĩ 金刚力士, là Dạ xoa thần tay cầm trượng kim cang canh giữ cung môn Đế Thích Thiên. Gặp lúc Phật xuất thế, liền đến thế gian hộ vệ Thích Tôn.

                                                              Huỳnh Chương Hưng
                                                               Quy Nhơn 29/5/2018
                                                             Phật đản 2018 (PL 2562)

Nguyên tác Trung văn trong
QUAN ÂM TIỂU BÁCH KHOA
观音小百科
Tác giả: Nhan Tố Tuệ 颜素慧
Trường Sa – Nhạc Lộc thư xã, 2002


Previous Post Next Post