KHÚC GIANG DU YẾN
Bài Lệ nhân hành 丽人行của Đỗ Phủ 杜甫miêu tả Khúc Giang yến
曲江宴vào tiết Thượng Tị 上巳khoảng
thời Thiên Bảo 天宝đời Đường Huyền Tông 唐玄宗.
Thời Đường vào ngày tiết Thượng Tị mồng 3 tháng 3 âm lịch, các hoàng đế đều đại yến quần thần tại viên lâm Khúc Giang, và
đã trở thành thông lệ kéo dài cả trăm năm. Đặc biệt là khoảng thời Khai Nguyên 开元, Thiên Bảo 天宝, hàng năm đều cử
hành, quy mô cực lớn, cảnh tượng phồn thịnh, hao phí vô cùng, ít thấy trong lịch
sử xã hội phong kiến mấy ngàn năm ở Trung Quốc.
Ao Khúc
Giang (Khúc Giang trì 曲江池) nay tại thôn Khúc
Giang phía đông nam ngoại thành Tây An 西安.
Thời Tần, Hán là “Nghi Xuân uyển” 宜春苑trong “Thượng Lâm
Uyển”, nơi có “Nghi Xuân cung” 宜春宫. Nguyên nơi này có
ao suối (tuyền trì 泉池), phía đầu bờ quanh co khúc chiết, phong cảnh thiên
nhiên tú lệ. Thời Hán Vũ Đế 汉武帝lại đào suối dưới đất
phía tây của ao, đặt tên là “Hán Vũ tuyền”. Tuỳ Văn Đế 隋文帝khi
tu sữa thành Đại Hưng 大兴để làm kinh đô mới,
lại cho dẫn nước ở Hoàng cừ 黄渠vào ao , mở rộng thuỷ
vực, trồng hoa mộc, phù dung 芙蓉 (hoa sen) trong ao nở rộ, lại đổi tên là “Phù Dung
viên” 芙蓉园. Đầu thời Đường, hoàng đế thường ban yến nơi đây. Thời
Khai Nguyên đời Đường Huyền Tông lại tiến hành mở rộng quy mô: phía nam của ao
xây “Tử Vân lâu” 紫云楼chuyên dành cho hoàng đế, hậu phi đến thưởng ngoạn,
bên ao xây “Thái Hà đình”; phía tây của ao bỏ “Hạnh viên” 杏园, quanh ao trồng các loại cây mà chủ yếu là liễu cùng
kì hoa dị thảo; trong ao có những hoạ thuyền; thân quý đại thần xây nhiều lầu
đài đình tạ tư nhân ở nơi đây. Ao Khúc Giang biến thành một viên lâm với nước
biếc gợn sóng, bóng liễu bốn bên, hoa mộc vây quanh, lâu đài cung thất nhiều
như sao giăng cờ trải, là nơi du thưởng dã yến có phong cảnh đẹp nhất ở Trường
An 长安. Hàng năm vào tiết Thượng Tị và tiết Trùng Cửu, Đường
Huyền Tông đều đại yến quần thần ở đây, đặc biệt, vào tiết Thượng Tị là thịnh
nhất.
Thời Đường
Huyền Tông, vào ngày tiết Thượng Tị, yến hội cử hành tại ao Khúc Giang có 2 loại:
- Hoàng
đế ban yến cho quần thần. Người tham gia loại yến này, trên từ Tể tướng, hoàng
thân quốc thích, dưới xuống đến huyện lệnh 2 huyện Trường
An 长安và Vạn Niên 万年. Cũng chính là nói, phàm quan viên văn võ tại kinh
thành đều có tư cách tham dự, hơn nữa còn được cho phép đưa thê, thiếp, công tử,
tiểu thư đến.
- Một loại yến nữa đó là dân gian tự
chi phí tổ chức dã yến. Để thể hiện thái bình thịnh thế, quan dân cùng vui, Đường
Huyền Tông cho phép sĩ, thứ, tăng, đạo trong thành tổ chức yến ẩm vui chơi thưởng
ngoạn tại Khúc Giang vào ngày này. Nhân đó, viên lâm Khúc Giang hôm đó, xe đẹp,
ngựa hay tiếp nhau, người người chen vai nối gót, cảnh tượng vô cùng náo nhiệt.
Tửu yến
của quan viên hôm đó, tuy gọi là “hoàng đế tứ yến”, nhưng do bởi số người tham
dự lên đến cả vạn, yến tiệc không phải có một chỗ, nên cũng hoàn toàn không phải
do cung đình cử hành. Tiệc của hoàng đế, quý phi cùng một số ít cận thần, thiết
tại “Tử Vân lâu”. Nơi đây ngồi trên cao nhìn xuống, vừa ăn uống, vừa ngắm toàn
cảnh Khúc Giang. Tiệc của Tể tướng và Hàn lâm học sĩ , hoàng đế cho phép tổ chức
trên thuyền, có thể vừa uống rượu làm thơ, vừa thả thuyền thưởng thức phong cảnh.
Tiệc của các quan viên khác, tổ chức tại những lâu đài, đình gác quanh ao hoặc
tại những trướng gấm tạm thời. Tiệc của hoàng đế trên Tử Vân lâu do ngự trù lo
liệu. Đỗ Phủ 杜甫đã viết:
Tử đà chi phong xuất thuý phủ
Thuỷ tinh chi bàn hành tố lân
Tê trợ yểm ứ cửu bất há
Loan đao lũ thiết không phân luân
Hoàng môn phi khống bất động trần
Ngự trù lạc dịch tống bát trân
紫驼之峰出翠釜
水晶之盘行素鳞
犀箸厌饫久不下
鸾刀缕切空纷纶
黄门飞鞚不动尘
御厨络绎送八珍
Thịt bướu lạc đà thơm phức nấu nơi nồi xanh biếc được
bưng ra
Mâm thuỷ tinh gọi bưng đến món cá vẩy trắng
No ứ, đũa sừng tê mãi chẳng thèm gắp
Dao có đeo chuông sắt nhỏ thịt nhưng không ăn
Hoạn quan cưỡi ngựa phi như bay mà không làm bay bụi
Đầu bếp liên tiếp thay nhau mang các món ngon vật lạ
ra
Đó chính là miêu tả cảnh yến tiệc giữa Đường Huyền
Tông và anh em Dương Quý Phi. “Tử đà chi phong” trong câu thơ chỉ món “thịt bướu
lạc đà” rất được coi trọng lúc bấy giờ, “tố lân” chỉ một món ngon làm từ một loại
cá nổi tiếng. Tiệc của các quan viên khác, có loại do các phủ nha ti đảm nhận,
đại bộ phận do phủ Kinh Triệu 京兆làm thay triều đình,
tuy không cao quý bằng tiệc của hoàng đế, nhưng cũng là những món ngon lạ dưới
biển, trên đất liền, tập trung tinh hoa các món nổi tiếng ở kinh thành, phí tổn
cũng do ngân khố phủ Kinh Triệu chi ra. Còn tiệc của hoà thượng, đạo sĩ , sĩ tử, thứ dân đương
nhiên là do chùa, đạo quán cùng người tham dự tiệc tự lo liệu.
Đường
Huyền Tông rất thích nhạc vũ, ngày đại yến tại Khúc Giang vào tiết Thượng Tị
trong thành phủ Kinh Triệu, các đội nhạc vũ dân gian tề tựu tại Khúc Giang.
Hoàng thượng không chỉ lệnh cho công khanh đại thần dẫn theo ca kĩ trong phủ đến,
mà còn lệnh cho giáo phường trong cung và nhân viên đội nhạc của giáo phường tả
hữu đến Khúc Giang biểu diễn giúp vui. Cho nên, ao Khúc Giang hôm đó, khắp nơi
đều là yến tiệc, khắp nơi đều là nhạc vũ.
Sau loạn
An Sử 安史, đại yến ở Khúc Giang vào ngày tiết Thượng Tị dần đi
xuống. Thời Trinh Nguyên 贞元đời Đường Đức Tông 唐德宗, thỉnh thoảng cử hành, sau đó do bởi nhiều lần chiến
loạn, thế nước ngày càng suy yếu, đến thời Mục Tông 穆宗,
Kính Tông 敬宗, lâu đài điện các nơi đây, tám chín mười phần đã
không tồn tại. Thời Đường, khi Văn Tông Lí Ngang 唐文宗李昂tại vị, vào năm Thái Hoà 太和thứ 9 bỗng nhiên đọc
được bài Ai giang đầu 哀江头của Đỗ Phủ 70
năm về trước, trong lòng muốn khôi phục cảnh tượng hưng thịnh du yến ở Khúc
Giang ngày trước, từng phái Tả Hữu Thần sách quân 左右神策军3000 người tiến hành tu sửa viên lâm Khúc Giang, đồng thời chiếu theo lệ
xưa, lệnh cho đại thần các ti, người nào có sức, có hứng thú thì kiến tạo lâu
đài đình tạ của riêng mình ở Khúc Giang; và cũng từng cử hành yến hội tại Khúc
Giang vào ngày tiết Thượng Tị. Nhưng lúc bấy giờ phiên trấn cát cứ, hoạn quan
chuyên quyền, thế nước ngày càng xuống dốc, cảnh tượng du yến đã kém nhiều so với
thời Khai Nguyên thịnh thế.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 28/3/2018
Nguồn
TRUNG QUỐC DÂN TỤC VĂN HOÁ
ẨM THỰC
中国民俗文化
饮食
Chủ biên: Chu Ưng (朱鹰)
Trung Quốc xã hội xuất bản xã, năm 2005
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật