Dịch thuật: Tần Thuỷ Hoàng tuần hành lần thứ ba

TẦN THUỶ HOÀNG TUẦN HÀNH LẦN THỨ BA

          Năm sau về đến Hàm Dương, tức Tần Thuỷ Hoàng năm thứ 29 (năm 218), “lúc giữa xuân, khí dương ấm áp”, Tần Thuỷ Hoàng một lần nữa dẫn đội quân đi tuần về phía đông, vẫn như cũ, chọn Chi Phù 芝罘, Lang Nha 琅琊 làm đích. Đây rất có khả năng có quan hệ với việc tìm thuốc trường sinh bất lão, nhưng cũng có thể là do không an tâm với với phía đông. Đối với khu vực phía đông, Tần Thuỷ Hoàng chưa đủ sức khống chế, thế lực phản Tần vẫn còn mạnh. Lần xuất tuần này, Thuỷ Hoàng đã gặp phải vụ nguy hiểm Bác Lãng Sa 博浪沙 (nay là phía bắc huyện Trung Mâu 中牟Nam 河南), suýt chút nữa là mất mạng.
          Xa giá của Thuỷ Hoàng tiền hô hậu ủng, ra khỏi Hàm Cốc quan 函谷关, đi đến Bác Lãng Sa ở Dương Vũ 阳武, đột nhiên gặp phải phục kích của Trương Lương 张良. Trương Lương là công tử nước Hàn, tổ phụ là Trương Khai Địa 张开地 “giúp Hàn Chiêu Hầu 韩昭侯, Tuyên Huệ Vương 宣惠王, Tương Ai Vương 襄哀王”, phụ thân là Trương Bình 张平 “giúp Li Vương 厘王, Điệu Huệ Vương 悼惠王”. Nhà ông “5 đời làm Tướng nước Hàn”, là đạt quan hiển quý của nước Hàn. Tần diệt Hàn, thiếu niên Trương Lương “chưa ra làm quan giúp Hàn”, rất căm hận nước Tần. Để báo thù nước thù nhà, Trương Lương “em mất không táng, đem cả gia tài tìm thích khách diệt Tần Vương”. Trương Lương tìm được một lực sĩ, lại tạo ra một cây chuỳ thép nặng 120 cân, sai mai phục ở Bác Lãng Sa. Đợi xa giá Tần Thuỷ Hoàng vừa đến, liền đột kích xa giá, ai ngờ lại “kích trúng phó xa”. Tần Thuỷ Hoàng kinh sợ, hạ lệnh “tìm trong thiên hạ” đến 10 ngày. Trương Lương sớm đã đào thoát, từ đó mai danh ẩn tích để đợi thời cơ.
          Tần Thuỷ Hoàng tiếp tục tiến về phía đông, sau khi đến Chi Phù, cho khắc bổ sung bia đá năm trước, khắc đá ghi công, đây chính là “Chi Phù khắc thạch” 芝罘刻石:
          Phanh diệt cường bạo, chấn cứu kiềm thủ, chu định tứ cực, phổ thi minh pháp, kinh vĩ thiên hạ, vĩnh vi nghi tắc.
          烹灭强暴, 振救黔首, 周定四极, 普施明法, 经纬天下, 永为仪则.
          (Tiêu diệt cường bạo, cứu vớt lê dân, bình định toàn bộ bốn cõi, ban hành rộng rãi pháp độ sáng suốt, trị lí thiên hạ, mãi mãi làm chuẩn tắc)
          Sau đó Tần Thuỷ Hoàng đi về phía đông của Chi Phù đến Đông Quan 东观 cũng khắc đá ghi công, gọi là “Đông Quan khắc thạch” 东观刻石, rồi nhanh chóng đi đến Lang Nha 琅琊, sau đó hướng về phía bắc đến Hằng Sơn 恒山 (quận trị tại Đông Viên 东垣, nay là đông bắc thành phố Thạch Gia Trang 石家庄 Hà Bắc 河北), chuyển sang Thượng Đảng 上党  (quận trị tại Trường Tử 长子,  nay là phía tây nam thành phố Trường Trị 长治 Sơn Tây 山西), rồi về lại Hàm Dương 咸阳.

                                                          Huỳnh Chương Hưng
                                                          Quy Nhơn 07/02/2018

Nguyên tác Trung văn
ĐỆ TAM THỨ TUẦN HÀNH
第三次巡行
Trong quyển
THỐNG NHẤT VƯƠNG TRIỀU ĐÍCH ĐẢN SINH – TẦN
统一王朝的诞生 -
Chủ biên: “Đồ thuyết Trung Quốc lịch sử”
Trường Xuân - Cát Lâm xuất bản tập đoàn hữu hạn trách nhiệm công ti, 2006
Previous Post Next Post