Dịch thuật: Tính tiên tiến - Ánh sáng thắp sáng văn minh Trung Hoa trước tiên

TÍNH TIÊN TIẾN
 ÁNH SÁNG THẮP SÁNG VĂN MINH TRUNG HOA TRƯỚC TIÊN

          Trung Quốc là một trong 4 cổ quốc đại văn minh (*). Ánh sáng văn minh Trung Hoa, trước tiên được thắp lên tại trung nguyên.
          Khu vực trung nguyên bất luận là từ Trung Quốc cổ đại, hoặc là từ thế giới cổ đại mà nói, đều là một trong những khu vực tiên tiến văn hoá. Tính tiên tiến văn hoá của nó có nhiều biểu hiện:
          - Khoảng 10.000 năm trước đã phát minh nông nghiệp và kĩ thuật làm gốm, đó cũng là tiên tiến trên thế giới.
          - Khoảng 8000 năm trước xuất hiện phù hiệu văn tự, hơn 3000 năm trước giáp cốt văn tự lưu hành ở trung nguyên đã là văn tự thành thục, đó là tiên tiến ở Trung Quốc.
          - Khoảng 5200 năm trước phát minh kĩ thuật luyện kim đúc đồng, ở vào địa vị tiên phong trong cả nước.
          - Khoảng 6500 năm trước, phát minh kĩ thuật xây dựng bằng phương pháp đầm đất sét, xuất hiện thành cổ xây dựng bằng cách dùng hoàng thổ nện chặt, đó đều là tiên tiến tại Trung Quốc và trên thế giới.
          Từ sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở trung nguyên đã đặt nền móng cơ sở vật chất tiến vào xã hội văn minh. Chúng ta không chỉ có thể từ cổ tịch nhìn thấy những ghi chép về thủ lĩnh tộc Hoa Hạ ở trung nguyên là Hoàng Đế 黄帝kiến lập quốc gia, như trong Sử kí – Ngũ Đế bản kỉ 史记 - 五帝本纪có ghi:
          Chư hầu hàm tôn Hiên Viên vi thiên tử, đại Thần Nông thị, thị vi Hoàng Đế.
          诸侯咸尊轩辕为天子, 代神农氏, 是为黄帝.
          (Chư hầu đều tôn Hiên Viên làm thiên tử, thay Thần Nông thị, đó là Hoàng Đế)
          Trí tả hữu thái giám, giám vu vạn quốc.
          置左右太监, 监于万国.
          (Đặt tả hữu thái giám, giám sát vạn quốc)
          Từ những tư liệu khảo cổ trung nguyên mà khảo cổ học hiện đại phát hiện tiến hành tổng hợp nghiên cứu, thời gian khu vực trung nguyên tiến vào giai đoạn xã hội văn minh là thời đại Hoàng Đế cách đây 5000 năm (1). Cũng chính là nói, quốc gia sớm nhất trong địa vực Trung Quốc, phải là tiểu quốc gia trung nguyên do Hoàng Đế kiến lập, đồng thời tại khu vực bản địa còn có nhiều tiểu quốc, những tiểu quốc này thuận tùng quốc gia của Hoàng Đế. Đương nhiên, không thể nhân đó mà nói rằng trung nguyên là đất phát tường duy nhất khởi nguồn cho văn minh Trung Hoa, điều đó là không phù hợp với sự thật lịch sử. Cho nên chúng tôi đề xướng “Trung Quốc văn minh khởi nguyên cảnh nội đa nguyên luận” 中国文明起源境内多元论 (2), đồng thời cho rằng khu vực văn hoá  nguyên thuỷ của Hoàng hà, Trường giang, Châu giang và 4 khu vực lớn phía đông bắc và tây bắc đều là đất phát tường của văn minh Trung Quốc. Chỉ là đất phát tường văn minh có chủ thứ, thời gian tiến vào văn minh cũng không phải là chỉ với một nhát dao chia cắt. Trung nguyên là đất phát tường văn minh chủ yếu của Trung Quốc tiến vào giai đoạn xã hội văn minh sớm nhất.
          Trước đây, người ta luôn xem Hạ Hậu quốc 夏后国do Hạ Vũ kiến lập là quốc gia Trung Hoa đầu tiên, hiện nay quan điểm này xem ra không phù hợp với sự thực lịch sử. “Quốc gia mà công xã thị tộc trực tiếp kiến lập ở địa vực Trung Quốc sớm hơn so với  vương triều Hạ là một số tiểu quốc, điều này phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử. Khởi nguyên của văn minh Hoa Hạ cũng cần phải truy ngược lên đến một số tiểu quốc do tộc Hoa Hạ kiến lập sớm nhất, bởi chính những tiểu quốc này đã cấu thành một quốc gia tương đối lớn đầu tiên ở Trung Quốc – cơ sở của nhà Hạ. Do đó, lịch sử quốc gia Trung Quốc, sự mở đầu văn minh Trung Hoa so với niên đại của vương triều Hạ cũng phải sớm hơn rất nhiều, phải là cách đây từ hơn 4200 năm lên đến hơn 5000 năm, sớm hơn khoảng 1000 năm (3).
          Đô thành của vương triều Hạ, mặc dù vị trí không thể minh xác, nhưng trải qua sự tiến hành nghiên cứu không ngừng của các học giả, dần dần cũng được hé lộ. Ông Vũ đóng đô ở Dương Thành 阳城, tại phía bắc Tung sơn 嵩山ở Đăng Phong 登封Nam 河南tức nay là vùng Dương Thành. Ông Khải đóng đô ở Dương Địch 阳翟 (huyện Vũ Nam 河南, hiện nay đổi lại là thành phố Vũ Châu 禹州). Thái Khang 太康ở tại Châm Tầm 斟寻, ông Kiệt cũng ở đó. Vị trí của Châm Tầm này tại vùng Yển Sư 偃师, huyện Củng Nam hiện nay. Hiện nay học giả có khuynh hướng thiên về Yển Sư Nhị Lí Đầu 偃师二里头. Còn như đô thành khác của nhà Hạ dù cách nói có khác vị trí với Dương Thành, Châm Tầm, thì cũng không ra khỏi phạm trù đại trung nguyên.
          Với hai đời Thương và Chu, cương vực có mấy chỗ sớm đã vượt ra khỏi địa vực trung nguyên, nhưng vương đô vẫn đều ở trong vùng trung nguyên. Trung tâm chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá thời Tam Đại tại trung nguyên,  cho nên vương triều thời Tam Đại có thể gọi là vương quốc trung nguyên. Lúc bấy giờ chung quanh trung nguyên cũng xuất hiện một số phương quốc, nhưng những phương quốc này đều là tiểu quốc, mà phần lớn vẫn còn ở vào giai đoạn quốc gia theo chế độ nô lệ, hiển nhiên từ trình độ văn minh mà nói, lạc hậu rất xa so với quốc gia trung nguyên.
          Tóm lại, ánh sáng văn minh được thắp lên sớm nhất ở địa vực trung nguyên, trên trình độ phát triển của văn minh, quả thực là cao hơn bất cứ khu vực nào trong nước. Tính tiên tiến về phương diện này không phải nghi ngờ gì.
          Sau này, Tần Thuỷ Hoàng lấy trung nguyên làm trung tâm, kiến lập quốc gia Trung Hoa đa dân tộc thống nhất, mãi cho đến triều Thanh, trừ thời  Nam Tống và đầu đời Minh kiến đô tại Giang Nam 江南ra, các đời đều kiến đô tại đại trung nguyên, nhân tài tụ hội, khoa học, kĩ thuật, văn hoá nghệ thuật đều lấy khu vực trung nguyên làm thước đo trình độ, đây cũng là một sự thực lịch sử.

Chú của nguyên tác
1- 2- Lí Thiệu Liên 李绍连: Trung Quốc văn minh khởi nguyên đích khảo cổ tuyến sách cập kì khải thị 中国文明起源的考古线索及启示, Trung Châu học san 1987 niên đệ 1 kì.
3- Lí Thiệu Liên 李绍连: Hoa Hạ văn minh chi nguyên 华夏文明之源, Hà Nam nhân dân xuất bản xã, 1992 niên bản đệ, trang 202 – 203.

Chú của người dịch
*- Bốn cổ quốc đại văn minh gồm cổ Babylon, cổ Ai Cập, cổ Ấn Độ và cổ Trung Quốc.

                                                               Huỳnh Chương Hưng
                                                               Quy Nhơn 18/01/2018

Nguồn
VĨNH BẤT THẤT LẠC ĐÍCH VĂN MINH
永不失落的文明
Tác giả: Lí Thiệu Liên 李绍连
Thượng Hải, Học Lâm xuất bản xã, 1999.
Previous Post Next Post