CUỘC PHÂN PHONG ĐẠI QUY MÔ ĐẦU ĐỜI CHU
(tiếp theo)
Thái
Công Vọng 太公望 là tam triều nguyên lão của vương triều Chu, ông túc
trí đa mưu, năng chinh thiện chiến, lập nhiều công lao hãn mã cho vương triều Chu . Ban đầu được phong ở Lữ 吕
(nay là Nam Dương 南阳Hà Nam
河南). Sau khi Vũ Canh 武庚
phát động cuộc phản loạn, Thái Công Vọng với Chu Công 周公,
Thiệu Công 召公 cùng phò tá Thành Vương 成王đông
chinh lần thứ 2, tạo ra những cống hiến để củng cố sự thống trị của vương triều
Chu. Thành Vương đem đất đai và nhân dân Bạc Cô thị 薄姑氏phong
cho Thái Công Vọng, Thái Công Vọng kiến lập nước Tề, kiến đô tại Doanh Khâu 营丘(nay là phía bắc của Lâm Tri 临淄Sơn
Đông 山东). Ngoài ra, Thái bảo Thiệu Công Thích 召公奭nhận mệnh của Thành Vương trao cho Thái Công Vọng quyền
lực thay nhà Chu chinh phục ngũ hầu, cửu bá dám phản kháng. Thái Công Vọng khống
chế khu vực phía bắc Sơn Đông, sau đó lại chinh chiến liên miên ở khu vực người
Di, trở thành một chư hầu quốc có thực lực hùng mạnh, diện tích rộng lớn vào đầu
thời Chu.
Thái
Công Vọng tại nước Tề đã “giản kì quân thần lễ” 简其君臣礼 (Giản hoá lễ tiết giữa quân thần) (1), đối với nô lệ của chủ
nô công thương nghiệp vốn của nước Tề, vẫn duy trì mối quan hệ lệ thuộc vốn có.
Đối với cư dân đất Tề từ thời Ân lấy thương nghiệp công nghiệp làm nghề nghiệp,
Thái Công “tùng kì tục” 从其俗, (theo tập tục của
họ), đối với họ tiếp tục “ thông ngư diêm chi lợi” 通渔盐之利 (phát triển ưu thế của ngư nghiệp và diêm nghiệp). Theo truyền thuyết,
do bởi sự phát triển của công thương nghiệp, giai cấp thống trị nước Tề chỉ cần
từ chỗ quý tộc công thương nghiệp thu 3/10 thuế, thì có thể ứng phó được với những
chi tiêu thường ngày. Chính sách “bình dị cận dân” mà Thái Công Vọng thực hành
tại nước Tề, đã khiến cho công thương nghiệp nước Tề có sự phát triển rất lớn.
Vùng Tả Lỗ 泻卤ngày trước, dưới sự cai trị của Thái Công Vọng, đã trở
thành một khu vực giàu có mà nhân dân các nước chư hầu đểu hướng tới.
Sau khi
bình định cuộc phản loạn của Vũ Canh, Chu Công tiếp tục làm Tướng ở lại bên cạnh
Thành Vương. Con của Chu Công là Bá Cầm 伯禽
từ Lỗ sơn 鲁山 Hà Nam 河南 thụ phong đến nước Yêm 奄 đất cũ, kiến lập nước Lỗ tại Khúc Phụ 曲阜 Sơn Đông 山东 ngày nay, trở thành
Lỗ Công. Do bởi phụ thân là Chu Công có mối quan hệ đặc thù với Thành
Vương và công lao hiển hách, cho nên Lỗ
Công Bá Cầm có được sự ban thưởng đặc biệt ưu hậu. Lỗ Công không chỉ được “Ân
dân lục tộc” 殷民六族Điều thị 条氏, Từ thị 徐氏, Tiêu thị 萧氏, Tác thị 索氏, Trường Thược thị 长勺,
Vĩ Thược thị 尾勺氏làm nô lệ, mà còn có được nghi trượng xe, cờ, mĩ ngọc
nhà Hạ truyền lại, cung báu Phong Phụ 封父nổi tiếng và đất đai
thành quách cùng một số lượng lớn lễ khí. Từ phương diện Lỗ Công không chỉ giống
như các nước Vệ, Đường có được sự ban thưởng nhiều nô lệ, còn đặc biệt được ban
cho sự ưu đãi sử dụng điển chương và lễ nhạc mà Chu thiên tử chuyên dụng, chúng
ta có thể thấy, trong số các phong quốc đầu thời Chu, nước Lỗ chiếm một địa vị
tương đối đặc thù.
Lỗ Công
Bá Cầm tiếp tục dùng binh với các dân tộc thiểu số ở chung quanh như Hoài Di 淮夷, Từ Nhung 徐戎, điều này có ghi
chép trong thiên Phí thệ 费誓. Bá Cầm trước
khi xuất binh, thề với các tướng sĩ rằng:
Kiểm tra những vật dụng trên người các
ngươi, không cho phép y giáp không chỉnh tề. Trong lúc chiến đấu, không được
làm tổn hại trâu ngựa. Trâu ngựa bỏ chạy, nam nữ nô lệ bỏ chạy cũng không được
thừa cơ rời bỏ hàng ngũ đi bắt lại, các ngươi phải đem chiến lợi phẩm trả về
cho nguyên chủ! Sau khi chiến đấu thắng lợi, càng không cho phép tự ý xông vào
nhà dân cướp đoạt tài vật! Nếu ai vi phạm mệnh lệnh của ta, sẽ bị trừng phạt
nghiêm khắc! Với dân ngoài thành nước Lỗ, các ngươi hãy chuẩn bị lương khô, gỗ,
ván, ngày Giáp Tuất sẽ xây tường thành doanh luỹ. Ai chậm trễ việc lớn của ta,
sẽ bị tử hình.
Hoài
Di, Từ Nhung sau khi bị đánh bại, sự thống trị của nước Lỗ trên đất cũ nước Yêm
càng được củng cố.
Thiệu
Công Thích 召公奭 lúc đầu được phong ở Thiệu Lăng 召陵 Hà Nam, sau khi Vũ Vương diệt nhà Thương, ông được đổi
phong tại Bắc Yên 北燕cách xa Kì Chu 岐周,
đô thành đặt tại vùng Lưu Li hà trấn 琉璃河镇phía tây nam Bắc
Kinh ngày nay. Người con lớn của Thiệu Công đến đất Yên chủ trì quốc chính, trở
thành vị Yên Hầu đầu tiên, còn Thiệu Công vẫn ở lại Hạo kinh 镐京 giữ chức Tam công. Thời Chu Công nhiếp chính, Thiệu
Công là Thái bảo, phụ trách quản lí khu vực phía tây, Chu Công phụ trách quản
lí khu vực phía đông. Quyền lực của Chu Công tăng lên, từng khiến cho Thiệu
Công hoài nghi. Chu Công nêu những ví dụ về hiền thần lương tá để Thiệu Công biết
tấm lòng của mình, như vào triều Thương thời Thái Mậu 太戊có
Y Trắc 伊陟, Thần Hỗ 臣扈và Vu Hàm 巫咸, thời Tổ Ất 祖乙có Vu Hiền 巫贤, thời Vũ Đinh 武丁có
Cam Bàn 甘盘, khẩn thiết giảng giải những đại thần này trong lịch
sử tuy quyền lực rất lớn, nhưng không hề nguy hại đến địa vị của mấy vị Thương
vương, mà ngược lại còn khiến cho vương triều Thương đại trị. Chu Công hướng đến
Thiệu Công bày tỏ: mình cũng giống như những người kia giúp Thành vương trị lí
tốt thiên hạ. Những điều đó đã tiêu trừ
sự hoài nghi của Thiệu Công đối với Chu Công. Trong quá trình đông chinh lần thứ
2, Thiệu Công cùng Chu Công, Thái Công đã có tác dụng rất lớn đối với việc bình
định cuộc phản loạn của Vũ Canh và sự phản kháng của nước Từ nước Yêm. Do bởi
nước Yên cách thủ đô của vương triều Chu tương đối xa, sự liên hệ tương đối khó
khăn, cho nên trong điển sách của vương triều Chu
có rất ít những ghi chép lịch sử về thời kì đầu của nước Yên. Gần đây tại Liêu
Ninh, Bắc Kinh phát hiện được một số đồng khí có minh văn của nước Yên, cùng những
tư liệu quan trọng cho chúng ta nghiên cứu lịch sử thời kì đầu của nước Yên.
Vương
triều Chu thông qua cuộc phân phong đại quy
mô, đem khu vực vốn của vương triều Thương thống trị phân chia thành những chư
hầu quốc lớn nhỏ như Vệ, Đường, Tống. Người dân tộc Thương cũng được ban thưởng
cho giai cấp thống trị của chư hầu quốc Đường, Lỗ, Vệ, trở thành các loại nô lệ
mới của vương triều Chu, khiến cho lực lượng phản Chu bị bẻ gãy. Còn khu vực
phía đông khó khống chế theo sự phản kháng thất bại của các nước Từ, Yêm, Bạc
Cô, cũng dần bị khống chế bởi Chu Công, Thái Công Vọng - những đại thần có chính
trị và lực lượng quân sự lớn mạnh. Tề, Lỗ hai nước ở phía đông và Yên ở phía bắc
trở thành tấm bình phong bảo vệ vương triều Tây Chu ở trung tâm. Từ đó, vương
triều Chu đã thay đổi được cục diện không được
củng cố “thiên hạ vị tập” 天下未集 (thiên hạ chưa
theo về) thời gian sau khi Vũ vương diệt nhà Thương, trở thành một nước lớn
theo chế độ nô lệ mà cương vực vượt qua vương triều Thương.
Chú của người
dịch
1- Trong Sử kí –
Lỗ Chu Công thế gia 史记 - 鲁周公世家có ghi:
周公卒,子伯禽固已前受封,是为鲁公。鲁公伯禽之初受封之鲁,三年而后报政周公。周公曰:“何迟也?”伯禽曰:“变其俗,革其礼,丧三年然后除之,故迟。”太公亦封于齐,五月而报政周公。周公曰:“何疾也?”曰:“吾简其君臣礼,从其俗为也。”及后闻伯禽报政迟,乃叹曰:“呜呼,鲁后世其北面事齐矣!夫政不简不易,民不有近;平易近民,民必归之。”
Phiên âm
Chu Công tuất, tử Bá Cầm cố dĩ tiền thụ
phong, thị vi Lỗ Công. Lỗ Công Bá Cầm chi sơ thụ phong chi Lỗ, tam niên nhi hậu
báo chính Chu Công. Chu
Công viết: “Hà trì dã?” Bá Cầm viết: “Biến kì tục, cách kì lễ, tang tam niên
nhi hậu trừ chi, cố trì.” Thái Công diệc phong vu Tề, ngũ nguyệt nhi báo chính Chu Công. Chu Công viết:
“Hà tật dã?” Viết: “Ngô giản kì quân thần lễ, tùng kì tục vi dã”. Cập hậu văn
Bá Cầm báo chính trì, nãi thán viết: “Ô hô, Lỗ hậu thế kì bắc diện sự Tề hĩ!
Phù chính bất giản bất dị, dân bất hữu cận; bình dị cận dân, dân tất quy chi.”
Dịch nghĩa
Khi Chu
Công mất, con là Bá Cầm sớm đã tiếp nhận nước thụ phong, đó là Lỗ Công. Bá Cầm
lúc đầu được phong đến đất Lỗ, 3 năm mới báo tình hình chính sự với Chu Công.
Chu Công hỏi rằng: “Sao mà chậm thế?” Bá Cầm
đáp: “Biến đổi phong tục, đổi mới lễ nghi, đợi sau khi trừ phục 3 năm phục
tang mới thấy hiệu quả, nên báo chậm”. Thái Công cũng được thụ phong ở đất Tề,
mới 5 tháng đã báo cáo tình hình chính sự với Chu Công. Chu Công nói rằng: “Sao
mà nhanh thế?” Thái Công đáp rằng: “Giản hoá lễ tiết giữa quân thần, theo phong
tục nơi đó mà làm”. Về sau Thái Công nghe nói Bá Cầm báo cáo tình hình chính sự
rất muộn, bèn than rằng: “Ôi! đời sau của
nước Lỗ phải quay mặt về bắc mà thờ Tề rồi! Phàm chính lệnh mà không giản đơn dễ
làm, dân sẽ không gần gũi; chính lệnh mà bình dị gần gũi, nhân dân tất sẽ quy
phụ”.
(Theo https://baike.baidu.com/item ...)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 30/01/2018
Nguyên tác Trung văn
周初的大规模分封
Trong quyển
TÂY CHU SỬ THOẠI
西周史话
Tác giả: Vương Vũ Tín 王宇信
Trung Quốc quốc tế quảng bá xuất bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật