CUỘC PHÂN PHONG ĐẠI QUY MÔ ĐẦU ĐỜI CHU
Sau khi
Chu Công Đán 周公旦đông chinh, trên cơ sở phân phong của Chu Vũ Vương 周武王, đã tiến hành phân phong chư hầu đại quy mô lần thứ
2. Theo truyền thuyết, trong số 71 nước mà Chu Công phân phong, con cháu tính
Cơ 姬chiếm hơn 53 người. Các chư hầu lớn nhỏ tính Cơ được
phân phong này đều là con cháu đời sau của Văn Vương, Vũ Vương và Chu Công.
Như: em trai Văn Vương được phong tại Đông Quắc 东虢,
Tây Quắc 西虢; các con của Văn Vương được phong tại Quản 管, Thái 蔡, Thành 郕, Hoắc 霍, Lỗ 鲁, Vệ 卫, Mao 毛, Đam 聃, Cáo 郜, Ung 雍, Tào 曹, Đằng 滕, Tất 毕, Nguyên 原, Phong 酆, Tuân 郇; con của Vũ Vương được
phong tại Vu 邘, Tấn 晋, Ứng 应, Hàn 韩; con của Chu Công được
phong tại Phàm 凡, Tưởng 蒋, Hình 邢, Mao 茅, Tạc 胙, Trái 祭 (1). Những
phong quốc lớn nhỏ này như cờ giăng sao rải, trải khắp một vùng đất rộng lớn mới
chinh phục, vừa là những trung tâm chính trị thống trị các nô lệ, vừa là cứ điểm
lớn nhỏ bảo vệ vương triều Chu .
Sau khi
Chu Công giết Vũ Canh 武庚, đầu tiên phong Vi
Tử 微子, người mà tương đối tùng thuận đối với người Chu đồng thời có một số ảnh hưởng đối với người Ân tại đất
Tống, để ông thống trị một bộ phận di dân của vương triều Ân. Tiếp đó lại đại
quy mô phân phong anh em và thân thích của mình.
Khang
Thúc là người em út của Vũ Vương và Chu Công, được phong tại Ân Khư殷墟, giữa Hoàng hà 黄河và
sông Kì 淇, kiến lập nên nước Vệ. Khang Thúc được chia một số nô
lệ người Ân, chủ yếu có Đào thị 陶氏, Thi thị 施氏, Bà thị 繁氏, Nghĩ thị 錡氏, Phàn thị 樊氏, Cơ thị 饥氏, Chung Quỳ thị 终葵氏“Ân
dân thất tộc” (2). Đất Vệ trước đó là vùng trung tâm của vương triều
Thương hoạt động, để củng cố sự thống trị của mình, Khang Thúc đã thực hành việc
duy trì chế độ nô lệ cũ của triều Ân và chính sách quan hệ giai cấp, đồng thời kế
tục sử dụng pháp luật cũ của triều Thương. Về chính sách kinh tế, Vệ Khang Thúc
thay đổi quan hệ chế độ sở hữu trước đó, đem vùng đất rộng lớn nước Vệ phân phối
mới lại theo biện pháp của triều Chu, khiến quý tộc lớn nhỏ con cháu của mình đều
có được rất nhiều đất đai đồng thời do nô lệ chủng tộc Thương cày cấy. Đó chính
là chính sách “khải dĩ Thương chính, cương dĩ Chu tác” 启以商政,疆以周索(bắt đầu dùng chính sự của triều Thương và theo chế độ
của triều Chu để hoạch định cương thổ) (3)
do Khang Thúc thực hành mà trong Tả truyện
– Định Công tứ niên 左传 - 定公四年 đã ghi chép.
Chu
Công rất lo Khang Thúc tuổi còn trẻ,
không có kinh nghiệm thống trị để trị lí tốt vùng đất cũ của người Ân, nhân đó
mới một lần nữa răn Khang Thúc:
- Sau khi em tới đất Vệ, nhất định phải hướng
đến những người hiền trong số di dân triều Thương mà thỉnh giáo, hỏi họ vì sao
triều Thương hưng khởi, và vì sao lại bị diệt vong? Phải luôn tiếp thụ những
bài học kinh nghiệm đó, nhưng điều căn bản nhất phải là yêu tiếc sức dân!
Chu
Công còn đưa ra những dẫn chứng Trụ vương 纣王mê
đắm trong tửu sắc, sủng hạnh Đát Kỉ 妲己đến nỗi nước mất
thân vong để răn Khang Thúc, nhắc Khang Thúc phải cẩn thận trong việc trị nước.
Theo những ghi chép trong thiên Khang cáo
康诰 cổ đại nổi tiếng có nói đến sự kiện Chu Công bàn cùng Khang Thúc, Chu
Công xuất mưu định kế sách cho Khang Thúc, hi vọng Khang Thúc có thể tận tâm tận
lực thống trị vững chắc nước Vệ. Chu Công nhắc Khang Thúc sau khi đến nước Vệ,
cần phải ra sức truyền bá ân đức của vương triều Chu, dùng quy phạm đạo đức của
tộc Chu cải tạo tập tục cũ của một số dân Ân bị chinh phục. Chu Công còn tiếp
thụ bài học pháp luật hà khắc làm mất lòng dân của Thương Trụ vương, răn Khang
Thúc khi chấp hành hình pháp tại đất Vệ phải kết hợp giữa khoan và mãnh. Đối với
những người tuy tội ác không lớn, biết rõ nhưng vẫn cứ phạm và không chịu sửa đổi,
thì không khách khí giết một người để răn trăm người. Còn đối với những người
tuy phạm đại tội, nhưng không phải cố ý lại biết hối cải thì nên giảm nhẹ hình
phạt cho thích đáng. Ngoài ra, Chu Công còn nêu chủ ý cho Khang Thúc, bảo Khang
Thúc chọn những người có tài năng trong số dân Ân cho làm quan, thông qua sự ủng
hộ của những người này mà thực hiện sự thống trị đối với quảng đại dân Ân
v.v...
Trải
qua sự dạy bảo ân cần của Chu Công, Khang Thúc đã hiểu rõ. Sau khi đến nước Vệ,
Khang Thúc cẩn thận hành sự theo biện pháp của Chu Công, có được không ít sự ủng
hộ của quý tộc cũ triều Ân. Do bởi Khang Thúc trị lí nước Vệ rất xuất sắc, sau
khi Thành Vương 成王 thân
chính, Khang Thúc được đề bạt làm Tư khấu cho vương triều Chu, đồng thời được
ban thưởng nhiều khí vật lễ nhạc và tài vật như xe, lụa, cờ, chuông v.v...
Đường
Thúc Ngu 唐叔虞 là em trai của Thành Vương, được phong đất Đường hơn
100 dặm ở phía đông Hoàng Hà và sông Phần 汾.
Vùng đất Đường vốn là trung tâm của người Hạ hoạt động. Tuy triều Hạ sớm đã bị
vương triều Thương tiêu diệt, những vẫn còn một bộ phận người dân tộc Hạ đời đời
cư trú ở đó, bảo tồn không ít những tập tục cũ của triều Hạ. Đường Thúc không
chỉ chiếm nhân dân và đất đai Hạ Khư, mà còn được vương triều Chu ban cho một số
lượng lớn nô lệ người Ân bị chinh phục – “Hoài tính cửu tông” 怀姓九宗 (Chín tộc tính Hoài). Đường Thúc nhân theo tập tục
cũ, về chính trị đã “khải dĩ Hạ chính” 启以夏政 (bắt đầu dùng chính sự của triều Hạ), thực hành cách làm truyền thống
của người Hạ so với vương triều Thương ôn hoà hơn so, khiến tộc người Hạ có cảm
tình và hoà nhã đối với kẻ địch chinh phục mới. Về kinh tế, nhân vì “Hoài tính
cửu tông” vốn là gần với Nhung Địch các
tộc nô lệ của tộc Thương, cho nên Đường Thúc đã đem đất đai tiến hành phân phối
trong hoài tính cửu tông dựa theo chế độ Nhung Địch, đồng thời hàng năm họ phải
giao nộp theo số lượng nhất định một số cống vật cho Đường chư hầu. Đây chính
là biện pháp “cương dĩ Nhung tác” 疆以戎索 mà trong sách cổ Tả truyện 左传đã ghi. Sau khi Đường Thúc qua đời, con của ông ta là
Nhiếp Phủ 燮父dời đến bên bờ sông Tấn 晋,
đổi quốc hiệu là Tấn 晋. (còn tiếp)
Chú của người
dịch
1- Trái 祭 (bính âm zhai thanh thứ 4)
Theo Khang Hi tự điển 康熙字典
Quảng vận 廣韻, Tập vận 集韻 phiên thiết là TRẮC GIÁI (GIỚI) 侧界.
Vận hội 韻會, Chính vận 正韻 phiên thiết là TRẮC TRÁI 側債
Đều có âm đọc là 債 (TRÁI). Tên ấp
của Chu đại phu, và cũng là họ, Chu công tử
Trái Bá 祭伯, đời sau lấy làm họ.
2- Bà 繁 (bính âm po thanh thứ 2)
Theo Khang Hi tự
điển 康熙字典
Quảng vận 廣韻 phiên thiết là BẠC BA 薄波
Tập vận 集韻 phiên thiết là BỒ BA 蒲波
Đều có âm là 婆 BÀ.
Tả
truyện – Định tứ niên 左传 - 定四年:
Ân
dân thất tộc hữu Bà thị
殷民七族有蕃氏
(Trong 7 tộc người Ân có họ Bà)
Nghĩ 錡 (bính âm yi
thanh thứ 3)
Theo Khang Hi tự điển 康熙字典
Đường vận
phiên thiết là NGƯ KHỈ 鱼绮
Tập vận 集韻, Vận hội 韻會 phiên
thiết là NGỮ KHỈ 语绮
Đều có âm là 螘 NGHĨ
Tả truyện – Định tứ niên 左传 - 定四年:
Ân
dân thất tộc hữu Nghĩ thị
殷民七族有錡氏
(Trong 7 tộc người Ân có họ Nghĩ)
(Hán ngữ đại từ điển xuất bản xã, 2003)
3- Theo Tả truyện – Định
Công tứ niên 左传 - 定公四年, đây là đoạn nói về Lỗ Công và Khang Thúc, hai người này theo
chính sự nhà Thương để cai trị và áp dụng chế độ triều Chu để hoạch định cương
thổ. Tả truyện ghi rằng:
Khải dĩ Thương chính, cương dĩ Chu tác
启以商政,疆以周索
(Bắt đầu dùng chính sự của triều Thương và
theo chế độ của triều Chu để hoạch định cương
thổ)
Còn nói về Đường Thúc 唐叔, thì là:
Khải dĩ Hạ chính, cương dĩ Nhung tác
启以夏政,疆以戎索
Ở câu này khi nói
về Khang Thúc, trong nguyên tác in nhầm là:
Khải dĩ Thương chính, cương dĩ Nhung tác
启以商政,疆以戎索
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/01/2018
Nguyên tác Trung văn
周初的大规模分封
Trong quyển
TÂY CHU SỬ THOẠI
西周史话
Tác giả: Vương Vũ Tín 王宇信
Trung Quốc quốc tế quảng bá xuất bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật