THẾ BA CHÂN VẠC
Sau
trận chiến Xích Bích 赤壁, Chu Du 周瑜 thống lĩnh quân đội đánh đuổi đội quân Tào Tháo 曹操 ra khỏi Kinh Châu 荆州, chiếm lấy đất ấy. Lưu Bị 刘备 cho rằng, Kinh Châu vốn là địa
bàn do Lưu Biểu 刘表quản
lí, mà ông ta với Lưu Biểu cùng là tông thất triều Hán, nay Lưu Biểu đã chết,
Kinh Châu lí ra phải do ông ta tiếp quản. Chẳng bao lâu, Chu Du bị bệnh và mất,
để Tôn Lưu liên hiệp, Lỗ Túc 鲁肃 khuyên Tôn Quyền 孙权đem Kinh Châu cho Lưu
Bị mượn.
Lưu
Bị cho rằng, mượn đất của người khác không phải là kế lâu dài, mở địa bàn mới,
đó mới là thượng sách. Theo kế hoạch của Chư Cát Lượng 诸葛亮, cần phải hướng đến Ích Châu 益州 phát triển. Lúc bấy giờ, Đông
Ngô Tôn Quyền cũng muốn xuất binh đoạt lấy Ích Châu. Vừa khéo Lưu Chương 刘璋ở Ích Châu phái người cầu kiến
Lưu Bị.
Lưu
Chương phái Pháp Chính 法正 dẫn 4000 nhân mã nghinh tiếp Lưu Bị.
Sau
khi Pháp Chính đến Kinh Châu, lại nói với Lưu Bị rằng:
-
Ích Châu là thiên phủ chi quốc, Châu mục
Lưu Chương yếu hèn, nếu tướng quân không chiếm lĩnh, nhất định sẽ bị Tào Tháo
chiếm. Tướng quân anh minh, lại có Trương Tùng 张松làm
nội ứng, nếu lấy Ích Châu, dễ như trở bàn tay.
Phải
nói rằng, lúc bấy giờ Lưu Bị gặp việc tốt mong cầu mà khó được, nhưng Lưu Bị lại
nói rằng:
-
Lưu Quý Ngọc 刘季玉với tôi đều là
tông thất, quả thực tôi không muốn đoạt lấy địa bàn của ông ta.
Đúng
lúc đó, bên ngoài có người đến nói một cách kiên quyết:
-
Trời đã ban cho, ông lại không muốn, tôi
e rằng trời không vui lòng.
Lưu
Bị thấy quân sư Bàng Thống 庞统liền thân thiết mời vào chỗ ngồi.
Bàng
Thống tự Sĩ Nguyên 士元, người Tương Dương 襄阳, là bạn với Chư Cát Lượng, người
đương thời gọi họ là “phục long phụng sồ” 伏龙凤雏, “phục long” chỉ Chư Cát Lượng,
“phụng sồ” chỉ Bàng Thống. Chu Du và Lỗ Túc đều rất tôn kính ông ta. Khi Chu Du
đánh Giang Lăng 江陵,
nhậm chức Thái thú Nam quận 南郡, nguyên muốn trọng dụng Bàng Thống. Nhưng chẳng bao lâu,
Chu Du bệnh mất, Bàng Thống đưa tang đến Đông Ngô. Có người tiến cử Bàng Thống
với Tôn Quyền, Tôn Quyền nhìn tướng mạo mà chọn người, chưa trọng dụng, để Bàng
Thống về Nam quận. Sau này, Chư Cát Lượng làm Thái thú Nam quận, tiến cử Bàng Thống với
Lưu Bị.
Lúc
bấy giờ, Bàng Thống nói với Lưu Bị:
-
Ích Châu hộ khẩu cả trăm vạn, đất đai phì
nhiêu, sản vật phong phú, có được đất đó làm căn cứ thì việc lớn có thể thành.
Tướng quân sao không sớm đến đó?
Lưu
Bị bảo rằng:
-
Hiện Tào Tháo và ta đang đối địch, ông ta
nghiêm khắc, ta thì khoan dung; ông ta tàn bạo, ta thì nhân ái; ông ta dối trá,
ta thì trung hậu. Ta với Tào Tháo điều gì cũng tương phản nhau, sự nghiệp có thể
thành công. Nếu ta tham cái lợi nhỏ, đối với người trong thiên hạ mất đi tín
nghĩa thì sao được?
Bàng
Thống nói rằng:
-
Năm tháng binh hoang mã loạn, không thể cứ
khư khư giữ chặt quy củ, nghịch thì lấy mà thuận thì giữ (lúc đoạt lấy trái với
truyền thống, lúc trị lí thuận theo lòng dân), người xưa cho rằng là đáng quý.
Sau khi thành công, phong cho Lưu Chương một khoảnh đất lớn, không phải không là
tín nghĩa. Nay tướng quân không chiếm lĩnh Ích Châu, đương nhiên Tào Tháo sẽ thừa
cơ. Lúc bấy giờ Tướng quân bất lợi, có nói với Lưu Chương cũng vô ích.
Lưu
Bị cho những lời Bàng Thống nói là có lí, liền để Chư Cát Lượng, Quan Vũ 关羽 trấn thủ Kinh Châu, còn mình dẫn
Bàng Thống, Hoàng Trung 黄 忠, Nguỵ Diên 魏延 đem theo mấy vạn binh hướng đến
Ích Châu tiến phát.
Lưu
Bị từ Hán Trung 汉中tiến
quân đến Thành Đô 成都,
đánh tới Lạc Thành 雒城 (nay là huyện Quảng Hán 广汉Tứ Xuyên 四川), gặp phải đội quân trấn giữ Lạc
Thành kiên quyết chống cự, đánh một năm mà vẫn chưa công hạ. Trong chiến đấu,
Bàng Thống bị trúng tên tử vong. Lưu Bị thỉnh cầu Chư Cát Lượng từ Kinh Châu mới
công phá được Lạc Thành. Tiếp đó, tấn công Thành Đô, Lưu Chương giữ không được
đành phải đầu hàng.
Lưu
Bị tiến vào Thành Đô tự xưng là Ích Châu mục, luận công ban thưởng, cho rằng, lần
nầy tiến vào Ích Châu, Pháp Chính công lao lớn nhất, nhậm mệnh Pháp Chính làm
Thái thú Thục quận, đồng thời xem Pháp Chính như là mưu sĩ chủ yếu của mình.
Chư
Cát Lượng giúp Lưu Bị trị lí Ích Châu, chấp pháp nghiêm minh, khiến hào môn sĩ
tộc nơi đó vô cùng bất mãn.
Pháp
Chính khuyên Chư Cát Lượng:
-
Ngày trước, Hán Cao Tổ tiến vào Quan Trung,
chỉ có ước pháp tam chương (1), nhân đó mà được sự ủng hộ của bách
tính. Hiện ông vừa mới đến đây, cần phải khoan dung một chút thì mới hợp với
tâm ý quần chúng.
Chư
Cát Lượng nói rằng:
-
Ông chỉ biết một mà không biết hai. Pháp
lệnh triều Tần nghiêm khắc, bách tính oán hận, Cao Tổ phế trừ Tần pháp, định ra
ước pháp tam chương, đó là thuận lòng dân. Tình hình hiện nay hoàn toàn không
giống như thế. Lưu Chương tầm thường hèn yếu, pháp lệnh lỏng lẻo, quan lại đất
Thục hoành hành bất pháp làm loạn. Nay nếu tôi không chú trọng pháp lệnh thì địa
phương làm sao có thể ổn định được?
Lưu
Bị “mượn thây hoàn hồn” có được Ích Châu “phì nhiêu ngàn dặm”, thay đổi được
thân phận “gởi thân nơi bờ giậu nhà người”, tới lui chỉ có trong hang, từ đó
nhanh chóng hình thành cục diện mới chia ba chân vạc Nguỵ, Thục, Ngô.
Chú
của người dịch
1- Ước pháp tam chương 约法三章:
Tháng 10 năm 206 trước công nguyên, Lưu Bang 刘邦 dẫn quân đến Bá Thượng 灞上. Tần vương Tử Anh 子婴 ngồi xe trắng, đóng ngựa trắng,
cổ quấn dây thừng, bưng ngọc tỉ hoàng đế và phù tiết đã niêm phong, tại bên cạnh
đình Chỉ Đạo轵道 đầu hàng
Lưu Bang.
Có tướng lĩnh cho rằng phải giết Tử
Anh đi, Lưu Bang bảo:
Hoài
Vương 怀王 phái ta đến là nhân vì ta có thể khoan dung đãi
người. Người ta đã đầu hàng rồi, nếu giết thì không có nhân nghĩa.
Vì thế giao Tử Anh cho quan lại canh
giữ. Lưu Bang tiến vào thành Hàm Dương 咸阳,
các tướng tranh nhau chạy đến kho báu của nhà Tần, cướp lấy vàng bạc chia cho
nhau. Tiêu Hà 萧何 trước tiên
lại đi tìm địa đồ và hồ sơ hộ tịch ở phủ Thừa tướng nhà Tần đem giao cho Lưu
Bang. Nhờ đó Lưu Bang mới biết được những nơi hiểm yếu trong thiên hạ, biết được
hộ khẩu nhiều ít cùng sự phân bố lực lượng mạnh yếu.
Lưu Bang nhìn thấy tuấn mã, báu vật,
mĩ nữ trong cung thất nhà Tần nhiều vô kể, định ở tại hoàng cung. Phàn Khoái 樊哙 bảo rằng:
Ngài
rốt cuộc muốn có được thiên hạ không? hay là chỉ muốn làm một phú ông? Những thứ
mĩ lệ xa xỉ đó chính là nguyên nhân diệt vong của nhà Tần. Ngài muốn những thứ
đó để làm gì? Mong ngài nhanh chóng quay về lại Bá Thượng, không nên ở lại
trong cung!
Lưu Bang không nghe. Trương Lương 张良 phụ hoạ vào:
Tần
bạo ngược vô đạo, vì thế ngài mới có thể đến được nơi này, vì thiên hạ diệt trừ
Tần tặc tàn hại bách tính, phải mặc áo trắng giống như phục tang để được lòng
người. Như nay ngài vừa vào Hàm Dương đã ham hưởng lạc, mọi người sẽ nói ngài:
‘giúp ông Kiệt làm điều bạo ngược’! Lời nói thẳng tuy khó nghe nhưng lợi cho công việc, thuốc hay tuy đắng
miệng nhưng lợi cho bệnh. Mong ngài nghe lời khuyên của Phàn Khoái.
Lưu Bang chợt tỉnh ngộ, quyết định dẫn
đại quân về lại Bá Thượng.
Tháng 11, Lưu Bang triệu tập phụ lão
các huyện và cường hào các nơi, nói với họ rằng:
Các
phụ lão bị pháp lệnh hà khắc của nhà Tần làm khổ đã lâu. Ta cùng với chư hầu có
ước định, người nào vào Quan trung trước, sẽ tại Quan trung xưng vương, theo ước
định, ta tại Quan trung xưng vương. Nay ta cùng các phụ lão quy định 3 điều: kẻ
nào giết người sẽ bị xử tử, kẻ nào làm tổn thương người khác và trộm cắp sẽ xét
tội mà trị. Trừ 3 điều đó ra, toàn bộ pháp lệnh của nhà Tần sẽ huỷ bỏ.
Sở
dĩ ta đến đây là để thay các phụ lão trừ hại, chứ không phải đến để xâm hại mọi
người. Xin mọi người chớ sợ. Ta dẫn quân về lại Bá Thượng, chỉ là đợi sau khi
các lộ chư hầu đến cùng nhau định ra pháp lệnh để mọi người an cư lạc nghiệp.
Lưu Bang còn sai người cùng với quan lại
nhà Tần đi khắp các huyện, làng, thôn, ấp truyền đạt giải thích những ý này cho
mọi người.
Nghe lời giải thích của Lưu Bang, bách
tính đất Tần vui mừng, tranh nhau dâng bò, dê, rượu cùng thức ăn uỷ lạo tướng
sĩ của Lưu Bang. Lưu Bang một lần nữa từ chối không chịu nhận, nói rằng:
Lương
thực trong kho còn nhiều không thiếu, ta không muốn để bách tính phải hao phí.
Mọi người càng vui, chỉ lo Lưu Bang
không chịu xưng vương tại đất Tần.
(Nguồn: Trung Hoa thượng hạ ngũ thiên niên 中华上下五千年)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 31/01/2018
Nguyên tác Trung văn
TAM TÚC ĐỈNH LẬP
三足鼎立
Trong quyển
TRUNG HOA THƯỢNG HẠ
NGŨ THIÊN NIÊN
中华上下五千年
Chủ biên: Lí Tinh 李晶
Nam Kinh đại học xuất
bản xã, 2007
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật