Dịch thuật: Rút thăm bắt được hoàng đế

RÚT THĂM BẮT ĐƯỢC HOÀNG ĐẾ

          Phàn Sùng 樊崇 là người Chư Thành 诸城 Sơn Đông 山东 hiện nay, nhân vật lãnh tụ quân khởi nghĩa nông dân cuối thời Vương Mãng 王莽. Ông dũng mãnh quả cảm, giỏi vận dụng mưu lược, phát động qua cuộc khởi nghĩa Phàn Sùng nổi tiếng, có tác dụng rất lớn đối với việc lật đổ chính quyền Vương Mãng, nhưng cuối cùng trong đám quân khởi nghĩa, ông lại bị Lưu Tú 刘秀 giết chết.
          Cuối thời Vương Mãng, nông dân và địa chủ quan liêu các nơi lũ lượt nổi dậy khởi nghĩa, cả nước ở vào tình cảnh chia năm xẻ bảy.
          Thủ lĩnh quân khởi nghĩa các bộ đều muốn mở rộng thế lực của mình, không hẹn mà gặp họ đều nghĩ ra chủ ý giương ngọn cờ cách mạng để gạt mọi người. Họ khắp nơi tìm con em hoàng thất lập làm hoàng đế, để tiện việc mượn cớ phục hưng Hán thất thống lĩnh các đội quân khởi nghĩa khác.
          Chẳng bao lâu, họ tìm được 3 hậu nhân của Cảnh Vương 景王 thời Tây Hán là Lưu Bồn Tử 刘盆子, Lưu Mậu 刘茂 và Lưu Hiếu 刘孝. Chỉ có điều trong 3 người này ai sẽ làm hoàng đế, các thủ lĩnh quân khởi nghĩa đều tranh chấp không thôi. Cuối cùng họ nghĩ ra một cách: đó là rút thăm.
          Quân khởi nghĩa xây một cái thành cao ở phía bắc thành huyện Trịnh của Hà Nam, trên đàn lập thần vị Cảnh Vương. Các thủ lĩnh đều “cầu khấn” trước thần vị, sau đó mang đến một chiếc giỏ trúc. Chỉ thấy trong giỏ có 3 thanh trúc, đó chính là 3 chiếc “thăm” để 3 con em họ Lưu sẽ rút.
          Lưu Hiếu lớn nên rút trước, rút được một chiếc thăm trắng. Người thứ hai là Lưu Mậu, cũng rút được thăm trắng. Đương nhiên cuối cùng là đến lượt Lưu Bồn Tử, chỉ thấy trên thăm viết 3 chữ lớn “Thượng tướng quân” 上将军.
          Chủ trì nghi thức là Phàn Sùng nhìn thấy, vội đưa Lưu Bồn Tử đến giữa đàn, sau đó thống lĩnh quân khởi nghĩa quỳ bái, đồng thời dưới đàn hô to “vạn tuế”, cả một đám đông người quỳ bái.
          Lưu Bồn Tử chỉ mới 15 tuổi, làm một trẻ chăn trâu, trên người bộ quần áo rách, đi chân trần. Trước giờ Lưu Bồn Tử chưa thấy qua thế trận như vậy, liền sợ hãi chạy xuống đàn, chụp lấy “thần phù” quăng đi rồi chuồn mất. Phàn Sùng trông thấy, liền vội gọi người bắt tân hoàng đế lại, sai canh giữ nghiêm nhặt. Lưu Bồn Tử đã làm hoàng đế bù nhìn của quân khởi nghĩa như thế, và làm được 3 năm.

Tư liệu bổ sung
          Sau khi Vương Mãng làm hoàng đế, để làm hoà hoãn nguy cơ xã hội xuất hiện cuối thời Tây Hán, đã thực thi một loạt những biện pháp cải cách, những biện pháp này được gọi là “Vương Mãng cải chế”. Những cải cách này bao gồm cải cách đối với đất đai, hoá tệ, kinh tế cùng quan chức. Nhưng, việc thực thi cải cách mà Vương Mãng tiến hành về cơ bản không cải biến được mâu thuẫn xã hội cuối thời Tây Hán, mà ngược lại còn tiến thêm một bước kích thích sự phát triển những mâu thuẫn này. Nhiều biện pháp mà Vương Mãng tiến hành, kì thực không phù hợp với tình hình thực tế xã hội, bách tính không có được lợi ích gì từ đó, cuối cùng bách tính ngày càng bất mãn đối với Vương Mãng, nên đã bạo phát khởi nghĩa nông dân với quy mô lớn, dẫn đến sự thất bại của chính quyền.

                                                        Huỳnh Chương Hưng
                                                        Quy Nhơn 30/12/2017

Nguyên tác Trung văn
TRẢO CƯU TRẢO XUẤT LAI ĐÍCH HOÀNG ĐẾ
抓阄抓出来的皇帝
Trong quyển
TRUNG QUỐC LỊCH SỬ CỐ SỰ
中国历史故事
Biên soạn: Sơ Dương Tả Tả 初阳姐姐
Trường Xuân: Cát Lâm văn sử xuất bản xã, 2015.
Previous Post Next Post