“CẦM TIÊN” BÁ NHA
Học giả Tuân Huống 荀况 nổi tiếng cuối thời Chiến Quốc, trong thiên Khuyến học
劝学 từng nhắc qua một âm nhạc gia:
Bá Nha cổ cầm, nhi lục mã ngưỡng mạt
伯牙鼓琴, 而六马仰秣
Ý nghĩa của câu này là: khi Bá Nha đánh đàn, bầy
ngựa đều ngẩng đầu lên, vừa nhai cỏ vừa dỏng tai nghe tiếng đàn.
Bầy
ngựa bị tiếng thu hút bởi tiếng đàn, đây đương nhiên là khoa trương. Nhưng có
thể suy đoán rằng, Bá Nha là một cầm thủ, đồng thời là một nhà soạn nhạc xuất sắc.
Bá Nha là đại sư kiệt xuất về âm nhạc trong truyền thuyết cổ đại Trung Quốc,
nên không ngạc nhiên khi người đời sau gọi ông là “Cầm tiên” 琴仙.
Tương
truyền Bá Nha là người nước Sở thời Xuân Thu, ngay từ lúc nhỏ đã đã có cảm hứng
với âm nhạc. Khi lớn lên theo học đàn với thầy Thành Liên 成连.
Cây
đàn lúc bấy giờ là một loại nhạc khí dây, nhìn chung dùng gỗ cây đồng 桐 hoặc gỗ cây sam 杉 để chế thành. Thân đàn có hình chữ nhật hẹp, dài hơn 1 mét, mặt đàn
căng 7 sợi dây, cho nên cũng gọi là “thất huyền cầm” 七弦琴. Âm vực của đàn tương đối rộng, có 3 bát độ và
1 thuần ngũ độ. Lúc diễn tấu, tay phải đàn, tay trái nhấn dây đàn. Loại nhạc
khí này lưu truyền đến hiện đại, mọi người gọi nó là “cổ cầm”古琴.
Bá
Nha chuyên tâm học đàn, có lúc cũng tập soạn ra khúc nhạc. Khi mới bắt đầu, tiến
bộ tương đối nhanh, nhưng qua một thời gian, sự tiến bộ không hiển lộ bao
nhiêu. Học 3 năm, trình độ đàn rất thường, khúc nhạc làm ra cũng không hay,
không thể khiến người nghe cảm động.
Một
lần nọ, Bá Nha tập soạn một khúc nhạc phản ánh cuồng phong bạo vũ trên biển,
lao tâm khổ tứ mấy ngày liền cũng tìm không ra giai điệu phù hợp, ông cảm thấy
vô cùng khổ sở, liền hỏi thầy Thành Liên:
-
Thưa thầy, khúc nhạc này con đã viết đi
viết lại nhiều lần mà vẫn chưa có được yếu lĩnh. Thầy có thể chỉ cho con?
Thành
Liên trầm ngâm một lúc rồi nói:
-
Đối với việc soạn ra khúc nhạc, tài năng
của thầy không thâm hậu, rất khó để chỉ dạy cho con. Như vầy đi, thầy của thầy
là Phương Tử Xuân rất giỏi, thầy có thể dẫn con đi gặp ông ấy, xin ông ấy dạy
cho.
Bá
Nha nghe qua vô cùng vui mừng, gật đầu cảm tạ. Thành Liên chọn ngày tốt dẫn Bá
Nha lên đường.
Phương
Tử Xuân sống trên đảo Bồng Lai 蓬莱 ngoài thành Đăng Châu 登州 nước Lỗ. Thầy trò Thành Liên đến nơi đó, gặp
lúc Phương Tử Xuân đi ra ngoài. Thế là Thành Liên sắp xếp cho Bá Nha ở lại, còn
mình thì đi tìm Phương Tử Xuân.
Nơi
Phương Tử Xuân ở, phía sau tựa vào núi cao vút tận mây, phía trước là biển lớn với song to cuồn cuộn. Bá Nha trong
thời gian đợi thầy và vị tổ sư, hàng ngày đều luyện đàn, leo núi, dạo biển, cảm
thấy trong long thư thái vui sướng lạ thường.
Ngày
nọ, Bá Nha từ biển tản bộ về nhà, đột nhiên trên không mây đen kéo đến, cuồng
phong gào thét, phút chốc chớp giật, sấm nổ vang trời, mưa như trút nước. Trên
mặt biển, sóng lớn từng đợt từng đợt xô vào vách đá, phát ra những thanh âm chấn
động lòng người; trên núi cao tầng tấng lớp lớp ngọn tùng theo gió uốn cong, va
chạm vào nhau phát ra từng đợt thanh âm khiến người nghe cảm thấy lạnh. Tiếng
gió, tiếng sấm, tiếng mưa, tiếng sóng và tiếng sóng tùng hoà lại với nhau tạo
nên một khúc nhạc hùng vĩ tuyệt diệu.
Đây
chẳng phải là giai điệu của khúc nhạc phản ánh cuồng phong bạo vũ trên biển
sao? Bá Nha từ những thanh âm đó đã có được sự gợi mở, chạm đến linh cảm âm nhạc
của ông. Thế là Bá Nha tuôn vào gió to, xông vào mưa lớn, nhanh chóng chạy về
nhà, lấy ra cây thất huyền cầm, “tính tính tang tang” đàn lên.
Những
giai điệu trước đó chưa từng có tuôn trào trong đầu Bá Nha, ngón tay liên tục
khảy đàn. Chỉ trong chốc lát, khúc nhạc phản ánh cuồng phong bạo vũ trên biển
đã hoàn thành. Để cho tâm tình bị kích động bình tĩnh lại, Bá Nha đàn hoàn chỉnh
lại một lần nữa, cảm thấy trước giờ chưa nghe qua khúc nhạc nào xúc động lòng
người như thế, lòng ông vui như nở hoa.
Đương
lúc Bá Nha đắc ý, phía sau có người nói:
-
Bá Nha! Khúc nhạc này rất hay đấy!
Bá
Nha nghe thấy tiếng của thầy Thành Liên, vội quay người đứng dậy. Nhìn thấy bên
cạnh thầy có một ông lão tóc trắng râu dài, nghĩ bụng rằng nhất định đó là sư tổ
Phương Tử Xuân, Bá Nha liền cúi đầu lễ bái.
Phương
Tử Xuân cười bảo rằng
-
Nghe tiếng sóng biển gầm vang, tiếng gió
gào thét, trong lòng có được xúc cảm, không làm ra được khúc nhạc hay hay sao?
Lúc
bấy giờ Bá Nha mới hiểu, hoá ra thầy Thành Liên mười mấy ngày không về là theo
ý đồ của tổ sư Phương Tử Xuân, để cho bản thân mình thể sát cảnh sắc thiên
nhiên, từ đó mà có được cảm ngộ, làm ra khúc nhạc hay. Quả là thầy dụng tâm khó
nhọc.
Từ
đó, Bá Nha chuyên tâm soạn nhạc, sang tác ra nhiều khúc nhạc hay, trong đó khúc
“Cao sơn lưu thuỷ” 高山流水 là ông hài lòng nhất.
Nhưng nhiều người tuy thích nghe khúc nhạc này nhưng không thể lí giải được hàm
nghĩa của nó, điều này khiến cho Bá Nha vô cùng khổ não. Ông hi vọng gặp được một
người có thể hiểu được tác phẩm âm nhạc của mình.
Một
lần nọ, Bá Nha ngồi thuyền về quê, giữa đường bỗng nhiên mưa lớn, trên sông nổi
sóng to, ông liền bảo người chèo thuyền dừng lại dưới chân một ngọn núi.
Đêm
đó trời trong, sóng cũng đã êm, vầng trăng mọc lên chiếu sang cả mặt sông. Bá
Nha nhất thời hứng khởi, bảo người hầu lấy đàn ra, đốt lên mấy nén nhang thơm,
chuẩn bị đàn khúc nhạc giải muộn.
Điều
chỉnh dây đàn xong, Bá Nha tâm khí bình tĩnh, dốc cả tinh thần vào khúc nhạc. Khúc nhạc này lúc đầu mang nỗi bi
ai, tiếp đó chuyển sang sôi sục. Lúc sắp kết thúc, tiết tầu nhanh hơn. Tình cảm
Bá Nha tuôn trào, ngón tay không còn do bản thân làm chủ nữa, thoăn thoắt dạo nhanh.
Đột nhiên, một tiếng “phựt” vang lên, một sợi dây đàn đã đứt.
Theo
tiếng đứt của dây đàn, một tiếng “a” vang lên.
Bá
Nha cảm thấy kì lạ, trong thuyền chỉ có một người hầu, người lái thuyền cũng đã
nghỉ, thanh âm đó từ đâu mà đến? Hiếu
kì, Bá Nha bước ra đầu thuyền nhìn chung quanh.
Dưới
ánh sang trăng, Bá Nha thấy có một người đứng cách thuyền không xa lắm. Người ấy
trông thấy Bá Nha liền chắp tay nói:
-
Tiên sinh đàn quả là hay!
Bá
Nha một mặt đáp lễ, một mặt nghi hoặc hỏi:
-
Tiên sinh này là ….
Người
nọ đến gần thuyền tự giới thiệu:
-
Tại hạ đi ngang qua đây, nghe thấy tiếng
đàn trên thuyền nên đã dừng chân lắng nghe. Không ngờ, đột nhiên dây đàn đứt,
không ngăn được tiếng than làm kinh động đến tiên sinh, xin lượng thứ!
- Ông cũng biết đánh đàn à?
-
Không, tôi không biết, chỉ là thích nghe
mà thôi.
-
Thế ông nghe có hiểu khúc nhạc tôi vừa
đàn lúc nãy không?
-
Khúc nhạc tiên sinh đàn lúc nãy là khúc
Khổng Tử 孔子 tán thán
học trò của mình là Nhan Hồi 颜回. Tôi nhớ
ca từ là:
Khả tích
Nhan Hồi mạng tảo vong
Giao nhân
tư tưởng mấn như sương
Chỉ nhân
lậu hạng đan biều lạc
Lưu đắc
hiền danh vạn cổ dương
可惜颜回命早亡
教人思想鬓如霜
只因陋巷箪瓢乐
留得贤名万古扬
Đáng tiếc
là Nhan Hồi mất sớm
Khiến người
thương nhớ tóc thành bạc trắng
Chỉ nhân
vì một giỏ cơm một bầu nước nơi ngõ hẹp mà vẫn vui với đạo
Nhan Hồi
đã để lại tiếng thơm đến muôn đời.
Đáng tiếc là tiên sinh đàn đến câu thứ
ba dây đàn bỗng đứt, cho nên câu cuối chưa được nghe.
Bá
Nha nghe qua vô cùng khâm phục, liền chắp tay nói:
-
Lời tiên sinh nói rất đúng, xin mời tiên
sinh lên thuyền trò chuyện.
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 20/12/2017
Nguyên tác Trung văn
“CẦM TIÊN” BÁ NHA
琴仙伯牙
Trong quyển
VĂN HOÁ NGŨ THIÊN NIÊN
文化五千年
Biên soạn: Vũ Nhân 羽人
Thiếu niên nhi đồng xuất
bản xã, (không rõ năm xuất bản)
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật