“CẦM TIÊN” BÁ NHA
(tiếp theo)
Sau
khi hai người ngồi yên đâu đó trong khoang thuyền, Bá Nha bảo người hầu thắp
lên hai cây nến và pha một ấm trà ngon. Hai người hỏi qua họ tên, Bá Nha mới biết
người nọ vốn họ Chung 钟 tên Tử Kì 子期, hai người bàn luận tự nhiên không rời âm nhạc.
Để xem thử Tử Kì hiểu âm nhạc tới đâu, Bá Nha cố ý hỏi:
-
Chung tiên sinh cũng biết chuyện Nhan Hồi
hỏi đàn ở Khổng Tử sao?
Chung
Tử Kì gật đầu đáp rằng:
-
Biết một ít.
Tiếp
đó, Bá Nha nói thêm:
-
Có một lần Khổng Tử đang đàn, Nhan Hồi
nghe thấy trong tiếng đàn có âm u trầm, nghĩ rằng thầy gặp phải chuyện gì không
vui, liền hỏi ---
Chung
Tử Kì từ tốn tiếp qua lời:
-
Khổng Phu Tử đáp rằng, khi ông đàn nhìn
thấy một con mèo đang bắt chuột. Ông hi vọng mèo có thể bắt được chuột một cách
thuận lợi, lại lo chuột thoát được. Thế là ngón tay đang khảy đàn mà trong lòng
lại nghĩ đến mèo. Kết quả, tâm tình vì mèo mà lo lắng bất giác hiển lộ trong tiếng
đàn. Điều mà tiên sinh nói có phải là chuyện này?
Bá
Nha luôn miệng nói rằng:
-
Đúng, đúng, điều mà tôi nói chính là chuyện
này. Tôi muốn mượn chuyện đó để nói, cho dù là cùng một khúc nhạc, nhưng do tâm
tình của người đàn khác nhau cho nên tâm tình biểu đạt ra cũng khác nhau. Thứ lỗi
tôi mạo muội, nêu với Chung tiên sinh một vấn đề: nếu khi tôi đàn trong lòng
tôi đang nghĩ gì, tiên sinh có thể nói ra được không?
Chung
Tử Kì bấy giờ mới rõ, Bá Nha nói chuyện đó là để mượn nó để xem thử năng lực
thưởng thức âm nhạc của mình, liền khiêm tốn nói rằng:
-
Tiên sinh nếu không ngại đàn lên một khúc
để tôi đoán thử. Nhưng nếu đoán không đúng cũng xin tiên sinh đừng chê trách.
Bá
Nha cầm lấy đàn, điều chỉnh âm thanh, trầm ngâm một lát rồi đàn lên một khúc.
Chung
Tử Kì nhắm đôi mắt lại định thần lắng nghe, lúc thì nhẹ nhàng vỗ phách, lúc thì
gật gật đầu, trên mặt biểu lộ cảm xúc. Khúc nhạc đàn xong, Chung Tử Kì khen rằng:
-
Khí thế hào hùng, giống như Thái sơn hùng
vĩ!
Bá
Nha không đáp lời, tiếp đó đàn lên một khúc nhạc khác. Âm của khúc nhạc này lúc
cao lúc thấp, tiếng đàn sau khi dừng lại âm của nó còn uyển chuyển không dứt. Bất
giác Chung Tử Kì đứng lên, nói rằng:
-
Đây chẳng phải là biểu hiện khói sóng
mênh mông, giòng sông rộng lớn vô cùng sao?
Bá
Nha không ngăn được tình cảm của mình, cũng đứng lên nắm chặt lấy đôi tay Chung
Tử Kì, phấn khích nói rằng:
-
Đây chính là tác phẩm tâm huyết “cao sơn
lưu thuỷ” của tôi. Chung tiên sinh, tiên sinh quả thật là tri âm của tôi! Bao
nhiêu năm nay, tôi luôn mong có người có thể nghe hiểu khúc đàn này, đêm nay rốt
cuộc tôi đã tìm được. Người đó chính là tiên sinh, chính là tiên sinh.
Nói
đến đây, đôi mắt của Bá Nha cũng nhoè đi.
Chung
Tử Kì cũng vô cùng kích động, một lần nữa khen tài đánh đàn cao siêu của Bá
Nha. Tiếp đó, Bá Nha lại đàn mấy khúc nhạc mà mình hài lòng nhất. Đàn xong mỗi
khúc, Chung Tử Kì liền nói ra hàm nghĩa của nó. Hai người bên đàn nói chuyện
mãi cho đến bình minh.
Thời
gian chia tay đã đến, Bá Nha và Chung Tử Kì lưu luyến không nỡ rời xa. Cuối
cùng hẹn rằng, ngày này năm sau sẽ cùng gặp nhau tại nơi đây.
Và
ngày hẹn cuối cùng cũng đã tới. Bá Nha một lần nữa đến nơi mà năm trước cùng
Chung Tử Kì bàn luận về đàn. Nhưng đợi mãi, đợi mãi, tri âm không lộ diện.
Qua
hỏi thăm, Bá Nha mới biết Chung Tử Kì vì bệnh đã qua đời trước đó không lâu. Bá
Nha vội mang đàn đến trước mộ phần của Chung Tử Kì, phủ phục trên mặt đất khóc
lên. Chung Tử Kì là tri âm, trên thế gian này chỉ có Chung Tử Kì mới hiểu được
nhạc của mình, lí giải được tình cảm của mình. Hiện Chung Tử Kì đã qua đời, thì
đàn lên khúc nhạc có ý nghĩa gì. Trong lúc bi thương cực độ, Bá Nha giơ cao đàn
đập xuống đất vỡ tan …..
Bá
Nha tuy không đàn và viết nhạc nữa, nhưng danh tác “cao sơn lưu thuỷ” của ông
được lưu truyền mãi trong dân gian. Đến thời Đường, khúc nhạc này được phân
thành hai khúc “cao sơn” và “lưu thuỷ”. Khi mọi người diễn tấu và thưởng thức
hai danh khúc này, đều hoài niệm tài nghệ đánh đàn siêu quần và tính cách cương
cường của vị “Cầm tiên” Bá Nha.
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 21/12/2017
Nguyên tác Trung văn
“CẦM TIÊN” BÁ NHA
琴仙伯牙
Trong quyển
VĂN HOÁ NGŨ THIÊN NIÊN
文化五千年
Biên soạn: Vũ Nhân 羽人
Thiếu niên nhi đồng xuất
bản xã, (không rõ năm xuất bản)