Dịch thuật: Lão học cứu (Duyệt Vi Thảo Đường bút kí)



老学究
    爱堂先生言: 闻有老学究夜行, 忽遇其亡友. 学究素刚直, 亦不怖畏, 君何往?
: “吾为冥吏, 至南村有所勾摄, 适同路耳.”
因并行. 至一破屋, 鬼曰: “此文士庐也.”
: “何以知之?”
: “凡人白昼营营, 性灵汨没. 唯睡时一念不生, 元神朗澈. 胸中所读之书, 字字皆吐光芒, 自百窍而出. 其状缥缈缤纷, 烂如锦绣. 学如郑, , 文如屈, , , 马者, 上烛霄汉, 与星月争辉. 次者数丈, 次者数尺, 以渐而差. 极下者亦荧荧如一灯, 照映户牖, 人不能见, 唯鬼神见之耳. 此室上光芒高七八尺, 以是而知.”
学究问: “我读书一生, 睡中光芒当几许?”
鬼嗫嚅良久曰: “昨过君塾, 君方昼寝. 见君胸中高头讲章一部, 墨卷五六百篇, 经文七八十篇, 策略三四十篇, 字字化为黑烟, 笼罩屋上. 诸生诵读之声, 如在浓云密雾中, 实未见光芒, 不敢妄语.
学究怒叱之. 鬼大笑而去.
                              (纪昀 - 阅微草堂笔记)

Phiên âm
LÃO HỌC CỨU
          Ái Đường tiên sinh ngôn: Văn hữu lão học cứu dạ hành, hốt ngộ kì vong hữu. Học cứu tố cương trực, diệc bất bố uý, vấn: “Quân hà vãng?”
          Viết: “Ngô vi minh lại, chí nam thôn hữu sở câu nhiếp, thích đồng lộ nhĩ.”
          Nhân tịnh hành. Chí nhất phá ốc, quỷ viết: “Thử văn sĩ lư dã.”
          Vấn: “Hà dĩ tri chi?”
          Viết: “Phàm  nhân bạch trú doanh doanh, tính linh mịch một. Duy thuỵ thời nhất niệm bất sinh, nguyên thần lãng triệt. Hung trung sở độc chi thư, tự tự giai thổ quang mang, tự bách khiếu nhi xuất. Kì trạng phiếu miểu tân phân, lạn như cẩm tú. Học như Trịnh, Khổng; văn như Khuất, Tống, Ban, Mã giả, thượng chúc tiêu hán, dữ tinh nguyệt tranh huy. Thứ giả sổ trượng, thứ giả sổ xích, dĩ tiệm nhi si. Cực hạ giả diệc huỳnh huỳnh như nhất đăng, chiếu ánh hộ dũ, nhân bất năng kiến, duy quỷ thần kiến chi nhĩ. Thử thất thượng quang mang cao thất bát xích, dĩ thị nhi tri.”
          Học cứu vấn: “Ngã độc thư nhất sinh, thuỵ trung quang mang đương kỉ hứa?”
          Quỷ nhiếp nhu lương cửu, viết: “Tạc quá quân thục, quân phương trú tẩm. Kiến quân hung trung cao đầu giảng chương nhất bộ, Mặc quyển ngũ lục bách thiên, kinh văn thất bát thập thiên, sách lược tam tứ thập thiên, tự tự hoá vi hắc yên, lung tráo ốc thượng. Chư sinh tụng độc chi thanh, như tại nùng vân mật vụ trung, thực vị kiến quang mang, bất cảm vọng ngữ.”
          Học cứu nộ sất chi. Quỷ đại tiếu nhi khứ.
                                                      (Kỉ Vân – Duyệt Vi Thảo Đường bút kí)

Dịch nghĩa
LÃO HỌC CỨU (1)
          Ái Đường tiên sinh kể rằng: Có vị lão học cứu đi đường vào ban đêm, bỗng nhiên gặp phải người bạn đã mất. Lão học cứu này tính cách vốn cương trực, cũng không biết sợ, liền hỏi người bạn đó đi đâu?
Người bạn đã mất trả lời rằng: “Tôi hiện là sai dịch chốn âm ti, đến thôn phía nam để bắt hồn người vừa mới mất, đúng lúc gặp anh trên đường.”
Thế là hai người cùng đi. Đi đến một gian nhà cũ nát phía trước, bạn quỷ nói rằng: “Đó là nhà của văn sĩ.”
Lão học cứu hỏi: “Sao anh biết?”
Bạn quỷ đáp rằng: “Người bình thường ban ngày bận rộn vì sinh kế, đến nỗi khiến tính cách bị che lấp, chỉ có lúc ban đêm đi ngủ, việc gì cũng không nghĩ tới, bản tính mới có thể trong sáng, cho nên những sách vở mà họ đã đọc qua, từng chữ từng chữ trong lòng phát ra ánh sáng, thông qua các khiếu mà toả ra, hình trạng lúc ẩn lúc hiện, đẹp lóng lánh như gấm thêu. Người có học vấn cao  như Trịnh Huyền, Khổng Dĩnh Đạt, người có tài văn chương như Khuất Nguyên, Tống Ngọc, Ban Siêu, Tư Mã Thiên, ánh sáng toả ra có thể xông thẳng lên tới chín tầng trời, tranh sáng cùng trăng sao; những người tài không bằng họ thì ánh sáng chỉ lên cao mấy trượng, thứ nữa là lên cao mấy xích, và thứ nữa thì giảm dần. Loại cuối cùng cũng có một chút ánh sáng, nhưng lập loè như ánh đèn, chỉ đủ soi rọi nơi cửa sổ nhà mình. Ánh sáng đó, con người không thể nhìn thấy được, chỉ có quỷ thần mới có thể nhìn thấy. Ánh sáng trên nóc nhà của gian nhà cũ nát đó cao khoảng 7, 8 xích, cho nên tôi mới có thể biết được.”
Lão học cứu lại hỏi: “Kinh sách tôi đọc qua một đời, khi ngủ ánh sáng cao bao nhiêu?”
Bạn quỷ trầm ngâm giây lát rồi nói: “Hôm qua tôi đi ngang qua trường anh, vừa lúc anh ngủ ngày, thấy trong người anh, một bộ cao đầu giảng chương, năm sáu trăm thiên Mặc Tử, bảy tám chục thiên kinh văn, ba bốn chục thiên sách lược, từng chữ từng chữ hoá thành đám khói đen, phủ trùm kín nóc trường của anh; còn tiếng đọc sách các học trò như chìm vào trong đám mây mù dày đặc, quả thực không thấy chút ánh sáng nào, bởi vậy tôi không dám nói càn.”
          Lão học cứu nghe qua, nổi giận quát tháo bạn quỷ, bạn quỷ cười lớn rồi bỏ đi mất.

Chú của người dịch
1- Lão học cứu 老学究: từ “học cứu” 学究 nguyên là danh xưng chuyên môn xuất phát từ chế độ khoa cử thời Đường, về sau “học cứu” là mĩ xưng chỉ thư sinh được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Theo sự biến thiên về ý nghĩa của từ, “học cứu” cũng dần sản sinh ý nghĩa chê bai, mọi người bắt đầu gọi những người đọc sách cổ mà không “tiêu hoá” là “lão học cứu”, cũng chỉ những người có học mà hủ lậu thiển cận thích khoe khoang.
          (Theo https://baike.baidu.com/item...)
Kỉ Vân 纪昀 (1724 – 1805): tự Hiểu Lam 晓岚, một tự khác là Xuân Phàm 春帆, về già có hiệu là Thạch Vân 石云, đạo hiệu Quán Dịch Đạo Nhân 观弈道人, người huyện Hiến Trực Lệ 直隶 (nay là thành phố Thương Châu 沧州 Hà Bắc 河北).
Kỉ Vân là chính trị gia, văn học gia đời Thanh, quan viên thời Càn Long 郓隆, giữ qua các chức Tả đô ngự sử, Binh bộ Thượng thư, Lễ bộ Thượng thư, Hiệp biện Đại học sĩ gia Thái tử Thái bảo, từng nhậm chức Tổng toản tu biên soạn bộ Tứ khố toàn thư 四库全书.
Kỉ Vân học rộng biết nhiều, bác lãm quần thư, giỏi thơ cùng biền văn, đặc biệt sở trường về khảo chứng huấn hỗ. Lúc trẻ tài hoa dồi dào, huyết khí phương cương, về già thế giới nội tâm của ông ngày càng khép lại. Duyệt Vi Thảo Đường bút kí là sản vật của tâm cảnh đó. Thơ văn của ông được môn nhân sưu tập, biên thành bộ Kỉ Văn Đạt Công di tập 纪文达公遗集.
Tháng 2 năm Gia Khánh 嘉庆 thứ 10 (năm 1805), Kỉ Vân bệnh và qua đời. Nhân 2 câu trong “Gia Khánh đế ngự tứ bi văn” 嘉庆帝御赐碑文
Mẫn nhi hiếu học khả vi văn
Thụ chi dĩ chính vô bất đạt
敏而好学可为文
授之以政无不达
(Siêng năng ham học có thể làm văn
Giao cho chính sự không việc gì là không đạt)
nên khi mất, ông có tên thuỵ là Văn Đạt 文达.

Duyệt Vi Thảo Đường bút kí 阅为草堂笔记 : tổng cộng hơn 38 vạn chữ, 24 quyển, toàn sách chi là 5 mục lớn, gồm:
          - Loan Dương tiêu hạ lục 滦阳消夏录 6 quyển
          - Như thị ngã văn 如是我闻 4 quyển
          - Hoè Tây tạp chí 槐西杂志 4 quyển
          - Cô vọng thính chi 姑妄听之 4 quyển
          - Loan Dương tục lục 滦阳续录 6 quyển
biên soạn liên tục từ năm Càn Long thứ 54 (năm 1789) đến năm Gia Khánh thứ 3 (năm 1798) mới hoàn thành. Năm Gia Khánh thứ 5 (1800) môn nhân của ông là Thịnh Tài Ngạn 盛财彦 tập hợp san khắc ấn hành.
          Toàn sách chủ yếu ghi chép những chuyện liên quan đến hồ li thần quỷ, mục đích ở chỗ khuyến thiện trừng ác. Tuy không thiếu những giáo thuyết nhân quả báo ứng, nhưng thông qua miêu tả, đã phản ánh được sự hủ bại và hắc ám của xã hội phong kiến.
          Theo http://baike.baidu.com/item

                                                               Huỳnh Chương Hưng
                                                               Quy Nhơn 20/11/2017

Nguồn
DUYỆT VI THẢO ĐƯỜNG BÚT KÍ
阅为草堂笔记
(Thanh) Kỉ Vân 纪昀biên soạn
Phương Hiểu 方晓 chú dịch
Vũ Hán . Sùng Văn thư cục xuất bản, 2007
Previous Post Next Post