堂堂正正 本来不失
夸逞功业, 炫耀文章, 皆是靠外物做人. 不知心体莹然, 本来不失, 即无寸功只字, 亦自有堂堂正正做人处.
(菜根谭 - 立德修身)
ĐƯỜNG
ĐƯỜNG CHÍNH CHÍNH BẢN LAI BẤT THẤT
Khoa sính công nghiệp, huyễn diệu văn
chương, giai thị kháo ngoại vật tố nhân. Bất tri tâm thể oánh nhiên, bản lai bất
thất, tức vô thốn công chỉ tự, diệc tự hữu đường đường chính chính tố nhân xứ.
(Thái căn đàm – Lập đức tu thân)
ĐƯỜNG ĐƯỜNG CHÍNH CHÍNH,
ĐỪNG
LÀM MẤT BẢN TÍNH TỰ NHIÊN
Phô trương công nghiệp của
mình, khoe khoang văn chương của mình, đều là dựa vào ngoại vật để làm người.
Sao chẳng biết, chỉ cần giữ tâm địa của mình thuần khiết trong sạch, không làm
mất bản đi tính tự nhiên, thì cho dù chẳng có chút công nghiệp gì, chẳng có
chút văn chương gì, cũng có thể đường đường chính chính làm người.
Giải thích
và phân tích
Các bậc
triết nhân cổ đại Trung Quốc đề xuất qua luận đoán “tam bất hủ” 三不朽nổi tiếng: “Trên hết là lập đức, thứ đến là lập công
và sau nữa là lập ngôn, tuy trải qua thời gian lâu dài nhưng không bao giờ hư hỏng.
Đó gọi là tam bất hủ.”
Chính
như người xưa có nói: công cao, tài cao đều không bằng đức cao. Đối với người
bình thường mà nói, lập công và lập ngôn đều không phải là việc dễ dàng, nhưng
lập đức lại có thể làm từ việc nhỏ bên cạnh mình, chỉ cần có lòng kính sợ, có ý
thức đạo đức, thì đã bước đi trên con đường lập đức. Khí tiết cao thượng là mùi
thơm toả ra từ nơi sâu thẳm của linh hồn. Dựa vào chút thông minh nhất thời,
phô trương với mọi người để lấy được lòng họ chẳng bằng đem mùi thơm để lại ân
huệ cho đời sau.
Văn
Thiên Tường 文天祥 – thi nhân nổi tiếng thời Nam Tống nhân vì khí tiết
cao thượng mà để tiếng thơm lại ngàn thu. Văn Thiên Tường, tự Tống Thuỵ 宋瑞, người huyện Cát Thuỷ 吉水
Giang Tây 江西, 20 tuổi đỗ Tiến sĩ, đỗ đầu thi đình. Năm 1259, quân
Nguyên tấn công Nam Tống, hoạn quan Đổng Tông Thần 董宗臣 khuyên hoàng đế dời đô tháo chạy, Văn Thiên Tường dâng thư kiên quyết
phản đối, đồng thời thỉnh cầu hoàng đế ổn định lòng dân ban chiếu giết Đổng
Tông Thần.
Mùa thu
năm 1274, quân Tống tiến gần đến Tống đô là Lâm An 临安,
Tống đế ra lệnh trưng quân trong toàn quốc hộ giá. Văn Thiên Tường tại Cám Châu
赣州 chiêu mộ hào kiệt chí sĩ, tổ chức thành đội “Cần
vương quân” 勤王军 lên đến mấy vạn người, năm 1275 đến Lâm An. Đầu năm
1276, Thường Châu 常州 nguy cấp, Văn Thiên Tường phái bộ tướng đem binh cứu
viện, nhưng chưa kịp giải vây Thường Châu, quân Nguyên nhân cơ hội đó tiến đến
Lâm An phát động tấn công cuối cùng, Văn Thiên Tường đành lui về Lâm An.
Sau khi
về đến Lâm An, Văn Thiên Tường cùng danh tướng Trương Thế Kiệt 张世杰 chủ trương tập trung toàn bộ “Cần vương quân” ở Lâm
An quyết chiến cùng quân Nguyên. Nhưng Tể tướng đương quyền Trần Nghi Trung 陈宜中 lại muốn quỳ gối đầu hàng quân Nguyên, quân Nguyên được
một tấc lấn thêm một thước, từng bước tiến gần.
Năm
1276, Văn Thiên Tường đàm phán cùng quân Nguyên, nhưng bị tướng Nguyên là Bá
Nhan 伯颜 bắt giữ. Đối với sự quyến dụ và uy hiếp của Bá Nhan,
Văn Thiên Tường không hề thay đổi sắc mặt, vì thế bị áp giải về phương
bắc. Khi đến Trấn Giang 镇江
Giang Tô 江苏, Văn Thiên Tường thừa cơ đào thoát, trải qua biết bao
gian nguy hiểm trở, đi thuyền đến Phúc Châu 福州,
Tống Đoan Tông Triệu Thị vừa mới lên ngôi chẳng bao lâu đã nhậm mệnh ông làm Hữu
thừa tướng kiêm Tri xu mật viện sự. Văn Thiên Tường nhậm mệnh ra ngoài chiêu mộ
quân đội, ông điều khiển binh tướng thu phục lại mấy nơi, lại được binh ở Giang
Tây đến cứu viện, phút chốc thanh thế tăng cao. Sau đó, Văn Thiên Tường lại thống
lĩnh quân phản công Giang Tây, đánh quân Nguyên một trận tơi tả. Nhưng rốt cuộc
đội quân mà do Văn Thiên Tường tổ chức không có kinh nghiệm chiến đấu nên đã bị
quân Nguyên đánh tan, Văn Thiên Tường may mắn thoát được.
Năm
1278, Văn Thiên Tường tổ chức quân dân tiến tục kháng cự, sau do vì có kẻ phản
bội bán đứng ông, ông bị bắt. Khi qua Linh Đinh dương 零丁洋,
ông đã viết mấy câu thơ lưu danh thiên cổ:
Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
人生自古谁无死
留取丹心照汗青
(Người đời xưa nay ai mà không chết
Chỉ cần lưu lại tấm lòng son trong sử sách)
Sau khi
nhà Tống diệt vong, Văn Thiên Tường bị áp giải đến Đại Đô 大都, trải qua biết bao gian khổ, nhưng vẫn kiên trinh bất
khuất. Trong ngục, ông đã viết bài Chính
khí ca 正气歌 nổi tiếng, bày tỏ quyết tâm xem cái chết như đi về. Nguyên Thế Tổ Hốt
Tất Liệt 忽必烈 vô cùng khâm phục khí tiết của Văn Thiên Tường, đích
thân khuyên hàng, nhưng ông vẫn thủ tiết. Năm 1282, Nguyên Thế tổ hạ lệnh xử tử
Văn Thiên Tường để tuyệt hậu hoạn.
Khí tiết
trong sáng cao thượng của Văn Thiên Tường đã được người đời tán tụng. Thi phẩm,
nhân phẩm thống nhất hài hoà, như nhật nguyệt chiếu rọi ngày càng toả sáng.
Sau khi
Văn Thiên Tường tuẫn nạn, mọi người dùng nhiều phương thức để kỉ niệm ông.
Vương Viêm Ngọ 王炎午 từng tham gia nghĩa quân đã viết Vọng tế Văn Thiên Tường văn 望祭文天祥文, tán dương lòng kiên trinh của ông như cây tùng cây
bách giữa mùa đông lạnh. Cái chết của Văn Thiên Tường khiến cho:
Sơn hà đốn tức cải sắc, nhật nguyệt vị
chi thao quang (1)
山河顿即改色, 日月为之韬光
(Sắc màu của sơn hà biến đổi, ánh sáng của nhật nguyệt
lu mờ)
Năm
1323, tại quận học ở Cát Châu, quê hương của Văn Thiên Tường, di tượng của ông
được đặt ở Tiên hiền đường, ngang hàng với Âu Dương Tu 欧阳修,
Dương Bang Nghệ 杨邦乂, Hồ Thuyên 胡铨, được người đời sau
thờ phụng. Năm 1376, Giáo trung phường 教忠坊 ở Bắc Kinh đã
kiến lập “Văn Thừa Tướng từ” 文丞相祠, sau đó tại Lư
Lăng 庐陵 Cát Châu 吉州 cũng kiến lập “Thừa
Tướng trung liệt từ” 丞相忠烈祠. Văn tập, truyện
kí của Văn Thiên Tường lưu truyền rất rộng trong dân gian, chính khí
dân tộc trải qua thời gian không suy. Hiền nhân đã mất, nhưng lời của ông hãy
còn, “Nhân sinh tự cổ thuỳ vô tử. Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh” đã khích lệ
biết bao những người con ưu tú của đời sau, trong giấy phút sinh tử tồn vong, xả
sinh vong tử, đã hoàn toàn vì nghĩa lớn. Cho nên, đường đường chính chính, đừng
làm mất đi bản tính tự nhiên mới là cái đạo làm người.
Chú của người
dịch
1- Câu này trong nguyên tác không có chữ “sơn” 山:
Hà đốn tức cải sắc, nhật nguyệt vị chi
thao quang.
河顿即改色, 日月为之韬光
Tôi theo Vọng tế
Văn Thiên Tường văn 望祭文天祥文 thêm vào chữ山:
Nhật nguyệt thao quang, sơn hà cải sắc
日月韬光, 山河改色
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 08/10/2017
Nguồn
THÁI CĂN ĐÀM
菜根谭
Tác giả: (Minh) Hồng Ứng Minh 洪应明
Biên soạn: Bàng Bác 庞博
Trung Quốc Hoa Kiều xuất bản xã, 2013
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật