CAO MÔI CHỦ TỂ HÔN NHÂN
Cao môi
高禖 cũng viết là 高媒,
được mọi người cho là vị thần chủ tể việc hôn nhân ở nhân gian. Nữ Oa 女娲 nổi tiếng nhất ở thời cổ Trung Quốc, vị nữ thần có ảnh
hưởng lớn nhất, từng được xem là Cao môi thời cổ.
Trong
những truyền thuyết thần kì lưu truyền rộng rãi nhiều nơi ở Trung Quốc, Nữ Oa
không chỉ là vị anh hùng luyện đá vá trời cứu thế giới, mà còn là thuỷ tổ nhân
loại nặn đất thành người. Theo truyền thuyết, sau khi trời đất phân chia, tuy
trên mặt đất đã có núi sông cây cỏ, thậm chí có cả điểu thú trùng ngư, nhưng
không có con người, thế gian vẫn hoang vu lạnh lẽo. Thiên thần Nữ Oa hành tẩu
trên vùng đất hoang vắng này cảm thấy vô cùng cô độc. Bà nghĩ rằng khoảng giữa
trời và đất cần phải thêm một thứ gì đó, thế là, bà ngồi xuống bên bờ ao, đào lấy bùn, cho thêm nước vào trộn nhuyễn, dựa
theo hình dáng của mình phản chiếu trên mặt nước, nặn thành những hình người bằng
bùn đất. Nói ra cũng lạ, vừa đặt những hình người đó lên mặt đất, những hình
người đó đã nhảy lên và phát ra tiếng kêu vui mừng. Nữ Oa đã đặt cho chúng cái
tên là “nhân”, thân thể của “nhân” tuy nhỏ, nhưng nhân vì là do chính tay thần
sáng tạo, nó khác với phi cầm tẩu thú, xem ra tựa hồ có khí khái quản lí vũ trụ.
Nữ Oa đối
với những sáng tạo phẩm ưu mĩ của mình, bà tương đối hài lòng, liền lại tiếp tục
công việc của mình, nặn ra rất nhiều người, những người này vây quanh bà nhảy
múa hoan hô, nhưng chẳng bao lâu chúng đã rời xa, mặt đất rộng lớn, mặc dù Nữ
Oa không ngừng làm việc, thậm chí có lúc tinh thần và sức lực mệt mỏi, cũng
không có cách nào làm cho thế giới náo nhiệt trở lại. Cuối cùng, bà dùng một sợi
dây, thuận tay từ sườn núi kéo xuống mấy sợi dây mây gắn vào trong bùn, khuấy mạnh
đống nước bùn, bùn không ngừng văng ra tứ phía, giọt nào rơi trên mặt đất đều
biến thành người cất tiếng kêu oa oa. Cuối cùng trên mặt đất từ từ lưu lại dấu
vết của nhân loại.
Nhưng
những người mà Nữ Oa tạo ra chẳng mấy chốc đều chết. Chết nhóm này, bà lại tạo
ra nhóm khác, rốt cuộc phiền phức quá, thế là Nữ Oa liền đem người nam và người
nữ phối hợp lại, bảo họ tự mình sáng tạo đời sau, đảm nhận trách nhiệm nuôi dưỡng.
Thế là nhân loại đời đời sinh sôi như thế, Nữ Oa nhân đó mà cũng trở thành vị
thần hôn nhân sớm nhất.
Rõ
ràng, chỉ có khi con người quan sát biết được quan hệ giữa tính và sinh dục, loại
thần thoại như thế mới có thể xuất hiện. Nữ Oa, vị Cao môi , cũng mới có khả
năng từ vị thần cầu tự, phát triển lên kiêm cả thần hôn nhân làm mai mối cho
con người.
Bà Giản
Địch 简狄 nhân vì nuốt trứng chim yến mà có thai, sinh ra ông Tiết 契 và bà họ Khương 姜
nhân vì giẫm phải dấu chân người khổng lồ mà có thai, sinh ra ông Khí 弃, hai bà này cũng từng được xem là Cao môi. Việc bà Giản
Địch là mẫu thân của ông Tiết, tổ tiên của bộ lạc Thương, bà họ Khương là mẫu
thân của ông Khí, tổ tiên của bộ lạc Chu, được xem là Cao Môi của tộc Thương và
tộc Chu là điều có thể lí giải được. Nhưng hai vị Cao môi này hoàn toàn không
có đặc trưng của thần hôn nhân, mà chỉ có công năng của thần sinh dục. Nuốt trứng
mà có thai sinh ông Tiết, giẫm dấu chân mà có thai sinh ông Khí, điều đó phản
ánh con người không biết quan niệm cảm sinh totem thời cổ về cơ lí sinh thực.
Nhân đó, nói một cách nghiêm túc, bà Giản Địch và bà họ Khương, hai vị Cao môi
này không thể xếp vào thần hôn nhân.
Trừ Nữ
Oa, vị Cao môi nữ tính này ra, còn có vị Cao môi nam tính, đó chính là Phục Hi 伏羲. Phục Hi đã chế định lễ nghi hôn thú, thì đương nhiên
là vị thần hôn nhân danh chính ngôn thuận, nhưng nam tính được xem là Cao môi e
là việc cũng chỉ có thể sau khi bước vào xã hội phụ hệ.
Thời cổ,
đối với việc tế tự Cao môi vô cùng long trọng, từ những ghi chép trong sử sách
có thể thấy, tại ngoại ô phía nam của thành thị thời cổ thường lập đàn Cao môi, tế tự sẽ cử hành trên đàn Cao
môi, thời gian tế tự đa phần là vào tháng
Trọng xuân, khi chim yến từ phía nam bay đến hoặc vào ngày Xuân phân, thiên tử đích thân dẫn hậu phi đến đàn tế. Khi tế,
dùng bò, heo, dê ... những tế phẩm có đẳng cấp cao nhất, còn có cả tấu nhạc.
Cũng từ trong sử sách có thể thấy, địa vị Cao môi nữ tính dần dần do Cao
môi nam tính thay thế, mặc dù vẫn cùng Cao môi nam tính được đặt trên đàn,
nhưng chỉ có thể ở vào địa vi phụ thuộc. Sự biến hoá ở nghi thức tế Cao môi, đã
phản ánh sự biến hoá hiện thực xã hội. Sau khi tiến vào xã hội có giai cấp, về
việc hôn phối của nam nữ, nữ giới quả thực đã mất đi địa vị chủ đạo của mình, họ
chỉ có tiếp thụ một cách bị động, không còn quyền chọn lựa chủ động nữa.
Huỳnh
Chương Hưng
Quy Nhơn 07/9/2017
Nguyên tác Trung văn
CHỦ TỂ HÔN NHÂN ĐÍCH CAO MÔI
主宰婚姻的高禖
Trong quyển
HÔN GIÁ
婚嫁
Biên soạn: Hồng Vũ 鸿宇
Tôn giáo văn hoá xuất bản xã, 2004.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật