VƯƠNG TIỄN
(kì 1)
16 tuổi làm sĩ 士, 20 tuổi làm Thiên tướng 偏将 (tướng cấp thấp nhất – ND), 30 tuổi làm Đại tướng, là
nguyên lão trải qua 4 triều: Chiêu Vương 昭王, Trang Tương
Vương 庄襄王, Hiếu Văn Vương孝文王, Tần Vương Chính 秦王政.
Tần Chiêu Vương năm thứ 19, Vương Tiễn
30 tuổi, ban đầu làm Đại tướng, không phải phí công sức, đã lấy được đầu của
Nguỵ Tề 魏齐, người mà Tướng quốc Phạm Thư 范雎 căm thù, đánh lui binh hai nước Tề Triệu, được mĩ
xưng là “trí dũng tướng quân”.
Vương Tiễn lập kế diệt Triệu, đại phá
quân Yên. Sau khi Lí Tín 李信 phạt Sở bị
thảm bại, Vương Tiễn đã 80 tuổi, xuất
chinh phạt Sở. Vương Tiễn tiên tiếp dùng diệu kế, chinh phục Kinh Sở, sau đó
bình định Giang Nam.
ĐẠI PHÁ QUÂN TRIỆU
ĐƯỢC MĨ XƯNG "TRÍ DŨNG TƯỚNG QUÂN"
Tháng
Giêng năm Tần Chiêu Vương thứ 49 (năm 278 trước công nguyên), Chiêu Vương mệnh
Ngũ đại phu Vương Lăng 王陵 đánh đô thành Hàm
Đan 邯郸 của nước Triệu, bị bại trận. Chiêu Vương phái thêm
quân đội viện trợ Vương Lăng, cũng bị bại trận. Chiêu Vương bái Vũ An Quân Bạch
Khởi 武安君白起 làm Soái, Bạch Khởi kháng mệnh bất tuân, bị Chiêu
Vương ban cho cái chết.
Chiêu
Vương bái Vương Tiễn làm Tướng, Vương Tiễn khuyên rằng:
- Đại vương, ngài giết lầm Vũ An Quân rồi, chủ
trương của Vũ An Quân là đúng. Nước Triệu tuy bại ở Trường Bình 长平, nhưng vẫn có đại quân năm sau mươi vạn, lại thêm cứu
binh do Hoàng Yết 黄歇 thống lĩnh,
đủ để đối phó với quân Tần. Quân Tần viễn chinh, thích hợp ở tốc chiến tốc thắng. Theo thần thấy, chẳng bằng đại vương thân
chinh, một hồi trống cổ vũ sĩ khí, hồi thứ hai hiểu rõ tình hình của địch, quan
sát tình huống mà quyết định tiến lui, xin đại vương suy nghĩ kĩ.
Chiêu
Vương than rằng:
- Hay lắm! quả nhân nghe theo.
Đại
vương thân chinh, xuất sư phải hữu danh.
- Vương Lăng binh bại, tổn binh 5 doanh. Vương
Lăng lại bại, tổn binh quá vạn. Công phá đô thành nước Triệu, báo thù rửa hận,
lí do này vẫn không được sao?
- Công phá đô thành nước Triệu, tuy thắng cũng
không thể có được lòng người, bại thì các nước vỗ tay vui mừng, không thể lấy
đó làm lí do xuất binh. Thần nghe nói Phạm Thư đuổi theo Nguỵ Tu Giả 魏须贾 đi sứ sang Tề, Tề Tương Vương muốn giữ Phạm Thư, Phạm
Thư cự tuyệt. Nguỵ Tu Giả nhầm cho là Phạm Thư phản quốc, cáo mật với Thừa tướng
nước Nguỵ là Nguỵ Tề 魏齐. Nguỵ Tề sai
người đầu độc Phạm Thư, đánh Phạm Thư chết đi sống lại, lại còn giam vào nhà
xí, tàn nhẫn cùng cực. Phạm Thư giả chết
mới thoát được, đến nước Tần, được đại vương phong hầu bái tướng. Về sau, Nguỵ
Tu Giả đi sứ sang Tần, Phạm Thư bảo Nguỵ Tu Giả lấy thủ cấp của Nguỵ Tề, nếu
không sẽ đem quân phạt Nguỵ. Đại vương lần này thân chinh, nên lấy danh nghĩa bắt
Nguỵ Tề.
Chiêu
Vương vui mừng nói rằng:
- Hay lắm! nếu thắng thì phá được đô thành nước
Triệu, còn bại thì bắt được Nguỵ Tề.
Chẳng
bao lâu, Chiêu Vương thân chinh thống lĩnh 20 vạn quân Tần, bái Vương Tiễn làm
chủ tướng. Sĩ khí quân Tần hưng vượng, đánh bại quân Triệu, liên tiếp phá được
3 thành.
Lúc bấy
giờ, Huệ Văn Vương 惠文王 nước Triệu qua đời, thái tử Đan 丹 kế vị, tức Hiếu Thành Vương 孝成王.
Hiếu Thành Vương còn nhỏ, Huệ Văn thái hậu thay mặt xử lí triều chính. Huệ Văn
thái hậu nhu nhược vô năng, Thừa tướng Lận Tương Như 蔺相如
bệnh nặng về quê, Ngu Khanh 虞卿 nhậm chức Thừa tướng.
Ngu Khanh chủ trương bái lão tướng Liêm Pha廉颇
làm Soái, Huệ Văn thái hậu chuẩn y. Liêm Pha bố trí phòng tuyến rất chắc, ngăn
chặn sự tấn công của quân Tần. Nước Triệu hướng đến nước Tề cầu cứu, nước Tề mệnh
Điền Đan 田单 làm Soái, phát 10 vạn tinh binh đi cứu Triệu. Như vậy,
quân Tần gặp mối nguy cả trước mặt lẫn sau lưng.
Vương
Tiễn nói với Chiêu Vương rằng:
- Liêm Pha rất thiện chiến, quân ta không có
cách nào thắng được. Nếu quân Tề đến, quân ta ắt nguy, chi bằng rút binh!
Chiêu
Vương bảo rằng;
- Không bắt được Nguỵ Tề, ta còn mặt mũi nào về
gặp Phạm Thư?
- Chỉ cần nói rõ lợi hại với Bình Nguyên Quân 平原君, ông ta giao Nguỵ Tề ta sẽ lui binh. Ông ta không
giao Nguỵ Tề, ta sẽ tìm kế sách khác.
Chiêu
Vương cả mừng, phái sứ giả nói với Bình
Nguyên Quân:
- Chỉ cần ngài giao Nguỵ Tề, nước Tần tức khắc
sẽ rút binh.
Bình
Nguyên Quân nói rằng:
- Ông về nói lại với Tần Vương, Nguỵ Tề không ở
trong phủ của tôi, khó mà làm theo được.
Sứ giả
mấy lần đến Triệu, Bình Nguyên Quân đều không chịu giao Nguỵ Tề.
Chiêu
Vương đại nộ, muốn phát binh đánh Triệu. Vương Tiễn khuyên rằng:
- Đại vương, thắng bại trong phút chốc, chỉ cần
sai một chút sẽ quyết định đến sự tồn vong. Chi bằng viết thư cho Triệu Vương.
Chiêu
Vương nghe theo, viết thư cho Triệu Vương:
“Quả
nhân và ngài là huynh đệ vậy ..... Nếu ngài có thể trói giao Nguỵ Tề hoặc dâng
thủ cấp của Nguỵ Tề, quả nhân sẽ đem 3 thành trả lại cho Triệu, ban sư hồi triều.”
Chiêu
Vương dẫn quân Tần triệt thoái, đem 3 thành trả lại cho nước Triệu. Điền Tề 田齐 sau khi biết được, dẫn quân Tề về nước. Lúc bấy giờ,
quân Tần đóng tại Hàm Cốc quan 函谷关. Chiêu Vương viết
thư cho Bình Nguyên Quân, mời đến Hàm Cốc quan dự yến. Bình Nguyên Quân trúng kế,
bị áp giải về Hàm Dương 咸阳. Chiêu Vương phái sứ
giả đến Hàm Đan, nói rằng nếu không giao Nguỵ Tề thì sẽ không thả Bình Nguyên
Quân về nước.
Triệu
Hiếu Thành Vương sợ nước Tần, sai người đi bắt Nguỵ Tề. Nguỵ Tề đào thoát, hướng
đến Thừa tướng Ngu Khanh khẩn cầu giúp đỡ. Ngu Khanh và Nguỵ Tề trốn sang nước
Nguỵ, đầu bôn Tín Lăng Quân Vô Kị 信陵君无忌. Vô Kị không dám
đắc tội với nước Tần, Nguỵ Tề ôm hận tự sát. Triệu Hiếu Thành Vương đem thủ cấp
của Nguỵ Tề, suốt đêm đưa đến Hàm Dương. Chiêu Vương lấy lễ tiễn Bình Nguyên
Quân về lại nước Triệu, Triệu Vương mệnh Bình Nguyên Quân làm Thừa tướng.
Chiêu
Vương khen rằng:
- Vương Tiễn tướng quân quả thật là “trí dũng
tướng quân!”
Và thế
là, Vương Tiễn có được mĩ xưng “Trí dũng tướng quân”
(còn tiếp)
(còn tiếp)
Huỳnh Chương Hưng
Quy Nhơn 29/8/2017
Nguyên tác
VƯƠNG TIỄN
王翦
Trong quyển
HỔ CHI UY
虎之威
Tác giả: Hàn Tố Văn 韩素文
Bắc Kinh: Trung Quốc Trường An xuất bản xã, 2006.
Thư Mục:
Nghiên Cứu - Dịch Thuật